người” nhận ra “người nông dân nước mình vẫn có thể làm cách mạng, mà làm cách mạng hăng hái lắm”.
GV: Đối với kháng chiến, cách nhìn của Độ có gì khác so với Hoàng?
HS: Độ tin vào nhân dân nên tin vào kháng chiến. Độ vui vẻ làm nhiệm vụ của một anh tuyên truyền viên nhãi nhép, hăng hái hòa nhập.
Rõ ràng cách nhìn của Độ trái hẳn với cách nhìn của Hoàng, đó là đôi mắt biết lược đi những xù xì bên ngoài, nhìn vào bên trong bản chất vấn đề, thấu hiểu, cảm thông, mến phục, tin tưởng vào bản chất cách mạng, và sức sống mạnh mẽ, kiên cường của nông dân.
4. ý nghĩa tác phẩm qua phân tích nhân vật GV: Em hãy nêu giá trị tư tưởng của tác phẩm?
HS: Qua tình huống gặp gỡ độc đáo, truyện bày tỏ lập trường của tác giả về kháng chiến, nhân dân. Truyện còn là tuyên ngôn cho các văn ngệ sĩ lúc bấy giờ. Nhà văn phải có lập trường nhân dân, lập trường cách mạng, và đứng trên lập trường ấy để phản ánh hiện thực, có trách nhiệm với kháng chiến, đặt lợi ích của nhân dân lên trên, kể cả hi sinh cả nghệ thuật. Lập trường quy định cách nhìn, nhìn đúng thì mới viết đúng.
5. Sự độc đáo của ngôn ngữ
GV: Người kể chuyện ở đây là ai?
HS: Người kể chuyện là Độ - nhân vật trong truyện, có vai trò dẫn dắt câu chuyện, kể lại cốt truyện, tạo điều kiện cho nhân vật chính là Hoàng xuất hiện, nổi bật, từ đó thấy được giá trị tư tưởng của tác phẩm.
GV: Thái độ của nhân vật kể chuyện ở đây là gì? Tác giả sử dụng loại ngôn ngữ nào?
HS: Qua cách dẫn chuyện, tổ chức tác phẩm, nhân vật kể muốn bày tỏ thái độ với người nông dân và kháng chiến. Nhân vật kể bằng cách dối thoại,