Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình logistic và neural network trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 27 - 30)

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của VietinBank giai đoạn 2011-2015

ĐVT: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng tài sản 460.620 503.530 576.386 661.132 779.483 Tổng dư nợ 293.434 369.788 389.950 448.140 539.713 Tổng nguồn vốn 460.620 503.530 576.386 661.132 779.483 Tổng huy động 420.212 309,088 396.362 466.221 536.359 Vốn chủ sở hữu 28.491 33.408 53.861 55.033 55.625 Tổng thu nhập 55.775 50.660 44.280 41.357 42.471

Lợi nhuận trước thuế 8.392 8.168 7.751 7.302 7.345

Lợi nhuận sau thuế 6.259 6.169 5.808 5.727 5.716

ROA 2,03% 1,70% 1,4% 1,2% 1,02%

Tỷ lệ nợ xấu 0,75% 1,46% 0,82% 0,9% 0,73% Tỷ lệ an toàn vốn

(CAR) 10,57% 10,33% 13,17% 10,35% 10,58%

(Nguồn: Tổng hợp các Báo cáo thường niên của VietinBank)

Tổng tài sản ngân hàng đạt 460.620 tỷ đồng năm 2011 và duy trì tỷ lệ tăng trưởng tốt qua các năm, bình quân khoảng 14%/năm trong giai đoạn 2011-2015. Tính đến 31/12/2015 tổng tài sản đạt 779.483 tỷ đồng, tăng 69,3% so với năm 2011 và tăng 17,9% so với năm liền kề 2014. Chỉ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản là dư nợ, nhìn chung trong giai đoạn này, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả tốt tương ứng với tốc độ tăng trưởng của tổng tài sản.

Với chủ trương tích cực đẩy mạnh công tác huy động, đảm bảo nguồn vốn hoạt động dồi dào, an toàn và đảm bảo thanh khoản cao, trong giai đoạn 2011-2015 nguồn vồn huy động tăng trưởng khá tốt từ sau năm 2012 với tỷ lệ trên 15%/năm, đạt 396.362 tỷ đồng năm 2013, 466.221 tỷ đồng năm 2014 và năm 2015 là 536.359

tỷ đồng. Tiếp tục giữ vị trí là ngân hàng thương mại có vốn điều lệ lớn nhất và cơ

cấu cổ đông mạnh nhất Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã giữ vững tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trong giai đoạn 2011-2015. Tính đến năm 2015 đạt 55.625 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ ở mức 37.234 tỷ đồng; cổ đông chi phối là ngân hàng Nhà nước nắm giữ 64,46% cổ phần, 2 đối tác chiến lược nước ngoài là Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi (BTMU) và Tổng công ty Tài chính Quốc tế (IFC) lần lượt nắm giữ 19,73% và 8,03% cổ phần, cổ đông thiểu số chiếm 7,78% còn lại.

Thu nhập và lợi nhuận của Ngân hàng giai đoạn 2011-2014 có xu hướng giảm do nền kinh tế chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và khủng hoảng nợ công. Thu nhập giảm từ 55.775 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 41.357 tỷ đồng năm 2014, lợi nhuận sau thuế giảm từ 6.259 tỷ đồng năm 2011 xuống còn 5.727 tỷ đồng năm 2014. Tuy nhiên so với các ngân hàng trong cùng hệ thống, mức giảm lợi nhuận và thu nhập vẫn ở mức thấp và vẫn là ngân hàng dẫn đầu hệ thống

về lợi nhuận. Với các dấu hiệu khả quan của nền kinh tế kể từ năm 2014, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tiếp tục đa dạng hóa, tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ nhằm giảm áp lực đối với mảng kinh doanh truyền thống là tín dụng trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại. Nhờ vào đó, thu nhập năm 2015 tăng trưởng trở lại, đạt 42.471 tỷ đồng tăng ròng 1.114 tỷ đồng (tương đương 2,7%) với năm 2014, tiếp tục là ngân hàng có lợi nhuận cao nhất ngành ngân hàng.

Lợi nhuận giảm do ảnh hưởng chung từ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng đã khiến cho các chỉ tiêu sinh lời của Ngân hàng cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, NHNN liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn là nguyên nhân thu nhập lãi ròng (NIM) có sự điều chỉnh giảm. ROA, ROE trong giai đoạn 2011-2015 có xu hướng giảm. Tính đến năm 2015, ROA đạt 1,02% và ROE đạt 10,3%.

Công tác quản trị rủi ro được Ban Lãnh đạo Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đặc biệt quan tâm, không chỉ rủi ro tín dụng mà rủi ro thị trường, rủi ro hoạt động...đều được chú trọng và đang từng bước hướng tới thông lệ quốc tế. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai dự án Basel 2 theo chỉ đạo của NHNN, cơ bản hoàn thành việc triển khai hệ thống quản trị rủi ro tín dụng tập trung. Tỷ lệ an toàn vốn được đảm bảo và tuân thủ đúng quy định của NHNN, trong giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ an toàn vốn đều đạt trên 10%, vượt kế hoạch đề ra là trên 9%. Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn này vẫn ở mức thấp nhất so với trung bình của ngành, nhờ vào quá trình tích cực xử lý thu hồi nợ xấu (đặc biệt là những tháng cuối năm), cũng như sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý các khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam tiếp tục duy trì thị phần dẫn đầu về phân khúc khách hàng doanh nghiệp và xây dựng thương hiệu về ngân hàng bán lẻ. Đối với phân khúc khách hàng doanh nghiệp, ngân hàng một mặt cơ cấu lại để đảm bảo hiệu quả, mặt khác thúc đẩy phát triển khách hàng vừa và nhỏ, khách hàng FDI.

Phát huy thế mạnh về mạng lưới, trong thời gian tới ngân hàng định hướng sẽ phát triển cho vay khách hàng cá nhân, góp phần nâng cao hiệu quả và phân tán rủi ro.

Nhìn chung, trong giai đoạn 2011-2015, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã đạt được những kết quả và thành tích vượt bậc. Qua hơn 25 năm phát triển và trưởng thành, với lợi thế là một trong bốn ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam, đội ngũ lãnh đạo tâm huyết với ngân hàng, với kinh nghiệm vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của nền kinh tế, ngân hàng đã sớm nắm bắt được những thay đổi và chủ động trước môi trường kinh doanh, tiếp tục khẳng định vị thế, phát huy vai trò là một NHTM chủ lực của nền kinh tế, có nhiều đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình logistic và neural network trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)