Nội dung chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình logistic và neural network trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 33 - 39)

Hệ thống xếp hạng tín dụng là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng, hạn chế rủi ro hoạt động tín dụng. Mô hình chấm điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng. Do đó việc chấm điểm và XHTD khách hàng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thực hiện theo nguyên tắc trung thực, tin cậy và hợp lệ.

Mô hình XHTD doanh nghiệp gồm 11 chỉ tiêu tài chính theo hướng dẫn của NHNN Việt Nam, phân theo 4 nhóm ngành và 3 mức quy mô doanh nghiệp. Các nhóm chỉ tiêu phi tài chính trong mô hình đánh giá gồm: lưu chuyển tiền tệ, năng

lực kinh nghiệm quản lý, uy tín giao dịch với ngân hàng, môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác, cụ thể như sau:

Phân loại doanh nghiệp

Việc phân loại doanh nghiệp dựa trên các tiêu chí về hình thức sở hữu, ngành nghề kinh doanh chính, quy mô.

- Dựa theo hình thức sở hữu: các doanh nghiệp được phân loại theo ba nhóm gồm

doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp khác. Trong đó, doanh nghiệp nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp một trăm phần trăm vốn nước ngoài hoặc liên doanh. Doanh nghiệp khác là những doanh nghiệp không thuộc hai hình thức sở hữu trên.

- Dựa vào tiêu chí về ngành nghề kinh doanh chính: Sau khi phân loại theo hình

thức sở hữu như trên sẽ tiến hành đối chiếu ngành nghề kinh doanh trên giấy phép kinh doanh để xác định ngành nghề của doanh nghiệp dựa trên có tỷ trọng lớn nhất. Trong trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì ngành nghề nào đem lại trên 50% doanh thu hàng năm được xem là ngành sản xuất kinh doanh chính. Trường hợp không có ngành nghề nào đáp ứng được điều kiện trên, đơn vị cho vay được lựa chọn ngành nghề có tiềm năng nhất theo kế hoạch và xu hướng phát triển của doanh nghiệp là ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính. Phân loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam gồm bốn nhóm ngành: Công nghiệp, xây dựng, thương mại

dịch vụ và nông lâm thuỷ sản (Chi tiết theo Phụ lục 1).

- Dựa vào tiêu chí về quy mô: Các doanh nghiệp được xác định quy mô theo ba

nhóm là doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách xác định điểm ở

các chỉ tiêu vốn, lao động, doanh thu thuần, giá trị nộp ngân sách nhà nước (Chi

tiết theo Phụ lục 2 và Phụ lục 3), trong đó:

+ Chỉ tiêu vốn hay nguồn vốn kinh doanh: Là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu.

+ Lao động: là tất cả những người mà doanh nghiệp trực tiếp quản lý, sử dụng và trả lương/ trả công hoặc bằng hình thức thu nhập hỗn hợp (gồm tiền công và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh). Số lao động trong doanh nghiệp được tính theo thời điểm hoặc lao động bình quân: (i) Lao động thời điểm là tổng số lao động của doanh nghiệp hiện có tại một thời điểm nào đó, không phân biệt lao động đó đã có trong danh sách của doanh nghiệp suốt thời kỳ hay mới được tuyển vào, (ii) Số lao động bình quân là số lao động trung bình giản đơn của một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm).

+ Doanh thu thuần: Được xác định là chỉ tiêu số 10 – Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

+ Giá trị nộp ngân sách nhà nước: theo số thực nộp vào ngân sách nhà nước phát sinh trong năm (không tính số thiếu của kỳ trước nộp vào kỳ này) bao gồm các loại thuế và các khoản nộp khách theo quy định của Nhà nước trong năm báo cáo (không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền phạt, phụ thu).

Chấm điểm chỉ tiêu tài chính trong XHTD doanh nghiệp

Trên cơ sở ngành nghề, quy mô và hình thức sở hữu, các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh các hệ số thống kê ngành cho phù hợp với chính sách tín dụng của trong từng thời kỳ. Mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100. Điểm theo trọng số là tích số giữa điểm ban đầu và trọng số tương ứng. Nguyên tắc cho điểm là đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị

số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn (Chi tiết theo Phụ lục 4,

Phụ lục 5, Phụ lục 6 và Phụ lục 7). Cách tính các chỉ tiêu tài chính được được nêu

Bảng 3.2: Danh mục các chỉ tiêu tài chính trong XHTD khách hàng doanh nghiệp tại VietinBank

STT Chỉ tiêu tài chính Đơn vị Công thức tính

I Chi tiêu thanh khoản

1 Khả năng thanh khoản

hiện thời Lần Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

2 Khả năng thanh toán

nhanh Lần

(Tài sản lưu động - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

II Chỉ tiêu hoạt động

3 Vòng quay hàng tồn kho Lần Giá vốn hàng bán/Giá trị hàng

tồn kho bình quân

4 Kỳ thu tiền bình quân Ngày

365 x Giá trị các khoản phải thu bình quân/Doanh thu

thuần

5 Vòng quay tổng tài sản Lần Doanh thu thuần/Tổng tài sản

III Chỉ tiêu cân nợ

6 Tỷ số nợ % Nợ phải trả/ Tổng tài sản

7 Nợ phải trả/Nguồn vốn

chủ sở hữu %

Nợ phải trả/Nguồn vốn chủ sở hữu

8 Nợ quá hạn/Tổng dư nợ % Nợ quá hạn/Tổng dư nợ

IV Chỉ tiêu thu nhập

9 Tổng thu nhập trước thuế

/Doanh thu %

Tổng thu nhập trước thuế /Doanh thu

10 Tổng thu nhập trước thuế

/Tổng tài sản %

Tổng Thu nhập trước thuế /Tổng tài sản bình quân

11 Tổng thu nhập trước thuế

/Nguồn vốn chủ sở hữu %

Tổng thu nhập trước thuế /Nguồn vốn chủ sở hữu bình

quân

Chấm điểm chỉ tiêu phi tài chính trong XHTD doanh nghiệp

Chỉ tiêu phi tài chính trong XHTD doanh nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam bao gồm năm nhóm: theo lưu chuyển tiền tệ, năng lực kinh nghiệm quản lý, uy tín giao dịch với ngân hàng, môi trường kinh doanh và các đặc điểm hoạt động khác, mỗi chỉ tiêu đánh giá có các khoảng giá trị chuẩn tương ứng

là năm mức điểm 4, 8, 12, 16, 20 (Chi tiết theo Phụ lục 8, Phụ lục 9, Phụ lục 10,

Phụ lục 11 và Phụ lục 12). Tổng điểm phi tài chính được tổng hợp trong bảng 3.3:

Bảng 3.3: Điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính trong XHTD khách hàng

doanh nghiệp tại VietinBank

STT Các yếu tố phi tài

chính Doanh nghiệp nhà nƣớc Doanh nghiệp khác Đầu tƣ nƣớc ngoài Tỷ trọng

1 Lưu chuyển tiền tệ 20% 20% 27%

2 Năng lực kinh nghiệm

quản lý 27% 33% 27%

3 Uy tín giao dịch với

ngân hàng 33% 33% 31%

4 Môi trường kinh doanh 7% 7% 7%

5 Các đặc điểm hoạt động

khác 13% 7% 8%

(Nguồn: Quy trình chấm điểm và XHTD khách hàng doanh nghiệp của VietinBank)

Sau quá trình nhập liệu các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính vào chương trình chấm điểm và XHTD tại mục khách hàng doanh nghiệp, tổng điểm cuối cùng được nhân với trọng số theo Bảng 3.4:

Bảng 3.4: Điểm trọng số các chỉ tiêu trong XHTDkhách hàng doanh nghiệp tại VietinBank STT Chỉ tiêu Doanh nghiệp nhà nƣớc Doanh nghiệp khác Đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) Tỷ trọng 1 Chấm điểm tài chính 50% 40% 60%

2 Chấm điểm phi tài

chính 50% 60% 40%

(Nguồn: Quy trình chấm điểm và XHTD khách hàng doanh nghiệp của VietinBank)

Kết quả tổng hợp điểm tín dụng đạt được sau khi nhân với trọng số là cơ sở

xác định hạng rủi ro, các mức độ rủi ro tăng dần từ AAA (Có mức độ rủi ro thấp

nhất) đến D(Có mức độ rủi ro cao nhất), chi tiết theo bảng 3.5:

Bảng 3.5: Bảng điểm tín dụng trong XHTD khách hàng doanh nghiệp tại

VietinBank

Hạng Số điểm Ý nghĩa

AAA 92,4 – 100

Điểm tín dụng tốt nhất dành cho các khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất. Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng được xếp hạng này là đặc biệt tốt.

AA 84,8 – 92,3

Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách hàng được xếp hạng AAA. Khả năng trả nợ của khách hàng được xếp hạng này là rất tốt.

A 77,2 – 84,7

Khách hàng có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt.

BBB 69,6 – 77,1 Khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các

đổi của các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng

BB 62– 69,5

Khách hàng ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm nợ từ B đến D. Tuy nhiên, các khách hàng này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều kiện kinh doanh, tài chính bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng.

B 54,4 – 61,9

Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các khách hàng hạng BB. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng.

CCC 46,8 – 54,3

Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả năng trả nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ

CC 39,2 – 46,7 Khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ.

C 31,6 – 39,1

Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc trả nợ của khách hàng vẫn đang được duy trì

D < 31,6

Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự xảy ra. Không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất khả năng trả nợ là dự kiến.

(Nguồn: Quy trình chấm điểm và XHTD khách hàng doanh nghiệp của VietinBank)

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình logistic và neural network trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)