Trung Quốc và Mỹ là nước đang phát triển và nước phát triển lớn nhất trên thế giới, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có sự phát triển nhanh chóng và toàn diện từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1979. Từ năm 2002, cùng với việc Trung Quốc gia nhập WTO, quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ đã bước vào giai đoạn mới. Đến cuối năm 2006, tỉ lệ tăng trưởng bình quân của thương mại hai nước đạt 27,2% trong vòng 5 năm. Tổng giá trị thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ vượt qua 100 tỷ USD, đạt 126,3 tỷ USD. Năm 2005 là 211,63 tỷ USD, năm 2006 đạt đến 262,68 tỷ USD. Hiện nay, Mỹ là bạn hàng lớn nhất và thị trường nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc. Năm 2006 giá trị thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ chiếm 14,9% của tổng giá trị thương mại của Trung Quốc, xuất khẩu với Mỹ chiếm 20% của tổng xuất khẩu của
Trung Quốc. Nhưng nhập siêu thương mại của Mỹ với Trung Quốc cũng không ngừng mở rộng. Theo số liệu tính toán của Mỹ, từ năm 1983 thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc liên tục xuất hiện nhập siêu. Năm 1983 là 320 triệu USD, đến năm 2006 đã tăng lên 232,5 tỷ USD. Năm 2006, nhập siêu giữa Mỹ với Trung Quốc chiếm hơn 1/3 của tổng nhập siêu của Mỹ ( xem bảng 2.2 ). [36, tr. 221-222]
Bảng 2.2: Thống kê thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ (2000-2008) Đơn vị: tỷ USD
Năm Thống kê của Trung Quốc Thống kê của Mỹ Xuất khẩu sang Mỹ Nhập khẩu từ Mỹ Cán cân thương mại Xuất khẩu sang Trung Quốc Nhập khẩu từ Trung Quốc Cán cân thương mại 2000 52,1 22,36 29,74 16,19 100,02 -83,83 2001 54,28 26,2 28,08 19,18 102,28 -83,1 2002 69,95 27,23 47,22 22,13 125,19 -103,06 2003 92,47 33,86 58,61 28,37 152,43 -124,06 2004 124,95 44,68 80,27 34,43 196,68 -162,25 2005 162,9 48,73 114,17 41,19 243,47 -202,28 2006 203,47 59,21 144,26 53,67 287,77 -234,1 2007 232,7 69,38 163,32 62,94 321,44 -258,5 2008 252,3 81,44 170,86 69,73 337,77 -268,04
Nguồn: Số liệu thống kê Trung Quốc năm 2000-2008 đến từ trang 61,62,70, 71, kì thứ hai mỗi năm năm 2001-2009, ―Thương mại quốc tế‖. Số liệu thống kê nước Mỹ năm 2000-2008 đến từ trang web của bộ thương vụ Mỹ, http:// www.commerce.gov/
Nguyên nhân của xung đột thương mại giữa Trung Quốc và nước Mỹ có thể tóm tắt là sáu nguyên nhân như sau:
Nguyên nhân thứ nhất là số thâm hụt. Nhập siêu thương mại không ngừng mở rộng làm cho lập trường trừng phạt của nước Mỹ với Trung Quốc ngày càng cứng cỏi. Nguyên nhân xuất hiện nhập siêu là vì kết quả khách quan của thương mại quốc tế và phân công quốc tế là do nguyên lý ưu thế so sánh của thương mại quốc tế dẫn đến. Các doanh nghiệp đầu tư Mỹ với Trung Quốc nhiều thuộc loại thay thế nhập khẩu, đầu tư và kinh doanh của công ty xuyên quốc gia Mỹ ở Trung Quốc đã thay thế xuất khẩu của sản phẩm đồng loại của công ty mẹ của nó với Trung Quốc trên mức độ lớn. Chính phủ Mỹ áp dụng chính sách quản chế xuất khẩu với Trung Quốc mang tính phân biệt, hạn chế xuất khẩu của sản phẩm kỹ thuật với Trung Quốc.
Nguyên nhân thứ hai là không ngang nhau về quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ. Mức độ dựa dẫm của Trung Quốc với nước Mỹ khá cao, nhưng mức độ dựa dẫm của nước Mỹ với Trung Quốc rất thấp trên kinh tế. Biểu hiện ở ba phương diện như sau trên đại thể. Thứ nhất, trình độ dựa dẫm của sản phẩm thu hút nhiều lao động Trung Quốc với thị trường Mỹ rất lớn, một khi số lượng xuất khẩu của những sản phẩm này với Mỹ giảm bớt thì tổng mức của xuất khẩu Trung Quốc với Mỹ sẽ giảm nhiều. Thứ hai, mức chiếm của thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ trong tổng số lượng kinh tế song phương không đối xứng. Xuất khẩu Trung Quốc với Mỹ chiếm trên 20% của tổng số kim ngạch xuất khẩu Trung Quốc, nhưng mà xuất khẩu Mỹ với Trung Quốc chỉ chiếm 2%
trong tổng số kim ngạch xuất khẩu của nó. Nhập khẩu Trung Quốc với Mỹ chiếm 10% trong số kim ngạch nhập khẩu Trung Quốc nhưng nhập khẩu Mỹ với Trung Quốc chỉ chiếm 2,5% trong số kim ngạch nhập khẩu của nó. Thứ ba, kinh tế Mỹ ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ rất nổi bật, GDP Mỹ mỗi giảm xuống 3% thì tổng số kim ngạch nhập khẩu của nó sẽ giảm xuống 2% — 3%, chia nhau đóng góp đến mức nhập khẩu của Trung Quốc sẽ đạt đến 5% — 10%. Do đó nước Mỹ có sức ràng buộc kinh tế rất lớn đối với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc mà không có sức ràng buộc kinh tế lớn với Mỹ. Mỹ động một tí thì sử dụng trừng phạt thương mại với Trung Quốc nhưng Trung Quốc luôn luôn ở địa vị thụ động trong khi xử lý quan hệ thương mại với Mỹ.
Nguyên nhân thứ ba là kết cấu và cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Trung Quốc không hợp lý. Những sản phẩm xuất khẩu Trung Quốc với Mỹ phần lớn đều là những sản phẩm mang tính tài nguyên, sản phẩm chế tạo thuộc loại thu hút nhiều lao động và bán chế phẩm, vì hàm lượng kỹ thuật của những sản phẩm xuất khẩu này khá thấp. Thủ đoạn cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Trung Quốc vẫn chủ yếu là canh tranh giá cả. Trong nhiều vụ án về xung đột thương mại đối ngoại nhiều nhất là vụ án về chống bán phá giá. Nguyên nhân của nó có thể nói một mặt là kết cấu kinh tế của Trung Quốc hiện nay không hợp lý, sự phát triển ngành chưa được quy hoạch lâu dài, chỉ chú trọng lợi ích trước mắt. Một khi
phát hiện có không gian lợi ích gì thì người nào cũng làm ấy. Mặt khác, theo sự thâm nhập của cải cách thể chế thương mại, càng ngày càng nhiều doanh nghiệp đã có quyền tự chủ về kinh doanh, doanh nghiệp Trung Quốc luôn luôn không chú trọng trật tự cạnh tranh, ép giá lẫn nhau trở thành thủ đọan quan trọng của các doanh nghiệp trong nước nhằm cướp đoạt khách hàng.
Nguyên nhân thứ tư là thể chế kinh doanh ngoại thương không hoàn thiện. Từ chủ thể kinh doanh ngoại thương có thể thấy rằng doanh nghiệp thuộc nhà nước và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là lực lượng trung kiên của thương mại nhập khẩu Trung Quốc, tỷ trọng của doanh nghiệp tập thể và doanh nghiệp tư nhân chiếm mức xuất khẩu rất thấp. Xuất nhập khẩu thường thường lấy cớ doanh nghiệp thuộc nhà nước xuất khẩu Trung Quốc có sự trợ giúp và nâng đỡ đến từ chính phủ mà lấy doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc làm đối tượng điều tra về bảo vệ thương mại.
Nguyên nhân thứ năm là nguyên nhân của chính trị trong nước nước Mỹ. Một mặt, dù kinh tế Mỹ thông qua điều chỉnh kết cấu với một thời gian dài, ngành kỹ thuật cao và ngành dịch vụ chiếm địa vị quan trọng trong kinh tế quốc dân của Mỹ, nhưng mà số tuyệt đối của ngành thế yếu vẫn rất lớn. Đồng thời giá cả của sản phẩm thu hút nhiều lao động Trung Quốc thấp so với giá cả thị trường quốc tế, ưu thế giá cả rất mạnh, làm cho ngành thế yếu của Mỹ chịu tấn công rất lớn. Khi họ đứng trước sự
cạnh tranh của sản phẩm đồng loại đến từ Trung Quốc, hiệp hội ngành và tổ chức công nhân thì không ngừng thông qua phương tiện thông tin, du thuyết tập đoàn để gây sức ép cho chính phủ Mỹ. Chính khách Mỹ không mong muốn mâu thuẫn này bị gay gắt thêm trong nước đến nỗi diễn biến thành nhân dân không thoả mãn chính phủ, như thế Trung Quốc thì trở thành vật hy sinh. Mặt khác, chủ nghĩa bảo vệ thương mại Mỹ quay trở về. Năm 2008 khủng hoảng tài chính – tiền tệ bùng nổ đến nay, kinh tế Mỹ liên tục đi xuống, tiêu thụ doanh nghiệp giảm xuống, lợi nhuận giảm xuống, suất thấp nghiệp tăng lên, do đó tất nhiên làm cho tinh thần chủ nghĩa bảo vệ thương mại Mỹ trầm trọng hơn và chuyển sang chính sách thương mại.
Nguyên nhân thứ sáu là lý luận về sự đe dọa từ Trung Quốc. Thế lực phản đối Trung Quốc của Mỹ coi Trung Quốc là một kẻ thù tiềm tàng, nhận thấy rằng sau khi Trung Quốc phát triển mạnh thì sẽ mưu cầu địa vị ngôi bá ở châu Á. Nước Mỹ không muốn thấy được quan hệ thương mại Trung Quốc và Mỹ được phát triển thêm một bước hơn, nhận thấy rằng nếu như thế thì là đang chế tạo một kẻ thù. Theo phương thức tư duy này, họ nêu ra lý luận về sự đe dọa từ Trung Quốc, lý luận ngăn chẳn Trung Quốc, những lý luận này đã làm cho xung đột thương mại giữa Trung Quốc và nước Mỹ gay gắt thêm với trình độ khác, và lại đã trì hoãn sự giải quyết của xung đột thương mại trên một mức độ nhất định.