Thặng dư kép – Thặng dư tài khoản thương mại và tài khoản vốn

Một phần của tài liệu Ngoại thương và đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế trung quốc (1978 2008) (Trang 54 - 57)

vốn

Thặng dư kép về thu chi quốc tế là chỉ sự thặng dư của tài khoản thương mại và thặng dư của tài khoản vốn. Về mặt lý luận, tài khoản thương mại và tài khoản vốn bổ sung cho nhau, cho nên không thể xuất hiện thặng dư đồng thời. Nhưng ở Trung Quốc lại xuất hiện hiện tượng thặng dư kép. Từ quan hệ định nghĩa của tài khoản thu chi quốc tế để thấy, nếu không tính đến sai số, thặng dư của hai tài khoản là sự gia tăng của dự trữ ngoại hối.

tượng luồng vốn tháo chạy vào năm 1998 ra, 12 năm còn lại tài khoản này luôn ở trong trạng thái thặng dư kép. Theo sự phát triển của thặng dư kép, đầu thập 90 thế kỷ XX đến nay quy mô dư trữ ngoại hối Trung Quốc bắt đầu xuất hiện hiện tượng tăng trưởng khá nhanh. Nhất là năm 2000 đến nay sự tăng trưởng của dư trữ ngoại hối đã biểu hiện ra xu hướng tăng tốc, số lượng tăng thêm của dư trữ ngoại hối dần dần tăng lên từng năm. Đến tháng 3 năm 2008, dư trữ ngoại hối Trung Quốc đã đạt đến 1682,177 tỷ USD, từ năm 2006 bắt đầu cứ là nước dư trữ ngoại hối lớn nhất thế giới.

Sự tồn tại của xuất siêu kép với con số khổng lồ đã gây sự ảnh hưởng đa phương diện bao gồm làm suy yếu tính độc lập và tính hữu hiệu của chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương, dẫn đến tính lưu động quá thừa, thúc đẩy nhân dân tệ tăng giá v.v….Ở đây chủ yếu phân tích quan hệ giữa xuất siêu kép và sự tăng giá nhân dân tệ.

Thứ nhất, thặng dư kép gây áp lực tăng giá cho đồng bản tệ.

Thặng dư kép đã tạo ra áp lực tăng giá lên đồng nhân dân tệ. Một mặt, thặng dư kép nghĩa là sự cung cấp của nhân dân tệ nhỏ hơn sự nhu cầu của nó, cho nên sẽ dẫn đến sự tăng giá nhân dân tệ. Lý luận về thu chi quốc tế nhận thấy rằng tỷ giá hối đoái do sự cung cấp và nhu cầu của ngoại hối quyết định, nhưng mà sự cung cấp của ngoại hối lại là do thu chi quốc tế mà quyết định. Thặng dư của tài khoàn thương mại cũng như thặng dư của tài khoản vốn nghĩa là nhu cầu về đồng nhân dân tệ lớn hơn

sự cung cấp của nó trong thị trường ngoại hối. Do sự cung cấp của nhân dân tệ nhỏ hơn sự nhu cầu của nó, giá cả của nhân dân tệ sẽ lên cao tức tỷ giá hối đoái sẽ giảm xuống, cho nên nhân dân tệ sẽ tăng giá. Mặt khác, thặng dư kép với con số khổng lồ làm cho Trung Quốc trước mắt áp lực về yêu cầu nhân dân tệ tăng giá đến từ nhiều nước nhất là nước Mỹ. Do hàng mục thường xuyên của Trung Quốc có tiền lãi dài hạn, tức xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu và hiện ra xu hướng mở rộng. Bạn hàng thương mại chủ yếu của Trung Quốc mong muốn gây sức ép làm cho nhân dân tệ tăng giá để giảm bớt số thâm hụt thương mại, nhưng đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Trung Quốc cũng mong muốn tăng giá nhân dân tệ để làm suy yếu sức cạnh tranh quốc tế của sản phẩm Trung Quốc. Do vậy, năm 2002 chính phủ Nhật Bản và nước Mỹ yêu cầu nhân dân tệ tăng giá.

Khi thặng dư kép tạo ra áp lực tăng giá lên đồng nhân dân tệ, đồng nhân dân tệ cũng bắt đầu thực hiện quá trình ―tự mình tăng giá‖. Sự mong muốn tăng giá nhân dân tệ làm cho tư bản đầu cơ quốc tế đổ vào Trung Quốc, vả lại đã tăng cường lòng tin về cơ cấu tài chính quốc tế mua đi bán lại nhân dân tệ. Sự nhu cầu của nhân dân tệ lên cao một lần nữa, áp lực tăng giá nhân dân tệ nâng cấp thêm một bước nữa.

Thứ hai, nhân dân tệ tăng giá không thể thay đổi tình hình thặng dư kép. Quan điểm của kinh tế học truyền thống cho rằng, sự tăng giá của tiền tệ bản quốc sẽ kìm hãm quy mô xuất khẩu, kích thích nhập khẩu, giảm bớt xuất siêu thương mại. Nhưng sau khi nhân dân tệ tăng giá lại

không xuất hiện tình hình này. Tháng 7 năm 2005 đến tháng 3 năm 2008, tỷ giá hối đoái hữu hiệu thực tế của nhân dân tệ đại để có xu hướng lên cao, nhưng số liệu biểu hiện rõ ràng của thặng dư kép của Trung Quốc lại không giảm xuống. Nhìn lại thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ, từ thời cải cách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đến nay, tỷ giá hối đoái về nhân dân tệ đổi đô la mỹ cứ là tăng giá. Nhiều học giả thông qua nghiên cứu về quan hệ của tỷ giá hối đoái nhân dân tệ với ngoại thương cũng như tỷ giá hối đoái nhân dân tệ với thương mại với Mỹ phát hiện sự thay đổi của tỷ giá hối đoái nhân dân tệ không có sự ảnh hưởng nổi bật đối với ngoại thương Trung Quốc và thương mại với Mỹ, cũng có thể nói sự tăng giá của nhân dân tệ không thể thay đổi tình hình thặng dư kép của Trung Quốc. Do đó, có thể thấy, thặng dư kép đã mang lại áp lực tăng giá nhân dân tệ, nhưng mà sự tăng giá của nhân dân tệ lại không thể giảm bớt thặng dư kép.

Một phần của tài liệu Ngoại thương và đóng góp của nó đối với tăng trưởng kinh tế trung quốc (1978 2008) (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)