Va chạm thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản

Một phần của tài liệu Ngoại thương và đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế trung quốc (1978 2008) (Trang 49 - 54)

Thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản chiếm địa vị quan trọng trong ngoại thương và sự phát triển kinh tế của cả hai bên. Trước hết, đối

với Trung Quốc, đến năm 2003 Nhật Bản đã liên tục 11 năm là bạn hàng lớn nhất của Trung Quốc, năm 2004 EU và nước Mỹ mới trở thành bạn hàng lớn thứ nhất và lớn thứ hai của Trung Quốc, Nhật Bản trở thành bạn hàng lớn thứ ba của Trung Quốc. Dù thứ vị đã xảy ra sự biến đổi nhưng mà đối với Trung Quốc mà nói Nhật Bản vẫn là bạn hàng rất quan trọng. Năm 2008 tỷ trọng của thương mại với Nhật Bản chiếm tổng số ngoại thương Trung Quốc vẫn giữ trình độ khá cao là 10,41%, so với 16,61% của EU và 13,03% của Mỹ không có sự chệnh lệch lớn. Thứ hai là đối với Nhật Bản, năm 1990 Trung Quốc là thị trường xuất khẩu của Nhật Bản chỉ ỏ thứ 12 nhưng mà từ năm 2005 bắt đầu Trung Quốc đã trở thành bạn hàng lớn thứ nhất của Nhật Bản. Năm 2007 Nhật Bản là nơi bắt nguồn nhập khẩu lớn thứ nhất và nơi bắt nguồn nhập siêu thương mại lớm thứ ba của Trung Quốc. Năm 2008 nhập siêu thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc là 34,52 tỷ đô la mỹ ( xem bảng 2.4 ). [36, tr. 224]

Bảng 2.4: Thống kê về thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản (2000-2008) Đơn vị: tỷ USD Năm Tổng kim ngạch thương mại kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản Cán cân thương mại 2000 83,17 41,65 41,51 0,14 2001 87,75 44,96 42,8 2,16 2002 101,91 48,44 53,47 -5,03 2003 133,57 59,42 74,15 -14,73 2004 167,89 73,51 94,37 -20,86

2005 184,44 83,99 100,45 -16,46

2006 207,36 91,64 115,72 -24,08

2007 236,02 102,07 133,95 -31,88

2008 266,78 116,13 150,65 -34,52

Nguồn: trang 61,62,71,72, kì thứ hai mỗi năm năm 2001-2009, ―Thương mại quốc tế ‖.

Hiện nay, xuất khẩu Trung Quốc với Nhật Bản chủ yếu là những sản phẩm điện tử máy móc với tư cách là thu hút nhiều lao động và hàm lượng kỹ thuật thấp (như đồ điện gia dụng), hàng dệt và thực phẩm. Nhưng hàng mục xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản với Trung Quốc mà là những sản phẩm điện tử máy móc với tư cách là thu hút nhiều tiền vốn và kỹ thuật (như máy điện), ô-tô và sản phẩm chế tạo hóa học. Các sản phẩm thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản khá tập trung, trong thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản, các loại sản phẩm máy móc, hàng dệt trang phục, đồ dùng điện và sản phẩm điện từ chiếm địa vị chủ yếu. Từ góc độ về ưu hóa tài nguyên phân phối mà thấy rằng, Trung Quốc đã cung cấp nhiều thương phẩm bình thường nhưng do nhân tố tài nguyên và giá thành sức lao động đã không thể sản xuất được hoặc hiệu suất rất thấp ở Nhật Bản. Trung Quốc cũng giành được những hàng tư bản mà trong nước chưa đủ năng lực để thay thế từ Nhật Bản. Đây là phản ánh tất nhiên của sự nhu cầu thị trường song phương, cũng là sự thể hiện về quan hệ bổ sung cho nhau của thương mại điển hình. Những năm gần đây, tỷ trọng của những sản phẩm cơ điện xuất khẩu sang Nhật Bản từ Trung Quốc

hàng chế tạo công nghiệp với Nhật Bản chiếm tổng xuất khẩu với Nhật Bản cũng đang nâng cao nhanh chóng. Tỷ trọng của xuất khẩu hàng cơ điện càng vượt qua hàng dệt trở thành loại hàng lớn thứ nhất trong xuất khẩu với Nhật Bản. Những sự nâng cao về tỷ trọng có thể chứng minh trình độ kỹ thuật công nghiệp Trung Quốc không ngừng nâng cao, cũng chứng minh được tỷ trọng của thương mại trong ngành (Intra-industry Trade) trong kết cấu thương mại hai nước có xu hướng không ngừng lên cao.

Nguyên nhân của xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản chủ yếu bao gồm cả hai phương diện. Về kinh tế, hiện nay Nhật Bản là nước bạn hàng lớn thứ ba của Trung Quốc, Trung Quốc cũng là bạn hàng quan trọng của Nhật Bản. Năm 2005 Trung Quốc trở thành bạn hàng lớn thứ nhất của Nhật Bản. Sự tăng thêm của số lượng thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng làm gia tăng thêm xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Sự chia rẽ về thương mại của cả hai bên càng ngày càng lớn, xung đột thương mại giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng gay gắt. Năm 2001, Nhật Bản tiến hành hạn chế khẩn cấp đối với ba loại hàng nông nghiệp của Trung Quốc. Những xung đột thương mại như thế không kể hết được. Ngoại ra, do sự chênh lệch về phương pháp thống kê của cả hai bên, về số chênh lệch của thương mại song phương hai bên có sự chia rẽ rất lớn. Nhiều năm số liệu thống kê Trung Quốc hiện ra thương mại với Nhật Bản là nhập siêu nhưng mà

Nhật Bản lại có kết luận trái ngược nhau. Sức cạnh tranh quốc tế của bộ phần sản phẩm Nhật Bản giảm xuống cũng là một trong những nguyên nhân gây sự xung đột. Sau khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, Nhật Bản khôi phục khá chậm, sức cạnh tranh của những sản phẩm giảm xuống, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp, hàng dệt và trang phục đã ở địa vị không lợi trong cạnh tranh quốc tế. Trung Quốc chịu sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á tương đối nhỏ, với chính sách mở cửa và cải cách thêm một bước, Trung Quốc đã giảm xuống giá thành sản xuất của bộ phần sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm thu hút nhiều lao động làm cho sức cạnh tranh quốc tế được nâng cao. Chính phủ Nhật Bản tiến hành hạn chế đối với nhập khẩu từ Trung Quốc để bảo vệ sản phẩm và lợi ích của những bộ môn có liên quan trong nước cho nên làm cho sự xung đột ngày càng gay gắt.

Về chính trị, do nguyên nhân lịch sử quan hệ ngoại giao hai nước vẫn ở giai đọan là hữu nghị trên mặt. Mấy năm gần đây, quan hệ hai nước lại xuất hiện một số vấn đề, ví dụ như sự kiện về Nhật Bản thay đổi sách giáo khoa lịch sử và nghị viên quốc hội thậm chí người lãnh đảo Nhật Bản bái yết Tính Quốc Thấn Xã (đền Yasukuni) làm cho quan hệ chính trị Trung Quốc và Nhật Bản một dạo căng thẳng, cho nên chính phủ Nhật Bản thường lấy cớ việc này để thực hành biện pháp hạn chế nhập khẩu với Trung Quốc, như thế đã ảnh hưởng một cách nghiêm trọng quan hệ hai bên và sự phát triển bình thường của thương mại hai bên Trung Quốc

và Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Ngoại thương và đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế trung quốc (1978 2008) (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)