Đối sách ứng phó với áp lực tăng giá nhân dân tệ

Một phần của tài liệu Ngoại thương và đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế trung quốc (1978 2008) (Trang 61 - 65)

Cải cách về sự tăng giá nhân dân tệ và cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái là quyết sách chiến lược của Trung Quốc về nắn bắt toàn cục kinh tế để làm giảm sự không cân bằng của ngoại thương, mở rộng nhu cầu trong nước cũng như nâng cao sức cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp, nâng cao trình độ mở cửa đối ngoài mà làm ra. Xét từ áp lực quốc tế về sự tăng giá nhân dân tệ với biên độ lớn thì cần tiếp tục nghiên cứu thâm nhập vấn đề chính sách quan trọng của tý giá hối đoái nhân dân tệ, thêm một bước nêu ra đối sách cụ thể ứng đối áp lực tăng giá nhân dân tệ.

Trước hết, hết sức tránh khỏi chiến tranh thương mại.

hướng tới vấn đề nhập siêu thương mại cho nên phải hết sức tránh khỏi chiến đấu thương mại. Với địa vị của Trung Quốc hiện nay và các nước phát triển trong thương mại mà nói, bùng nổ chiến đấu thương mại không có lợi cho Trung Quốc. Nước Mỹ lúc trước yêu cầu đồng Yên tăng giá không những vì Mỹ là minh chủ chính trị của các nước phương Tây mà còn vì thị trường to lớn của Mỹ. Nhật Bản có mức độ cao về dựa vào nhau mà tồn tại với Mỹ. Hiện nay tình hình Trung Quốc tương tự với Nhật Bản hồi đó, nước Mỹ, Nhật Bản và EU đã trở thành bộ phần chủ yếu của thị trường xuất khẩu Trung Quốc. Trung Quốc có thể xuất phát từ duy trì tổng lượng thương mại và kết cấu cân bằng, động viên và tăng gia nhập khẩu, ưu hóa kết cấu xuất khẩu, xúc tiến thương mại hàng hóa và dịch vụ tiện lợi hóa hơn, tranh thủ các nước Mỹ và EU hạ thấp hàng rào kỹ thuật với xuất khẩu Trung Quốc, giảm bớt xuất siêu với bạn hàng thương mại chủ yếu.

Hai là nới lỏng quản chế ngoại hối, thúc đẩy thị trường ngoại hối phát triển.

Hoàn thiện cơ chế về sự đo lượng rủi ro của thị trường ngoại hối và chia sẻ rủi ro, xúc tiến kết cấu thị trường và phương thức giao dịch phức hợp hóa. Tăng cường năng lực của cơ cấu tài chính về định giá tự chủ và khống chế rủi ro, sáng tạo mới sản phẩm tài chính, mở rộng con kênh đầu. Mở rộng thêm một bước sự hạn chế của ngoại hối dưới hàng mục thường xuyên, dần dần từng bước xóa bỏ chế độ về kết toán và bán ngoại hối

mang tính bắt buộc, nới lỏng sự hạn chế về đổi ngoại hối như du lịch sang nước ngoài. Giảm xuống thêm một bước điều kiện về đi vào thị trường ngoại hối, xây dựng thị trường ngoại hối giữa ngân hàng và doanh nghiệp, tăng gia chủ thể thăm dự của thị trường ngoại hối, buông tay các doanh nghiệp ngoại thương chủ yếu đi vào thị trường ngoại hối, nâng cao quy mô giao dịch ngoại hối. Buông lơi sự quản chế với công cụ ngoại hối, làm cho chủng loại giao dịch ngoại hối dồi dào. Cho phép các doanh nghiệp trong nước có thu nhập ngoại hối mua trái phiếu nước ngoài. Thu hút cơ cấu quốc tế phát hành trái phiếu của nhân dân tệ trong nước. Mở rộng phạm vị của cư dân và doanh nghiệp sử dụng ngoại hối, như thử thi hành trả tiền mặt theo chứng từ của đô la mỹ ở nước ngoài, trả lại khoản với nhân dân tệ trong nước. Nới lỏng sự hạn chế về chuyển dịch tư sản hợp pháp cá nhân sang nước ngoài. Sáng tạo môi trường chính sách quản lý của ngoại hối có lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc đi nước ngoài đầu tư và xây dựng nhà xưởng, hoàn thiện hệ thống về tư bản vượt qua cảnh giác lưu động bị theo dõi và báo động từ xa trong một thời gian ngắn.

Cuối cùng, dần dần từng bước nâng cao tính linh hoạt của tỉ giá hối đoái đồng nhân dân tệ.

Sau khi cải cách hối đoái sự thả nổi linh hoạt của hối đoái nhân dân tệ ngày càng tăng cường, biên độ dao động lớn nhất trong một ngày đạt đến 0,21%. Để thêm một bước hoàn thiện cơ chế hình thành hối đoái

nhân dân tệ, cân bằng quan hệ thương mại kinh tế của các nước nên thêm một bước phát huy tác động mang tính cơ sở của cung cầu thị trường trong sự hình thành hối đoái. Trong giai đoạn tất yếu có thể dưới tiền đề hoàn thiện sự quản lý của thị trường ngoại hối, kiện toàn cơ chế thị trường, suy nghĩ nới lỏng thích đáng phạm vi thả nổi của hối đoái nhân dân tệ, dần dần từng bước nâng cao tính linh hoạt của hối đoái nhân dân tệ. Giữ gìn hối đoái ổn định không bằng hối đoái cứng nhắc, có thể căn cứ về những sự thay đổi của môi trường vĩ mô và vi mô như tốc độ phát triển kinh tế, tình hình thu chi quốc tế, trình độ lãi suất, tình hình lạm phát… để điều chỉnh phạm vi thả nổi hối đoái đến 1% một cách đúng lúc và thích đáng. Hoàn thiện cơ chế hình thành của hối đoái nhân dân tệ với một tốc độ nhanh hết sức, ổn định sự mong muốn tăng giá nhân dân tệ, ghìm ― tiền nóng ‖ chảy vào. Ngoại ra, còn phải trình bày rõ cho xã hội quốc tế với lý luận và sự thực đầy đủ: sự tăng giá nhân dân tệ có liên quan với lợi ích căn bản quốc gia Trung Quốc, giữ gìn sự ổn định hối đoái Trung Quốc là một sự lừa chọn khoa học, lý tính và sáng suốt trên thực tế, vì sự ổn định của nhân dân tệ không những có lợi cho Trung Quốc mà còn có lợi cho châu Á và thế giới.

Nói chung, trong vòng 30 năm phát triển ngoại thương và cuộc cải cách thể chế ngoại thương Trung Quốc đã giành được những thành tựu to lớn về những phương diện như tổng số kim ngạch ngoại thương vẫn giữ gìn địa vị xuất siêu trong một thời gian dài, quy mô ngoại thương không

ngừng mở rộng, kết cấu ngoại thương được nâng cấp và ưu hóa v.v…. Trong khi giành được nhiều thành tựu ngoại thương Trung Quốc cũng tồn tại nhiều vấn đề như va chạm thương mại giữa Trung Quốc với các nước nhập siêu, áp lực tăng giá đồng Nhân dân tệ không ngừng tăng lên v.v…. Những vấn đề này cũng tạo ra nhiều khó khăn cho tiến trình phát triển ngoại thương Trung Quốc. Nhưng chính do có những vấn đề và khó khăn, chính phủ Trung Quốc mới có thể nhìn rõ tình hình không ngừng điều chỉnh chính sách ngoại thương để thích ứng tốt hơn với tình hình thương mại thế giới không ngừng thay đổi.

Chương 3. Đóng góp của ngoại thương đối với sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ngoại thương và đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế trung quốc (1978 2008) (Trang 61 - 65)