4.1.1.1. Vị trí địa lý.
Xã Mường Lai là xã vùng 2 nằm ở phía đông nam của huyện Lục Yên, xã cách trung tâm huyện 12 km về phía tây, có tổng diện tích tự nhiên là 4.165,5 ha có vị trí địa lý như sau.
Phía bắc giáp xã Đồng Yên - huyện Bắc Quang - tỉnh Hà Giang. Phía nam giáp xã Vĩnh Lạc -huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái.
Phía đông giáp xã Yên Lâm - huyện Hàm Yên - tỉnh Tuyên Quang. Phía tây giáp xã Minh Xuân, xã Liễu Đô - huyện Lục Yên - tỉnh Yên
Bái
4.1.1.2. Khí hậu
Do nằm sát vĩ tuyến bắc trong vành đai bắc bán cầu nên khí hậu của xã mang tính chất khí hậu gió mùa. Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 9, mùa này thời tiết nóng nực nhiệt độ lên cao từ 25 - 350c và ẩm độ không khí cao.
Mùa khô bắt đầu từ cuối tháng 9 và kéo dài đến cuối tháng 2 âm lịch năm sau, thời tiết mùa này rất lạnh, nhiệt độ trung bình xuống dưới 15o
c, thường có sương muối xuất hiện vào buổi sáng sớm thường ở cuối tháng chạp và đầu tháng giêng.
Nhiệt độ trung bình năm 230C, mùa lạnh nhiệt trung bình 150
C, mùa nóng nhiệt độ trung bình 280C. lượng mưa trung bình hàng năm là 2.148 mm, độ ẩm trung bình 84% , số giờ nắng là 1515 giờ /năm.
4.1.1.3. Địa hình, điạ mạo
Xã Mường Lai có địa hình lòng chảo, xung quanh xã có đồi núi bao quanh. Phía đông, phía bắc và một nửa phía tây được bao bọc bởi một dãy núi đá vôi. Xã được Nhà nước đầu tư công trình thủy lợi có 03 đập liên hồ chữa nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định.
Đường trục chính trung tâm xã đi trung tâm huyện đã được giải nhựa, bê tông hóa bằng vốn kích cầu của Nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hóa với các xã bạn.
4.1.1.4. Thủy văn
Xã Mường Lai có hệ thống suối khá phong phú. Hiện nay được Nhà nước đầu tư xây dựng 03 đập liên hồ đó là hồ Từ Hiếu - hồ Roong Đeng và hồ Tặng An, có hệ thống kênh mương đã được bê tông hoá, tưới tiêu tốt phục vụ cho sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của xã nhà mà còn cung cấp một lượng nước nhất định cho một phần diện tích đất trồng lúa của xã Vĩnh Lạc và xã Minh Tiến của huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
4.1.1.5 Các Nguồn tài nguyên * Tài nguyên đất
Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng những năm 1972 và 1989, huyện Lục Yên có các loại đất sau:
- Nhóm đất đỏ vàng: chiếm 73% diện tích trong huyện, đặc điểm loại đất này là hàm lượng mùn và đạm thấp.
- Đất đỏ vàng trên đá biến chất và sét: diện tích chiếm khoảng 12%, loại đất này có tỷ lệ đạm và mùn trung bình, môi trường có phản ứng chua, thành phần cơ giới từ nhẹ đến trung bình và nặng, có khả năng phát triển cây công nghiệp: chè, cây ăn quả, sở, trẩu, quế và phát triển đồng cỏ chăn nuôi đại gia súc.
- Đất feralit: loại đất này chiếm khoảng 8% có thành phần cơ giới nhẹ, dễ bị rửa trôi, đất chua, tỷ lệ mùn ít, nghèo đạm. Khi canh tác cần phải cải tạo tăng cường các chất dinh dưỡng cho đất theo yêu cầu của từng loại cây trồng.
- Các loại đất khác: chiếm khoảng 7%, có tầng đất dày trung bình, có khả năng phát triển cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày.
Tóm lại, đất đai của huyện Lục Yên có hàm lượng dinh dưỡng thấp, do vậy việc cải tạo, sử dụng phải được đầu tư cao và mất nhiều công sức cũng như thời gian.
* Tài Nguyên nước
- Nguồn nước mặt: nguồn nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn huyện Lục Yên được khai thác chủ yếu từ hệ thống sông Chảy và hồ Thác Bà. Hệ thống sông Chảy qua địa phận huyện
Lục Yên dài khoảng 65 km với nhiều nhánh lớn như ngòi Trúc Lâu, ngòi Vàn, ngòi Đại Cại, ngòi Biệc, có mật độ sông suối, ngòi khoảng 1,1 km/km2 diện tích. Hồ Thác Bà thuộc địa phận Lục Yên có diện tích 4.560,5 ha, đây là nguồn nước mặt vô cùng quan trọng trong sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng.
Tuy nhiên, việc sử dụng nước ở đây còn gặp rất nhiều khó khăn do vào mùa khô lưu lượng nước ít, thường khô hạn. Vào mùa mưa thường gây lũ quét làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của người dân.
- Nguồn nước ngầm: tuy chưa có những khảo sát chi tiết, nhưng theo các kết quả nghiên cứu sơ bộ thì trữ lượng nước ngầm trên địa bàn huyện khá dồi dào. Qua nghiên cứu phát hiện bờ trái sông Chảy trong các trầm tích biến chất thuộc phức hệ sông Chảy và bờ phải thuộc phức hệ sông Hồng địa tầng, dãy núi Con Voi đều có một dải chứa nước liên tục theo hướng Đông Bắc – Tây Nam.
* Tài nguyên rừng
Năm 2010, huyện Lục Yên có 58.850,46 ha đất lâm nghiệp, chiếm 72,75% tổng diện tích tự nhiên, gồm 44.463,55 ha rừng sản xuất và 14.386,91 ha rừng phòng hộ. Diện tích rừng được phân bố hầu hết các xã trong huyện.
Là huyện nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa , địa hình và khí hậu có sự chênh lệch giữa các tiểu vùng nên thực vật của Lục Yên được chia ra các vành đai thực vật khác nhau với các kiểu rừng chủ yếu sau:
- Vành đai rừng nhiệt đới được phân bố ở vùng đồi núi thấp thuộc thung lũng sông Chảy và trong các bồn địa của huyện, có đặc điểm: rừng kín, mật độ cây cao, thường xanh quanh năm, phần lớn là rừng thứ sinh, tầng ưu thế sinh thái không khép tán, cây thân gỗ, nhiều dây leo chằng chịt. Thành phần thực vật chủ yếu là các loại cây họ Sồi, Trò xanh, Sến, dây leo có Song, Mây… dưới tán rừng còn có cây họ chuối, ráy…
- Vành đai rừng nhiệt đới cao trung bình được phân bố ở dãy núi con Voi. Ngoài 2 đai rừng chính, thảm thực vật Lục Yên còn có kiểu rừng đặc biệt là rừng nhiệt đới núi đá vôi với đặc trưng là cây thân gỗ cứng và rừng tre, nứa phát triển trên đá cuội kết, phù sa còn lại.