Theo lý thuyến cổ điển, biến động tài khoản vãng lai là do sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm. Chúng ta sử dụng đẳng thức cơ bản nhất trong kinh tế học để nói lên điều này:
CA = S - I
Trong đó, CA là mức thâm hụt hoặc thặng dư cán cân tài khoản vãng lai, S là tiết kiệm và I là đâu tư trong nền kinh tế.
Các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tiết kiệm và đầu tư theo thời gian của một nền kinh tế sẽ là yếu tố quyết định tới cán cân vãng lai của nước đó. Do vậy chúng tôi xem xét tác động của Xt tới cán cân tài khoản vãng lai, trong đó Xt bao gồm các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định tiết kiệm và đầu tư như: độ sâu tài chính, GDP trên đầu người, tốc độ phát triển GDP trên bình quân đầu người, tỉ lệ dân số phụ thuộc tuổi già và trẻ, độ mở thương mại, tỷ giá thực hữu hiệu, vốn đầu tư nước ngoài.
Dựa trên đó, với nền tảng của bài nghiên cứu thực nghiệm của Zhibo Tan, Shang-jin Wei và Yang Yao (2015), tác giả đưa ra mô hình của bài nghiên cứu:
CAit = µCAit - 1 + αFSit + βXit + νi + ηt+ εit (1) Trong đó các biến là:
Biến CA (currnet account) tỉ lệ cán cân tài khoản vãng lai trên GDP. FS (finacial structure) là cấu trúc của hệ thống tài chính ở mỗi nước được tính toán sẵn từ tài liệu nghiên cứu của ngân hàng thế giới. Giá trị của biến này được đo lường bằng giá trị thay đổi liên tục của kích thước tài chính dựa trên thị trường và tài chính dựa trên hệ thống ngân hàng hay còn gọi là trọng ngân hàng.
Trong biến X chúng tôi đề cập đến bao gồm: Financial development - phát triển tài chính được đo lường bằng tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán trên GDP cộng với tỷ lệ tín dụng tư nhân trên GDP; finanical depth là độ sâu tài chính được đo bằng M2 trên GDP; number of MSMEs per 1,000 là số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên 1000 người hoặc tỷ lệ nhân sự trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa; GDP per capita: GDP bình quân đầu người; growth of GDP per capita: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người; dependence ratio (old): tỷ lệ phụ thuộc tuổi già (dân số trên 65 / dân số từ 15 – 65 tuổi); dependence ratio (young): tỷ lệ phụ thuộc trẻ em (dân số dưới 15 tuổi / dân số từ 15 – 5 tuổi); trade/GDP ratio: thương mại (xuất khẩu và nhập khẩu / GDP); capital controls: kiểm soát tài khoản vốn và tải sản nước ngoài ròng / GDP.
Hai biến đầu tiên dùng để giải thích cho các dự doán đưa ra bởi lý thuyết phát triển tài chính của Cabarrello và cộng sự (2008) và Mendoxa và cộng sự (2009). Tác giả có được dữ liệu của các biến này từ cơ sở dữ liệu của Ngân hàng thế giới về Phát triển tài chính và cơ cấu tài chính và thống kê tài chính Quốc tế (IFS) của Quỹ tài chính thế giới (IMF).
Các biến tiếp theo được đưa vào để kiểm soát loại trừ khả năng một số lượng lớn tỷ lệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở một quốc gia có tỷ lệ tiết kiệm cao làm thặng dư tài khoản vãng lai trong nền kinh tế dựa trên nền tảng ngân hàng. Tác giả muốn chắc chắn rằng những khó khăn tài chính trong các hệ thống tài chính khác nhau dẫn đến việc khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài hoặc tỷ lệ tiết kiệm công ty ở mức cao không chỉ vì một số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên cả nước.
Các biến tiếp theo để kiểm soát tình hình kinh tế xã hội ở quốc gia. Thâm hụt ngân sách/GDP được thêm vào để kiểm soát các tác động của thâm hụt ngân sách đến tài khoản vãng lai. GDP bình quân đầu người, tính bằng con số và tốc độ tăng trưởng của nó để đánh giá các giai đoạn của một quốc gia và tác động của triển vọng tăng trưởng lên tài khoản vãng lai theo ngụ ý dự đoán lý thuyết của Engel và
Rogers (2006) đề xuất. Tỉ lệ phụ thuộc ở độ tuổi người già và trẻ em để kiểm soát quá trình chuyển đổi nhân khẩu học ảnh hường đến tài khoản vãng lai đã được thảo luận như nghiên cứu của Henriksen (2005).
Các biến cuối cùng bao gồm: tỷ giá thực hữu hiệu, thương mại (nhập khẩu và xuất khẩu) / GDP, kiểm soát tài khoản vốn và tài sản nước ngoài ròng / GDP, để kiểm soát cho các vị trí kinh tế và tài chính đối ngoại của một quốc gia cũng như các chính sách của mình đối với mở cửa kinh tế.
Dữ liệu cho hiệu quả tỉ giá hối đoái thực, thương mại / GDP, tài sản nước ngoài ròng / GDP là từ chỉ số phát triển của Ngân hàng thế giới. Tỷ giá thực hữu hiệu là chỉ số của tỉ giá danh nghĩa đa phương (chỉ số giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại) đã được điều chỉnh bởi lạm phát hoặc chỉ số giá. Do tỷ giá thực đa phương có khả năng bị ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh doanh của một quốc gia và do đó có thể dẫn đến các lỗi ở phương trình (1), tác giả sẽ cố gắng hồi quy nó trong việc kiểm tra độ chắc chắn. Kiểm soát tài khoản vốn từ lấy phiên bản cập nhật là chỉ số mở cửa tài chính của Chinn và Ito ( Chinn và Ito, 2008), là một chỉ số dùng để đo lường độ mở thị trường vốn của một quốc gia. Nó dựa trên các biến giả nhị phân được hệ thống hóa thành các bảng về các hạn chế giao dịch tài chính xuyên biên giới trong báo cáo thường niên của IMF về Báo cáo thường niên về thỏa thuận trao đổi và hạn chế giao dịch (AREAER). Giá trị cao hơn của chỉ số cho thấy mức độ mở cửa cao hơn. Bảng 3.1 trình bày tóm tắt các biến có liên quan ở phương trình (1).
3.1 Bảng tổng hợp biến và cách tính.
Số thứ tự Tên biến Cách tính Mục tiêu
01 CA – Cán cân tài khoản vãng lai
𝐶𝑢𝑟𝑟𝑒𝑛𝑡𝑎𝑐𝑐𝑜𝑢𝑛𝑡 𝐺𝐷𝑃
Đo lường biến động
02 FS – Cấu trúc hệ thống 𝑆𝑡𝑜𝑐𝑘𝑚𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡𝑐𝑎𝑝𝑖𝑡𝑎𝑙𝑖𝑧𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛
𝐿𝑜𝑎𝑛𝑏𝑦𝑝𝑟𝑖𝑣𝑎𝑡𝑒𝑠𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟
Giải thích dự đoán lý thuyết
tài chính 03 Financial depth 𝑀2 𝐺𝐷𝑃 Giải thích dự đoán lý thuyết. 04 Financial development 𝑆𝑡𝑜𝑐𝑘𝑚𝑎𝑟𝑘𝑒𝑡𝑐𝑎𝑝𝑖𝑡𝑎𝑙𝑖𝑧𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛+ 𝐿𝑜𝑎𝑛𝑏𝑦𝑝𝑟𝑖𝑣𝑎𝑡𝑒𝑠𝑒𝑐𝑡𝑜𝑟 𝐺𝐷𝑃 Giải thích dự đoán lý thuyết 05 GDP per capita 𝐺𝐷𝑃 𝑃𝑜𝑝𝑢𝑙𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛 Đánh giá các
giai đoạn của một quốc gia và tác động triển vọng lên tài khoản vãng lai. 06 Growth of GDP per capita ∆𝑃𝑜𝑝𝑢𝑙𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛𝐺𝐷𝑃 𝐺𝐷𝑃 𝑃𝑜𝑝𝑢𝑙𝑎𝑡𝑖𝑜𝑛
07 Dependnce raio (old): 𝑂𝐿𝐷𝐴𝐺𝐸
𝐺𝐷𝑃 Kiểm soát nhân khẩu học tác động đến cán cân tài khoản vãng lai.
08 Dependnce raio (young)
𝑌𝑂𝑈𝑁𝐺𝐴𝐺𝐸 𝐺𝐷𝑃 09 Trade/GDP 𝐸𝑋 − 𝐼𝑀 𝐺𝐷𝑃 Kiểm soát cho các vị trí kinh tế và tài chính đối ngoại ở một quốc gia 10 Capital controls 𝐾 − 𝑂𝑝𝑒𝑛𝑖𝑛𝑑𝑒𝑥
11 Net foreign aseet
3.2 Phương pháp nghiên cứu.