Hồi quy so sánh (Robustness check)

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính, tiết kệm tổ chức và sự mất cân bằng cán cân tài khoản vãng lai (Trang 57)

Trong hồi quy dữ liệu bảng, để khắc phục tốt hơn phương sai thay đổi, có tự tương quan của nhiễu và cả tương quan chéo, mô hình nghiên cứu Daniel Hoechle (2007) là hiệu quả với bằng chứng thực nghiệm Monte Carlo. Tăng hiệu quả của ước lượng hệ số, giảm độ chuẩn của ước lượng, Daniel Hoechle (2007) sử dụng phương pháp tính độ lệch chuẩn được giới thiệu bởi Driscoll-Kraay (1998). Phương pháp hồi quy robust standard errors trên dữ liệu bảng cho kết quả ước lượng vững và hiệu quả, khắc phục được phương sai thay đổi, tự tương quan và hơn nữa khắc phục được tương quan chéo của cỡ mẫu, bằng chứng Monte Carlo của Daniel Hoechle (2007), đưa ra hiệu quả ước lượng hệ số tốt hơn, độ lệch chuẩn ước lượng nhỏ hơn.

Tất cả quốc gia Nhóm nước phát triển Nhóm nước đang phát triển

(1) (2) (3) (4) (5) (6)

currentaccount currentaccount currentaccount Currentaccount currentaccount currentaccount fianancialstructure 2.252*** 2.128*** 6.616*** 6.390*** 0.607** 0.589** (17.39) (10.36) (15.87) (15.14) (2.41) (2.69) financicaldevelopment -0.0106*** -0.0104*** -0.0236*** -0.0222*** 0.0158*** 0.0136*** (-3.67) (-3.62) (-4.41) (-4.88) (4.09) (3.55) financialdept -2.229 3.551 -0.795*** 3.316** -2.957 0.842 (-0.66) (1.35) (-4.25) (3.04) (-0.66) (0.28) gdppercapita 0.000378*** 0.000409*** 0.000248*** 0.000296*** 0.0000993 0.000377 (10.64) (8.01) (5.39) (5.06) (0.19) (0.77) gdppercapita2 -2.29e-09*** -2.50e-09*** -1.48e-09*** -1.83e-09*** 4.11e-08 2.67e-08

(-9.36) (-7.15) (-5.16) (-4.53) (1.01) (0.67) gdppercapitagrowth 0.292 0.244 0.0269 -0.0158 0.388 0.351

(1.71) (1.66) (0.29) (-0.15) (1.72) (1.66) oldagedependenceratio -0.382*** -0.416*** -0.0978* -0.123** -0.217 -0.249

(-4.31) (-3.66) (3.18) (2.71) (2.35) (2.27) trade 0.0193*** 0.0183*** 0.0233*** 0.0228*** -0.0215*** -0.0214*** (19.39) (32.44) (10.37) (9.73) (-3.36) (-3.61) netforeignassets 0.0000952** 0.0000883** 0.000105*** 0.0000934** 0.0000259 0.0000186 (2.87) (3.21) (3.32) (3.23) (1.33) (1.00) lnrealeffectiveexchangerate -11.56** -13.62*** -8.554** (-2.42) (-3.49) (-2.93) _cons 0.0310 59.53** -5.302*** 75.45*** -11.80* 27.83 (0.02) (2.59) (-5.59) (3.47) (-1.97) (1.87) *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa 10%, 5% và 1%

Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ mẫu gồm 684 quan sát của 57 quốc gia trong giai đoạn 2003 – 2014 (Phụ lục 6)

Đối với mô hình hồi quy so sánh, cấu trúc tài chính có ý nghĩa tương quan dương trong cả 3 trường hợp chạy định lượng ở mức thống kê 1% và 5%. Một sự gia tăng trong cấu trúc tài chính làm gia tăng cán cân thặng dư tài khoản vãng lai và ngược lại. Trong khi đó, phát triển tài chính lại mang kết quả ý nghĩa thống kê ngược lại trong mối tương quan âm với tài khoản vãng lai đối với nhóm nước phát triển và mẫu đầy đủ. Tuy nhiên đối với các quốc gia đang phát triển, phát triển tài chính ảnh hưởng ngược chiều tới cán cân tài khoản vãng lai. Các quốc gia đang phát triển khi trình độ sản xuất hàng hóa kém hơn, khi phát triển tài chính cao dẫn tới tăng cao trong việc lưu thông hàng hóa và dễ tiếp cận trong các công cụ tài chính mua hàng, dẫn tới việc nhập khẩu tăng cao hơn xuất khẩu. Độ sâu tài chính chỉ mang ý nghĩa dương đối với mẫu các quốc gia phát triển. Ý nghĩa thống kê trong 3 biến số đo lường cấu trúc tài chính mang lại tốt hơn so với mô hình GMM. Kết quả này bỗ trợ cho các nghiên cứu trước đó như Caballero và cộng sự (2008) tìm thấy rằng các quốc gia có tiềm năng tăng trưởng cao nhưng với hệ thống tài chính yếu kém (Trung Quốc và Ấn Độ) không thể tạo ra lượng tài sản tài chính nội địa vừa đủ và phải có thặng dư tài khoản vãng lai để tích lũy tài sản cần thiết trong khu vực với hệ thống tài chính phát triển. Các nước với hệ thống tài chính phát triển nhưng với tiềm năng tăng trưởng thấp (US) có xu hướng thâm hụt tài khoản vãng lai nhằm tạo cơ hội cho các khuôn mẫu người nắm giữ ròng của tài sản tài chính của mình.

Mendoza và đồng nghiệp (2009) phát biểu các quốc gia có hệ thống tài chính kém phát triển có khả năng kém trong việc đa dạng hóa rủi ro, dẫn đến hộ gia đình có xu hướng tiết kiệm phòng ngừa hơn. Một đất nước như thế sẽ có tỉ lệ lãi suất thấp trong hệ thống tài chính độc lập. Khi các dòng vốn quốc tế được phép, họ sẽ trở thành người xuất khẩu ròng vốn. Chinn and Hiro Ito (2005) chú ý đặc biệt đến hiệu quả của sự phát triển tài chính, được thúc đẩy bởi lập luận “độ sâu tài chính” là một trong những yếu tố quyết định quan trọng của tiết kiệm (Edwards, 1996). Sự tập trung vào sự phát triển thị trường chứng khoán cũng được thúc đẩy bởi lập luận

của Clarida (2005a). Và thị trường chứng khoán càng phát triển thì các nước càng có nhiều khả năng thâm hụt tài khoản vãng lai.

Đối với mô hình hồi quy so sánh gdppercapita có ý nghĩa đối với các quốc gia phát triển và mẫu toàn bộ dữ liệu. Tuy nhiên một sự gia tăng tốc độ GDP bình quân lại làm cho cán cân thương mại đổi chiều vào năm tiếp theo. Hệ số gdppercapita2 âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Về mặt nhân khẩu học, ngược lại với mô hình GMM, oldagedependenceratio mang ý nghĩa thống kê âm đối với mẫu đầy đủ và các quốc gia phát triển. Còn hệ số co giãn youngagedependceratio của mẫu dữ liệu toàn bộ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê. Trong khi hệ số này của 2 phương trình hồi quy còn lại đồng biến với tài khoản vãng lai.

Đối với mẫu dữ liệu các quốc gia đang phát triển, độ mở thương mại tương quan nghịch biến, còn với mẫu dữ liệu lớn và các quốc gia phát triển, mối tương quan này là đồng biến, đi ngược lại với kết quả hồi quy GMM. Biến netforeignassets không có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển, dương và có ý nghĩa thống kê trong 2 trường hợp còn lại.

Cuối cùng, tỷ giá hối đoái âm và có ý nghĩa đối với cả 3 trường hợp hồi quy, điều này có ý nghĩa rằng một sự gia tăng trong biến động tỷ giá sẽ làm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và ngược lại. Kết quả này đồng thuận với các nghiên cứu trong và ngoài nước như Rose (1991) Yuen-Ling Ng, Wai-Mun Har và Geoi-Mei Tan (2008), Phan Thanh Hoan và Nguyen Dang Hoa (2007).

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 5.1 Kết luận.

Bài nghiên cứu góp phần cung cấp bằng chứng về các tác động của cấu trúc tài chính, tiết kiệm các tổ chức và sự mất cân bằng cán cân tài khoản vãng lai.

Đối với mô hình hồi quy so sánh, cấu trúc tài chính có ý nghĩa tương quan dương trong cả 3 trường hợp chạy định lượng ở mức thống kê 1% và 5%. Một sự gia tăng trong cấu trúc tài chính làm gia tăng cán cân thặng dư tài khoản vãng lai và ngược lại. Trong khi đó, phát triển tài chính lại mang kết quả ý nghĩa thống kê ngược lại trong mối tương quan âm với tài khoản vãng lai. Độ sâu tài chính chỉ mang ý nghĩa âm đối với mẫu các quốc gia phát triển và ý nghĩa dương đối với quốc gia đang phát triển. Ý nghĩa thống kê trong 3 biến số đo lường cấu trúc tài chính mang lại tốt hơn so với mô hình GMM.

Biến GDP trên bình quân đầu người có ý nghĩa đối với các quốc gia phát triển và mẫu trên toàn bộ dữ liệu. Tuy nhiên một sự gia tăng tốc độ GDP bình quân lại làm cho cán cân thương mại đổi chiều vào năm tiếp theo. Hệ số GDP trên bình quân đầu người âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 1%.

Về mặt nhân khẩu học, ngược lại với mô hình GMM, tỉ lệ người già phụ thuộc mang ý nghĩa thống kê âm đối với mẫu đầy đủ và các quốc gia phát triển. Còn hệ số co giãn tỉ lệ trẻ em phụ thuộc của mẫu dữ liệu toàn bộ nghịch biến và có ý nghĩa thống kê. Trong khi hệ số này của 2 phương trình hồi quy còn lại đồng biến với tài khoản vãng lai.

Đối với mẫu dữ liệu các quốc gia đang phát triển, độ mở thương mại tương quan nghịch biến, còn với mẫu dữ liệu lớn và các quốc gia phát triển, mối tương quan này là đồng biến, đi ngược lại với kết quả hồi quy GMM. Biến tài sản nước ngoài ròng không có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển, dương và có ý nghĩa thống kê trong 2 trường hợp còn lại.

Cuối cùng, tỷ giá hối đoái âm và có ý nghĩa đối với cả 3 trường hợp hồi quy, điều này có ý nghĩa rằng một sự gia tăng trong biến động tỷ giá sẽ làm thâm hụt cán cân tài khoản vãng lai và ngược lại.

5.2 Gợi ý chính sách.

Từ kết quả của bài nghiên cứu và một số các nghiên cứu khác trên thế giới, tác giả đề xuất một số biện pháp để nâng cao tính hiệu quả trong việc thực thi chính sách đối với sự mất cân bằng của tài khoản vãng lai.

Thứ nhất, cần phải cải thiện môi trường pháp lý cho các hoạt động kinh tế. Môi trường pháp lý có vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường kinh tế phát triển. Các quốc gia phát triển nên phát triển cấu trúc tài chính của các ngân hàng và hệ thống trung gian. Không nên phát triển tài chính cũng như gia tăng cung tiền có thể làm cán cân thương mại quốc gia trở nên xấu đi. Trong khi các quốc gia đang phát triển nên thực thi chính sách tiền tệ thúc đẩy độ sâu tài chính để duy trì cân bằng trong cán cân vãng lai.

Thứ hai, việc đẩy mạnh chính sách gia tăng thu nhập cho nhân dân là một hoạch định lâu dài và đúng đắn, nhưng nếu không có chính sách phù hợp thì sẽ gây ra tác động tiêu cực ngay trong thời điểm tiếp theo, cho dù là ở các quốc gia phát triển.

Thứ ba, cả ở các nước phát triển và các nước đang phát triển nên duy trì tỷ lệ phụ thuộc của cơ câu dân số trẻ phù hợp. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với chính sách phát triển của đất nước. Mối tương quan nào là tốt hơn, phụ thuộc vào điều kiện của mỗi quốc gia cụ thể trong việc gia tăng hay làm giảm tỷ lệ phụ thuộc vào cơ cấu già/ trẻ của dân số.

Thứ tư, trong việc chính sách mở cửa các quốc gia phát triển dễ dàng tận dụng điều này trong việc duy trì, cải thiện tình hình cán cân thương mại. Các quốc gia đang phát triển nên chú trọng nhiều hơn vào chính sách tiền tệ đối nội trong nước, tránh tác động từ các hoạt động ngoại thương ảnh hưởng tới tình hình sức khỏe của cán cân vãng lai.

Thứ năm, việc duy trì một chính sách tỷ giá hối đoái ổn định ngày càng có ý nghĩa thiết thực đối với mọi quốc gia trong bối cảnh hiện tại và mục tiêu phát triển đi lên.

5.3 Hạn chế đề tài.

Bên cạnh các vấn đề được nghiên cứu ở trên, luận văn này còn tồn tại một số hạn chế như sau:

Thứ nhất, sự thiếu hụt về mặt dữ liệu chi tiêu của chính phủ làm cho biến số này không được quan sát cụ thể ở trong bài nghiên cứu. Câu hỏi về mối tương quan giữa chi tiêu tiết kiệm và cân bằng tài khoản vãng lai vẫn còn chưa được giải quyết cụ thể về mặt định lượng.

Thứ hai, sụ thiếu hụt về nguồn dữ liệu biến số tiết kiệm tổ chức ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả cuối cùng của bài nghiên cứu. Tác giả vẫn chưa giải quyết triệt để giải đáp về tác động trực tiếp từ biến này đến sự biến động cán cân tài khoản vãng lai.

Thứ ba, sự phân chia mẫu so sánh về tiết kiệm của khu vực hộ gia đình, tư nhân và chính phủ không hoàn thành cũng do hạn chế trên.

5.4 Hướng mở rộng đề tài.

Từ những hạn chế về mặt dữ liệu đã đề cập ở trên, các bài nghiên cứu tiếp theo có thể tiến hành phân tích sâu hơn trong việc phân chia mẫu dữ liệu, cũng như lựa chọn các biến số phù hợp để có thể phân tích tác động của nhân tố tiết kiệm tới tài khoảng vãng lai bằng phương pháp định lượng thực nghiệm.

Run”, NBER, 1/2003.

Allen, F., Gale, D: “Diversity of opinion and financing of new technologies.”

Journal of Financial Intermediation 8, 68–89, 1999.

Backus, D., Henriksen E., Lambert F., Telmer C.: “Current account fact and fiction”. Meeting Papers from Society for Economic Dynamics, 2005.

Beck, T., Demirguc-Kunt, A., Levine R: “ A new database on financial development and structure”. World Bank Economic Review 14, 597–605, 2000.

Beck, T., and Levine, R.: “Industry growth and capital allocation: Does having a market or bank-based system matter?” Journal of Financial Economics 64, 147–180, 2002.

Caballero, R., Farhi, E., Gourinchas, P: .”An equilibrium model of global imbalances and low interest rates”. American Economic Review 98, 358–393, 2008.

Chinn, M., Prasad, E.: “Medium-term determinants of current accounts in industrial and developing countries: An empirical exploration.” Journal of International Economics 59, 47–76, 2003.

Chinn, M., Prasad, E.: “Medium-term determinants of current accounts in industrial and developing countries: An empirical exploration.” Journal of International Economics 59, 47–76, 2003.

Demirguc-Kunt, A., Maksimovic: “Funding growth in bank-based and market-based financial systems: evidence from firm-level data”. Journal of Financial Economics 65, 337–363, 2002.

Detragiache, E., Garella, P., Guiso: “Multiple versus single banking relationships: Theory and evidence”. Journal of Finance 55 (3), 1133–1161, 2000.

Dooley, M., Folkerts-Landau, D., Garber, P. : “The U.S. current account deficit and economic development: Collateral for a total return swap”. NBER Working Paper No. 10727, 2004.

Du, Q., Wei,: “A sexually unbalanced model of current account”. NBER Working Paper No. 16000, 2010.

Ju, J., Wei : ”Domestic institutions and the bypass effect of financial globalization”. American Economic Journal: Economic Policy 2, 173–204, 2010.

G. Debelle and H. Faruquee:“What Determines the Current Account? A Cross-Sectional Panel Approach”. IMF Working Paper No. 96/58, 1996.

Hanan Morsy: “Current Account Determinants for Oil-Exporting Countries”, IMF Working Paper, 2/2009.

Joseph W. Gruber and Steven B. Kamin: “Explaining the Global Pattern of Current Account Imbalances”, International Finance Discussion Papers, 11/2005.

Menzie D. Chinn and Hiro Ito: “Global Current Account Imbalances: American Fiscal Policy versus East Asian Savings”, Review of International Economics, 2008.

Mendoza, E., Quadrin, V., Rios-Rull, : “Financial integration, financial development, and global imbalances”. Journal of Political Economy117, 371–416, 2009.

Nouriel Roubini & Pau Wachtel: “Current Account Sustainability in Transition Economies”, NBER Working Papers, 1998.

OECD: “Corporate saving and investment: Recent trends and prospects”.

OECD Economic Outlook No. 82, Chapter 3, 2007.

Stock, J., Wright, J., Yogo, M : “A survey of weak instruments and weak identification in generalized method of moments”. Journal of the American Statistical Association 20, 518–529, 2002.

Wei, S., Zhang, X : “The competitive saving motive: Evidence from rising sex ratios and savings rates in China”. Journal of Political Economy 119, 511–564, 2011.

Weinstein, D. E., Yafeh, Y: “On the costs of a bank-centered financial system: Evidence from the changing main bank relations in Japan”. Journal of Finance 53 (2), 635–672, 1998.

Zhibo Tan, Shang-jin Wei, Yang Yao: “Financial Structure, Corporate Savings and Current Account Imbalances”, Journal of International Money and Finance, 2015.

2. Tài liệu tham khảo tiếng việt.

Đào Thị Thanh Tú và Nguyễn Bảo Huyền: “Thu hút và nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn kiều hối trong phát triển kinh tế Việt Nam”. Tạp chí Ngân hàng số 14/2011.

Nguyễn Ngọc Anh, Nguyễn Thị Hà Trang, và Nguyễn Đình Chúc: “THÂM HỤT TÀI KHOẢN VÃNG LAI: Nguyên nhân và giải pháp”, tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 396, 5/2011.

Nguyễn Thị Hiền: “Phân tích thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn hiện nay”,Tạp chí Ngân hàng số 23/2010.

Nguyễn Trọng Hoài, Nguyễn Xuân Lâm: “Tác đông tiến trình gia nhập WTO đến cán cân thanh toán Việt Nam” tạp chí Ngân hàng số 80/2012.

Phan Thanh Hoàn, Nguyễn Đăng Hòa: “Mối quan hệ giữa tỉ giá hối đoái và cán cân thương mại Việt Nam thời kỳ 1995-2004”, tạp chí khoa học số 43/2007.

3. Trang web.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách các nước dùng trong mẫu nghiên cứu.

Số thứ tự Nước Nhóm nước1 1 Armenia 2 2 Australia 1 3 Austria 1 4 Belgium 1 5 Bulgaria 2 6 Bahrain 1 7 Canada 1 8 Switzerland 1 9 Chile 1 10 China 2 11 Cote d'Ivoire 2 12 Colombia 2 13 Costa Rica 2 14 Cyprus 1

1Định nghĩa nhóm nước: 1 – Các nước phát triển; 2 – Các nước đang phát triển.

15 Czech Republic 1 16 Germany 1 17 Denmark 1 18 Ecuador 2 19 Spain 1 20 Finland 1 21 Fiji 2 22 France 1 23 United Kingdom 1 24 Georgia 2 25 Ghana 2 26 Greece 1 27 Guyana 2 28 Croatia 2 29 Hungary 1 30 Ireland 1 31 Iceland 1

Một phần của tài liệu Cấu trúc tài chính, tiết kệm tổ chức và sự mất cân bằng cán cân tài khoản vãng lai (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)