Sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro lãi suất

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 68 - 71)

Công cụ phái sinh là một trong những công cụ đắc lực cho các nhà quản trị ngân hàng trong việc phòng chống rủi ro lãi suất nói riêng và các loại rủi ro nói chung. Một số công cụ phái sinh có thể kể đến nhƣ sau:

Hợp đồng lãi suất kỳ hạn: là sự thỏa thuận giữa ngƣời mua và ngƣời

bán tại thời điểm t = 0 rằng ngƣời mua sẽ thanh toán cho ngƣời bán theo giá kỳ hạn đã đƣợc thỏa thuận và ngƣời bán sẽ giao hàng cho ngƣời mua tại thời điểm hợp đồng đáo hạn. Với hợp đồng kỳ hạn lãi suất dù lãi suất tại thời điểm t1 tăng hay giảm ngân hàng vẫn có một mức thu nhập từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động đƣợc xác định trƣớc.

Hợp đồng lãi suất tương lai: là một thỏa thuận về việc mua bán một tài

sản trong tƣơng lai tại một mức giá cố định. Cụ thể hợp đồng tƣơng lai là sự thỏa thuận giữa ngƣời mua và ngƣời bán tại thời điểm t = 0 rằng ngƣời mua sẽ thanh toán cho ngƣời bán theo giá đã đƣợc thỏa thuận trƣớc tại thời điểm t = 0 cho một khối lƣợng hàng hóa nhất định. Việc thực hiện hợp đồng tức giao nhận hàng hóa và thanh toán tiền đƣợc thực hiện tại một thời điểm trong tƣơng lai theo thỏa thuận trong hợp đồng. Hợp đồng tƣơng lai đƣợc thỏa thuận thông qua sở giao dịch và điều quan trọng hơn là các bên có thể chấm dứt hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào thông qua sở giao dịch.

Hợp đồng quyền chọn lãi suất: Trong giao dịch quyền chọn, ngƣời mua

quyền chọn mua hay quyền chọn bán một hàng hóa đã thỏa thuận phải trả một khoản phí mua quyền chọn. Ngƣời mua quyền chọn (quyền chọn mua hay quyền chọn bán) có quyền chứ không phải nghĩa vụ mua/ bán một lƣợng hàng hóa theo một giá thỏa thuận trƣớc trong hợp đồng. Ngƣợc lại, ngƣời bán quyền chọn phải có nghĩa vụ chứ không phải quyền bán/mua một lƣợng hàng hóa theo một giá thỏa thuận trƣớc trong hợp đồng và đƣợc thu về một khoản phí bán quyền chọn. Phí quyền chọn đƣợc thanh toán cho ngƣời bán tại thời điểm ký kết hợp đồng. Nhƣ vậy, đối với giao dịch quyền chọn, ngƣời mua quyền chọn là ngƣời trả phí, ngƣời bán quyền chọn là ngƣời thu phí.

Hợp đồng hoán đổi lãi suất: Hợp đồng hoán đổi (Swaps) lãi suất là thỏa thuận giữa ngƣời mua (theo thông lệ là ngƣời thanh toán lãi suất cố định) và ngƣời bán (theo thông lệ ngƣời thanh toán lãi suất thả nổi). Vào ngày giá trị giao dịch, ngƣời mua thanh toán lãi suất cố định cho ngƣời bán và ngƣời bán thanh toán lãi suất thả nổi cho ngƣời mua. Mức độ áp dụng các công cụ tài chính phái sinh ở Việt Nam vẫn còn rất hạn chế, một phần do thị trƣờng liên ngân hàng chƣa phát triển, thời điểm kinh tế vẫn còn lạc hậu chƣa cho thể áp dụng các kỹ thuật tài chính hiện đại, và cũng do thói quan tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các công cụ phái sinh ở Việt Nam. Để phát triển các nghiệp vụ phái sinh, ngân hàng cần chú ý các vấn đề sau:

+ Ngoài những phƣơng tiện, thiết bị hiện có của Reuters, Metastock,... Eximbank cần trang bị thêm phần mềm xử lý, quản lý rủi ro và tính phí đối với các nghiệp vụ phái sinh. Ngân hàng cần mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng nƣớc ngoài trên thị trƣờng quốc tế, để tranh thủ sự hỗ trợ về kiến thức, về hệ thống phân tích quản lý rủi ro đối với các công cụ phái sinh.

+ Eximbank cần lựa chọn và đào tạo các cán bộ ngân hàng có kiến thức chuyên sâu về quản lý rủi ro lãi suất: Phải thực sự am hiểu về quản lý tài sản – nguồn vốn và có kiến thức vững vàng về tài chính thì các cán bộ ngân hàng mới có thể tính toán và đánh giá đƣợc tổn thất của rủi ro lãi suất đến thu nhập ròng cũng nhƣ giá trị tài sản của ngân hàng. Trình độ hiểu biết về các nghiệp vụ phái sinh nhƣ hợp đồng kỳ hạn, tƣơng lai, quyền chọn, hoán đổi… ; các kỹ thuật giao dịch, kiến thức về thị trƣờng tài chính cũng cần đƣợc trang bị và nâng cao dần cho đội ngũ nhân viên ngân hàng để họ có thể đề xuất biện pháp phòng ngừa hữu hiệu.

+ Để đo lƣờng chính xác rủi ro lãi suất cần phải có số liệu thống kê đầy đủ và chi tiết về danh mục tài sản Nợ, tài sản Có. Trong từng khoản mục, số liệu về thời gian còn lại, lãi suất đầu vào/đầu ra, giá trị của các luồng tiền thanh toán/thu vào ứng với từng kỳ hạn… là hết sức cần thiết đối với công tác lƣợng hóa rủi ro. Do

đó, ngân hàng phải có kế hoạch tổ chức tốt công tác kế toán – thống kê thống nhất và thƣờng xuyên trong toàn hệ thống của mình.

+ Eximbank cần thực hiện việc tuyên truyền, hƣớng dẫn và tƣ vấn cho các khách hàng doanh nghiệp về vai trò, tầm quan trọng và kỹ thuật phòng ngừa rủi ro lãi suất. Trên thực tế, nhiều ngân hàng thƣơng mại trên thế giới đã giới thiệu về các sản phẩm phái sinh trên website của ngân hàng nhằm nâng cao khả năng tiếp cận của khách hàng đối với loại sản phẩm này.Trong điều kiện của Việt Nam, do những hạn chế nhất định về công nghệ nên ngoài phƣơng pháp giới thiệu sản phẩm trên trang mạng, ngân hàng có thể sử dụng các hình thức khác nhƣ cẩm nang, tờ rơi, tổ chức hội thảo, hội nghị khách hàng… nhằm giới thiệu về loại công cụ này.

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)