Phân tích tác động của sự tăng giáđồng nhân dân tệ

Một phần của tài liệu Ngoại thương và đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế trung quốc (1978 2008) (Trang 57 - 61)

Sự tăng giá của nhân dân tệ có lợi cũng có hại đối với kinh tế Trung Quốc. Tiền tệ của một nước ổn định có thể nói là sự biểu hiện của kinh tế bản quốc mạnh mẽ, giá trị của tiền tệ nó được thừa nhận cũng chứng minh người đầu tư cho rằng triển vọng kinh tế của nước đó rất tốt. Do vậy, nhân dân tệ tăng giá với biên độ nhỏ trong một phạm vi khả khống chế có lợi cho nâng cao địa vị của nhân dân tệ, hớn nữa có lợi cho nó phát huy

tác dụng chủ đảo trong tiền tệ khu vực châu Á tương lai.

Thứ nhất, lợi do sự tăng giá nhân dân tệ mang lại cho Trung Quốc. Sự tăng giá nhân dân tệ có thể làm cho kết cấu ngành Trung Quốc từ những ngành với giá trị phụ gia thấp chuyển sang những ngành với giá trị phụ gia cao. Khi nhân dân tệ tăng giá, ưu thế giá cả của sản phẩm xuất khẩu sẽ giảm bớt, một số người lãnh đảo của doanh nghiệp sẽ xảy ra cảm tình nguy cơ, khiến cho họ dựa vào khoa học để tiến bộ, tăng cường sáng tạo tự chủ nhằm đón tiếp thách thức.

Sự tăng giá nhân dân tệ có lợi cho doanh nghiệp Trung Quốc bước ra cửa nước nhằm thu mua doanh nghiệp nước ngoài và đầu tư xây dựng nhà xưởng ở nước ngoài. Sự tăng giá nhân dân tệ sẽ giảm bớt giá thành đầu tư của những doanh nghiệp này ở nước ngoài, tiền vốn số lượng như nhau có thể làm việc nhiều hơn. Nhìn lại doanh nghiệp Nhật Bản, đầu tư ở nước ngoài với một quy mô lớn không phải bắt đầu trong thời kỳ tỷ giá hối đoái của đồng Yên bị đánh giá thấp mà là sau khi đồng Yên tăng giá với một mức độ lớn, tức là cuối thập niên 80 thế kỷ XX. Những năm gần đây, doanh nghiệp Nhật Bản sở dĩ có thể tiến hành sự mở rộng quy mô lớn trong phạm vi thế giới bào gồm cả Trung Quốc, sự tăng giá của đồng Yên nên ghi một công lớn.

Sự tăng giá của nhân dân tệ có lợi giảm xuống giá thành của nguyên liệu nhập khẩu, giảm bớt sự ảnh hưởng do sự tăng giá nhân dân tệ mang lại sức cạnh tranh xuất khẩu giảm xuống. Sản phẩm xuất khẩu Trung

Quốc đều là thị trường và nguyên liệu ở nước ngoài về cơ bản. Nhiều nguyên liệu của sản phẩm cần nhập khẩu. Đặc biệt là theo sự phát triển của kinh tế, viêc tiêu dùng nguồn năng lượng ở Trung Quốc sẽ tăng gia với một biên độ lớn, nhập khẩu về những nguồn năng lượng như dầu mỏ tất nhiên sẽ tăng trưởng với một biên độ lớn. Sự tăng giá nhân dân tệ sẽ giảm xuống giá thành nhập khẩu của nguyên liệu, có lợi thêm một nước nữa giảm xuống giá cả của sản phẩm xuất khẩu, còn có thể tiêu hóa sự ảnh hưởng không lợi do sự tăng giá của nhân dân tệ mang lại trên một trình độ nào đó.

Sự tăng giá nhân dân tệ có thể giảm nhẹ gánh nặng của nợ nước ngoài một cách có hiệu quả. Cuối năm 2005 và năm 2006, số tiền còn lại của nợ nước ngoài của Trung Quốc là 281 tỷ USD và 323 tỷ USD, trong đó nợ nước ngoài trung và dài hạn là 124,9 tỷ USD và 139,4 tỷ USD. Nếu nhân dân tệ có thể tăng giá 10%-15% trong vòng mấy năm sau thì có thể giảm bớt gánh nặng của nợ nước ngoài với số lượng là hơn 20 tỷ USD.

Thứ hai, tệ nạn do sự tăng giá nhân dân tệ mang lại cho kinh tế Trung Quốc.

Sự tăng giá nhân dân tệ tác động đến sự tăng trưởng xuất khẩu. Số người có việc làm ở Trung Quốc trực tiếp và gián tiếp có liên quan với thương mại đã vượt qua 100 triệu. Sự tăng giá nhân dân tệ sẽ tạo nên sự trù dập nhất định cho sản phẩm Trung Quốc lấy ưu thế giá cả làm đặc sắc, dẫn đến cơ hội có việc làm giảm bớt. Trên thực tế, năm 2004 biên độ tăng

trưởng của xuất khẩu Trung Quốc là 35,4%, năm 2005 thì giảm xuống đến 28,4% ( trong đó quý thứ tư sau khi nhân dân tệ tăng giá biên độ tăng trưởng của xuất khẩu giảm xuống là 21,7% ), trước nửa năm của năm 2006 thêm một bước giảm xuống đến 25,2%, vốn dự tính cả năm giảm xuống đến khoảng 23%. Nhưng do ngày 14 tháng 9 Trung Quốc từng điều chỉnh xuống tỷ lệ về trả lại thuế xuất khẩu với biên độ khá lớn tạo nên doanh nghiệp đẩy nhanh hơn xuất khẩu để có thể hưởng ưu đãi về trả lại thuế xuất khẩu trước điều chỉnh vào ngày 14 tháng 12. Do đó làm cho biên độ tăng trưởng xuất khẩu Trung Quốc năm 2006 là 27,2%. Năm 2007 bộ thương vụ quốc gia Trung Quốc từng dự đoán biên độ tăng trưởng xuất khẩu Trung Quốc giảm xuống với biên độ lớn đến khoảng 15% thậm chí thấp hơn. Như thế sẽ giảm xuất siêu thương mại của Trung Quốc cũng sẽ giảm cơ hội có việc làm. Thông qua tính toán mô hình của Trung tâm tin tức quốc gia Trung Quốc tỏ rõ rằng ngày 21 tháng 7 năm 2005 nhân dân tệ tăng giá 2% sẽ ảnh hưởng với tốc độ tăng trưởng của GDP giảm xuống 0,2% một lần, giảm bớt trực tiếp số người có việc làm 500 nghìn. Đầu tháng 6 năm 2005, ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phát biểu báo cáo rằng, lợi dùng mô hình dự đoán kinh tế Oxford để bắt chước tình hình sau khi nhân dân tệ tăng giá: giả sử nhân dân tệ tăng giá 10% hay 20% vào sau nửa năm của năm 2005, năm 2006 ngoại thương Trung Quốc là xuất siêu 15 tỷ đô la mỹ và nhập siêu 31,8 tỷ đô la mỹ. Nếu tăng giá 20%, suất cống hiến của hàng mục thường xuyên cho GDP

sẽ giảm xuống 1,7%.

Mang lại thách thức cho kinh tế nông nghiệp Trung Quốc. Sự tăng giá nhân dân tệ sẽ thêm một bước tăng gia nhập khẩu của nông sản, thúc đẩy giá cả của nông sản Trung Quốc với tư cách là giá cả bản thân đã rất thấp giảm xuống hơn nữa, vấn đề ― Tam nông ‖ nổi bật hơn.

Rủi ro bị vốn nổi nước ngoài tấn công làm lớn thêm. Cơ chế quản lý ngoại hối Trung Quốc còn không hoàn thiện lắm. Sự tăng giá của nhân dân tệ có thể dẫn đến vốn nổi nước ngoài đi đi vào vào với số lượng lớn. Vốn nổi nước ngoài đi vào với số lượng lớn đã làm cho các nước Đông Nam Á bị hại nhiều cho nên Trung Quốc phải nghiêm ngặt đề phòng.

Một phần của tài liệu Ngoại thương và đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế trung quốc (1978 2008) (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)