Đánh giá thực trạng rủi ro lãi suất tại Eximbank trong thời gian qua

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 51 - 58)

Mức độ hoàn thiện quản trị rủi ro lãi suất đƣợc đánh giá thông qua các chỉ số đo lƣờng rủi ro lãi suất nhƣ hệ số GAP, hệ số nhạy cảm lãi suất ISR… Nếu các chỉ số này đƣợc ngân hàng kiểm soát trong mộ biên độ hợp lý qua các năm thì điều đó thể hiện đƣợc ngân hàng đang quản trị rủi ro lãi suất tốt. Chính vì vậy, để đánh giá đƣợc kết quả quản trị rủi ro lãi suất tại Eximbank thời gian qua, ở phần này của luận văn sẽ đánh giá rủi ro lãi suất tại Eximbank thông qua hệ số GAP và hệ số nhạy cảm lãi suất ISR.

Nhƣ trên đã nói, luận văn sẽ sử dụng mô hình định giá lại để lƣợng hóa rủi ro lãi suất tại Eximbank nhằm đánh giá thu nhập ròng tại Eximbank trƣớc những biến động của lãi suất thời gian qua.

3.3.3.1 Đánh giá rủi ro lãi suất tại Eximbank trong giai đoạn 2011 – 2015 thông qua hệ số GAP và hệ số ISR

Bảng 3.3: Tài sản Có, tài sản Nợ nhạy cảm với lãi suất tại Eximbank giai đoạn năm 2011 - 2015 Đvt: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 TSC nhạy cảm lãi suất (ISA) 167.771.312 168.803.682 156.216.261 143.803.051 109.368.515 TSN nhạy cảm lãi suất (ISL) 163.528.278 154.300.785 152.023.710 145.424.124 109.909.196 Chênh lệch TSC và TSN nhạy cảm LS (GAP = ISA - ISL)

4.243.034 14.502.897 4.192.551 -1.621.073 -540.681

Hệ số nhạy cảm lãi

suất (ISR=ISA/ISL) 1,026 1,094 1,028 0,989 0,995

Từ bảng số liệu 3.3, ta có thể thấy rằng quy mô của tài sản Có và tài sản Nợ tại Eximbank giảm liên tục qua các năm trong giai đoạn 2011 – 2015. Đặc biệt năm 2015 quy mô tài sản giảm mạnh, tài sản Có và tài sản Nợ lần lƣợt là 109.368 tỷ đồng và 109.909 tỷ đồng, giảm xuống 23,9% và 24,4% so với năm 2014, và giảm 34,8% và 32,8% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do những khó khăn chung của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế nhƣ đã trình bày ở những phần trên.

Hệ số GAP

Biểu đồ 3.7: Hệ số GAP tại Eximbank trong giai đoạn 2011 – 2015 Đvt: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank qua các năm)

Số liệu tính toán cho thấy từ năm 2011 – 2013, Eximbank có mức chênh lệch dƣơng, tức là tài sản Có nhạy cảm lãi suất lớn hơn tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất. Khi đó ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trƣờng biến động theo chiều hƣớng giảm. 4.243 14.503 4.193 -1.621 -0.541 2011 2012 2013 2014 2015

Trong 2 năm 2014 và 2015, mức chênh lệch này lại chuyển sang âm, tài sản Có nhạy cảm lãi suất nhỏ hơn tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất, có nghĩa là ngân hàng sẽ đối mặt với rủi ro lãi suất khi lãi suất thị trƣờng biến động theo chiều hƣớng tăng.

Thực tế cho thấy lãi suất thị trƣờng trong giai đoạn 2011 – 2015 theo sự chỉ đạo của NHNN là giảm dần. Eximbank đã điều chỉnh mức chênh lệch tài sản Có và tài sản Nợ nhạy cảm lãi suất theo hƣớng giảm dần, cho thấy sự hợp lý trong chính sách quản lý rủi ro lãi suất của Eximbank.

Hệ số rủi ro lãi suất ISR

Biểu đồ 3.8: Hệ số rủi ro lãi suất ISR tại Eximbank trong giai đoạn 2011 – 2015

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Eximbank qua các năm)

Biểu đồ 3.7 cho thấy tỷ lệ ISA/ISL có xu hƣớng là giảm dần qua các năm. Tuy nhiên, nhìn chung Eximbank luôn duy trì tỷ lệ này ở mức gần 1 trong những năm qua. Nói cách khác, chính sách quản trị rủi ro của Eximbank đã luôn duy trì sự cân đối giữa tài sản Có và tài sản Nợ khá tốt, từ đó giúp ngân hàng hạn chế đƣợc rủi ro lãi suất. 1.026 1.094 1.028 0.989 0.995 2011 2012 2013 2014 2015

3.3.3.2 Đánh giá rủi ro lãi suất tại Eximbank trong giai đoạn 2011 – 2015 thông qua mô hình định giá lại

Quản trị rủi ro lãi suất theo mô hình định giá lại (The Repricing Model) đƣợc sử dụng nhằm quản lý tỉ lệ thu nhập lãi cận biên trong thời gian ngắn hạn. Kỹ thuật quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất là kỹ thuật phổ biến mà đa số các ngân hàng sử dụng để đo lƣờng, ngăn ngừa và kiềm chế rủi ro lãi suất. Eximbank cũng quản lý rủi ro này thông qua việc cân đối ngày xác định lại lãi suất của các tài sản và nợ phải trả.

Việc đo lƣờng này dựa trên một số nguyên tắc sau:

- Tiền mặt, vàng; các công cụ tài chính phái sinh và tài sản tài chính khác; góp vốn, đầu tƣ dài hạn; các tài sản khác (bao gồm tài sản cố định và tài sản có khác) và các khoản nợ khác đƣợc xếp loại vào khoản mục không chịu lãi.

- Tiền gửi tại NHNN đƣợc xếp loại vào tiền gửi thanh toán do đó kỳ định lại lãi suất thực tế đƣợc xếp loại vào khoản mục dƣới một tháng.

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của chứng khoán nợ đầu tƣ đƣợc tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại ngày kết thúc kỳ kế toán của từng loại chứng khoán.

- Thời hạn định lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác; cho vay khách hàng; tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và tiền gửi của khách hàng đƣợc xác định nhƣ sau:

+ Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên thời gian còn lại của hợp đồng tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

+ Các khoản mục có lãi suất thả nổi: thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên thời hạn định lại lãi suất gần nhất tính từ ngày kết thúc kỳ kế toán. - Thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục phát hành giấy tờ có giá

Cách xác định mức thay đổi lãi suất R theo từng nhóm kỳ hạn để áp dụng cho mô hình định giá lại: (xem phụ lục 3)

 Mức thay đổi lãi suất R theo từng nhóm kỳ hạn đƣợc sử dụng để tính sự thay đổi thu nhập ròng NII cho năm 2011 đƣợc tính bằng cách lấy bình quân các mức thay đổi lãi suất liên ngân hàng theo từng nhóm kỳ hạn tại thời điểm cuối mỗi tháng trong năm 2012.

 Tƣơng tự nhƣ vậy, mức thay đổi lãi suất R theo từng nhóm kỳ hạn đƣợc sử dụng để tính sự thay đổi thu nhập ròng NII cho năm 2012, 2013, 2014, 2015 đƣợc tính bằng cách lấy bình quân các mức thay đổi lãi suất liên ngân hàng theo từng nhóm kỳ hạn tại thời điểm cuối mỗi tháng lần lƣợt trong năm 2013, 2014, 2015, 9 tháng đầu năm 2016.

Nhƣ đã đề cập ở chƣơng 2, để xác định mức biến đổi thu nhập ròng từ lãi khi lãi suất thị trƣờng biến động, ta tính toán theo công thức sau:

∆𝑁𝐼𝐼𝑖 = 𝐺𝐴𝑃𝑖 × ∆𝑅𝑖 = 𝐼𝑆𝐴𝑖 − 𝐼𝑆𝐿𝑖 × ∆𝑅𝑖 (3.1) Từ số liệu thu thập đƣợc (xem phụ lục 3 – 8), kết quả tính toán mức biến động thu nhập lãi ròng của Eximbank đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.4: Mức độ biến động của thu nhập ròng từ lãi tại Eximbank giai đoạn năm 2011 - 2015 2011 2012 2013 2014 2015 Kỳ hạn (tỷ đồng) GAP R (%) NII (tỷ đồng) GAP (tỷ đồng) R (%) NII (tỷ đồng) GAP (tỷ đồng) R (%) NII (tỷ đồng) GAP (tỷ đồng) R (%) NII (tỷ đồng) GAP (tỷ đồng) R (%) NII (tỷ đồng) Dƣới 1 tháng -16,093.66 -0.50 7,973.68 3,143.24 -0.21 -646.51 -3,609.81 -0.08 296.17 5,308.92 0.06 310.09 -5,670.04 -0.41 2,331.80 1 - 3 tháng 12,731.69 -0.33 -4,155.16 23,220.51 -0.15 -3,456.69 8,143.25 -0.14 -1,149.31 4,808.90 0.06 300.56 -3,888.11 -0.24 924.64 3 - 6 tháng 2,571.19 -0.74 -1,895.67 -4,255.05 -0.11 446.78 326.98 -0.10 -34.26 1,817.26 0.05 91.69 2,369.73 0.01 12.59 6 - 12 tháng -69.94 -1.01 70.83 -13,296.87 -0.13 1,752.77 -3,071.80 -0.30 907.58 -818.69 0.08 -66.98 6,231.15 -0.06 -389.45 1 - 5 năm 3,191.76 -1.01 -3,232.38 -6,164.04 -0.13 812.53 -605.36 -0.30 178.86 -15,811.32 0.08 -1,293.65 1,001.22 -0.06 -62.58 Trên 5 năm 373.06 -1.01 -377.80 7.93 -0.13 -1.05 80.67 -0.30 -23.84 256.00 0.08 20.95 -2,858.18 -0.06 178.64 Tổng -1,616.51 -1,092.16 175.20 -637.36 2,995.65

Bảng kết quả đã cho thấy lãi suất thay đổi theo chiều hƣớng giảm xuống liên tục, Eximbank lại chủ trƣơng duy trì GAP dƣơng ờ hầu hết các kỳ hạn nên đã không tránh đƣợc rủi ro lãi suất, làm cho thu nhập ròng giảm xuống trong năm 2011.

Năm 2012, Eximbank chủ trƣơng tập trung cho vay kỳ hạn 1 tháng, 3 tháng, do đó tài sản có ở hai kỳ hạn này lớn hơn tài sản nợ, do đó cho kết quả khoản GAP dƣơng. Đồng thời trong năm 2012, Eximbank cũng tập trung vào chính sách huy động tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng và trên 1 năm. Vì thế tài sản nợ ở các kỳ hạn này đã lớn hơn tài sản có, dẫn đến GAP âm ở các kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng và trên 1 năm. Tuy nhiên, Eximbank đã điều chỉnh không kịp thời với xu hƣớng lãi suất trong năm 2013 là giảm ở các kỳ hạn, do đó thu nhập ròng tuy mức giảm ít hơn năm 2011, nhƣng vẫn là con số âm.

Sang đến năm 2013, Eximbank đã dự đoán chiều hƣớng lãi suất tốt hơn, nên kịp thời điều chỉnh lãi suất cho vay và huy động để nâng thu nhập lãi ròng lên 175,20 tỷ đồng. Cụ thể, Eximbank đã đẩy mạnh doanh số ở các kỳ hạn ngắn dƣới 1 tháng, đồng thời giảm huy động dài hạn từ 6 tháng trở lên, từ đó sẽ duy trì đƣợc hệ số GAP âm, phù hợp với tình hình lãi suất biến động giảm.

Năm 2014, Eximbank tăng lãi suất huy động ở kỳ hạn dài trên 1 năm, do đó doanh số huy động dài hạn tăng mạnh, làm cho hệ số GAP âm. Nhƣng lãi suất năm 2015 có sự tăng nhẹ nên thu nhập ròng trong năm 2014 lại bị giảm xuống.

Năm 2015 là một năm khó khăn cho mảng tín dụng của Eximbank. Trong khi đó, tiền gửi của khách hàng vẫn tăng ở các kỳ hạn ngắn dƣới 3 tháng. Vì vậy có thể thấy chủ trƣơng chính sách quản trị của Eximbank là tiếp tục giữ GAP âm ở các kỳ ngắn hạn, từ đó sẽ phù hợp với diễn biến lãi suất giảm trong 3 quý đầu năm 2016, và duy trì thu nhập lãi ròng tăng mạnh, lên đến gần 3.000 tỷ đồng, kiểm soát đƣợc rủi ro lãi suất.

Từ những phân tích trên, ta nhận thấy rằng trong những năm qua, Eximbank đã thực hiện không đƣợc linh hoạt công tác quản trị rủi ro lãi suất, cơ chế điều hành lãi suất của ngân hàng vẫn còn chậm hơn so với biến động của thị trƣờng, vẫn còn

một số hạn chế làm ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Có thể thấy sự nỗ lực rất lớn cho việc cân đối giữa tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng trong năm 2015. Tuy bị ảnh hƣởng nhiều từ tình hình kinh tế và diễn biến phức tạp cũng thị trƣờng nhƣng Eximbank nhìn chung vẫn kiểm soát đƣợc rủi ro lãi suất trong giai đoạn năm 2011 – 2015.

Một phần của tài liệu Rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)