Phạm Thị Định 67 K32B Văn

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các văn bản tự sự giai đoạn kháng chiến chống thực dân pháp theo đặc trưng thể loại (Trang 67 - 68)

KẾT LUẬN

Trong dạy học không có phương pháp nào là vạn năng, điều quan trọng là người dạy phải tìm được phương pháp dạy học phù hợp với từng điều kiện cụ thể. Khóa luận này dựa vào lí thuyết tiếp nhận và đặc trưng thể loại tự sự để tìm ra cách đọc- hiểu các văn bản tự sự giai đoạn kháng chiến chống Thực dân Pháp theo đặc trưng loại thể. Đây là phương pháp tích cực, hữu hiệu giúp học sinh chiếm lĩnh tác phẩm văn học.

Để thực hiện mục đích ấy, khóa luận triển khai theo ba nội dung chính: đầu tiên là đi vào cơ sở lý luận chung về thể loại, về hoạt động tiếp nhận tác phẩm văn học, và về thể loại tự sự; tiếp đó đi đến tìm hiểu những đặc trưng của thể loại tự sự giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, và hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các văn bản tự sự giai đoạn này theo đặc trưng thể loại (dẫn dắt các em đọc và tái hiện văn bản tác phẩm, sau đó lần lượt đi vào tìm hiểu về cốt truyện, nhân vật và ngôn ngữ); cuối cùng là cụ thể hoá lí thuyết qua việc thiết kế hai giáo án hướng dẫn học sinh tìm hiểu hai truyện ngắn tiêu

biểu giai đoạn này: Đôi mắt (Nam Cao) và Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài).

Để phá bỏ thói quen dạy học cũ, hướng tới những cách tiếp cận mới không phải vấn đề ngày một ngày hai mà là cả một quá trình dài đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng của tất cả những người làm công tác giảng dạy và của toàn ngành. Với trách nhiệm của người giáo viên tương lai, người viết mong muốn qua khóa luận này được góp một phần nhỏ bé của mình vào nỗ lực chung ấy.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các văn bản tự sự giai đoạn kháng chiến chống thực dân pháp theo đặc trưng thể loại (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)