HS: Vì A Phủ đã “đánh con quan”. Kết quả: A Phủ bị phạt một trăm bạc trắng, bị cúng trình ma nhận mặt người ở cho nhà thống lí Pá Tra. Đời con, đời cháu cũng vậy, bao giờ trả hết nợ thì thôi.
Qua đây tác giả đã lên án thế lực cường quyền, bất chấp công lí, ra sức bóc lột người lao động lương thiện. Hơn nữa họ còn bị thần quyền trói buộc, cả cuộc đời không thoát khỏi cái khổ.
GV: Cuộc sống A Phủ trong nhà thống lí Pá Tra được hiện lên như thế nào? HS: Suốt ngày làm việc: đốt rừng, cày nương, săn bò tót, bẫy hổ...; làm mất
một con bò, xin đi bắt hổ chuộc tội; rồi bị Pá Tra phạt, bị trói đứng vào cột chờ chết; sau đó được Mị cứu thoát, cùng Mị trốn đến Phiềng Sa. GV: Em có nhận xét gì về nhân vật A Phủ?
HS: A Phủ là chàng trai thật thà, dũng cảm, yêu tự do, và phóng khoáng. Đồng thời A Phủ cũng là người có khát khao sống mạnh mẽ, chàng đã ra sức vùng lên khi được Mị cứu thoát.
2.2. Tìm hiểu nghệ thuật
GV: Em hãy nêu giá trị nghệ thuật thể hiện trong đoạn trích?
HS: - Nghệ thuật xây dựng nhân vật sinh động, rõ nét, có cá tính. Đặc biệt thành công trong miêu tả tâm lí nhân vật Mị (trong đêm tình mùa xuân và trong đêm cởi trói cứu A Phủ).
- Nhà văn có biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán (cho vay nặng lãi, cướp dâu, cúng trình ma, văn hóa ẩm thực...).
- Nghệ thuật trần thuật linh hoạt, uyển chuyển, xen lẫn cả hiện tại, quá khứ, tương lai. Giọng kể trầm lắng, chậm, thể hiện sự cảm thông, ưu ái với nhân vật. Dẫn dắt tình tiết khéo léo, mạch truyện liên tục, hấp dẫn và không bị rối.