Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình logistic và neural network trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 30 - 33)

Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được chính thức triển khai trên toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam kể từ tháng 10/2006 sau nhiều lần khảo sát áp dụng trong thực tế, kếp hợp nghiên cứu lý thuyết, thực tiễn chấm điểm, xếp hạng trong và ngoài nước. Ngày 30/09/2014, Ban Quản trị rủi ro tiếp tục cập nhật, xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá xếp hạng và ban hành “Quy trình chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp” mã QT.09.08.I (kèm theo các văn bản sửa đổi bổ sung), áp dụng cho khách hàng là doanh nghiệp thay thế các văn bản trước.

 Các đối tượng chính tham gia trong quy trình tác nghiệp xếp hạng tín dụng

khách hàng doanh nghiệp:

- Cán bộ chấm điểm gồm có Cán bộ thẩm định tín dụng và Cán bộ tái thẩm định tín dụng, là chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ thẩm định khách hàng và phương án kinh doanh của khách hàng; quản lý chất lượng tín dụng và thực hiện các công việc khác liên quan đến chất lượng tín dụng.

- Cán bộ Hỗ trợ tín dụng là Chuyên viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác hậu phê duyệt tín dụng như giải ngân, mở L/C, làm các thủ tục liên quan đến thanh toán quốc tế tại các đơn vị kinh doanh, lập và theo dõi các báo cáo liên quan đến tín dụng… và thực hiện các công việc khác liên quan đến hồ sơ tín dụng. Thực hiện hoàn thiện các thủ tục liên quan đến nhận thế chấp tài sản đảm bảo và các công việc khác liên quan đến quản lý tài sản đảm bảo.

- Lãnh đạo phê duyệt xếp hạng tín dụng đối với một, một số khách hàng và/hoặc một nhóm khách hàng liên quan mà người có thẩm quyền đồng ý hoặc từ chối, theo phân cấp trong hệ thống hoặc theo uỷ quyền.

 Thời điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

- Xếp hạng tín dụng trước khi cho vay – xét duyệt: cấp mới, tái cấp hoặc cấp tăng.

Riêng đối với hồ sơ cấp tăng giới hạn tín dụng, nếu bản ghi chấm điểm vẫn còn hiệu lực (thời gian chấm điểm lần này so với lần trước không quá 6 tháng) thì có thể không chấm lại trong trường hợp các chỉ tiêu đầu vào không đổi.

- Xếp hạng tín dụng sau khi cho vay – phân loại nợ: được thực hiện trước ngày 20

hàng 6 tháng tính từ thời điểm phê duyệt hạng. Ngoài ra cán bộ chấm điểm phải thực hiện chấm điểm xếp hạng tín dụng đột xuất khi có những diễn biến bất lợi, tác động tiêu cực đến môi trường, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng hoặc khách hàng có những thay đổi về tình hình hoạt động, cơ cấu tổ chức, tài chính... mà đơn vị cho vay đánh giá là có khả năng làm thay đổi hạng tín dụng của khách hàng, thì trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được các thông tin thay đổi trên phải thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng.

 Theo quy trình tín dụng hiện hành, việc chấm điểm tín dụng cho khách hàng

được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

- Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng

Cán bộ chấm điểm qua quá trình thẩm định thực tế, tiếp xúc khách hàng sẽ tiến hành điều tra thu thập, xác minh và sàng lọc để tổng hợp thông tin về khách hàng và các phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư từ các nguồn như: hồ sơ pháp lý,

báo cáo tài chính, tổng cục thuế, CIC, thông tin đại chúng, ngân hàng bạn,… Quá trình thu nhập thông tin bao gồm một số nội dung sau:

+ Tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý: bao gồm các tài liệu cơ bản và các tài liệu mang tính đặc thù của doanh nghiệp.

+ Tình hợp lệ của hồ sơ pháp lý: xác định rõ những tài liệu nào do doanh nghiệp ban hành và những tài liệu nào do các cơ quan khác có thẩm quyền ký ban hành. + Thẩm định tư cách pháp nhân: làm rõ một số nội dung như tên và loại hình doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở giao dịch, quyết định thành lập/ chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ,..

+ Thẩm định người đại diện theo pháp luật: người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp do đó cần thẩm định các yếu tố về năng lực pháp luật, hành vi dân sự, kinh nghiệm của người đại diện.

+ Thẩm định thời gian hoạt động của doanh nghiệp: thời gian hoạt động được dựa trên thời gian hoạt động trong điều lệ hoạt động, giấy phép đăng ký khi doanh nghiệp còn ở giai đoạn cơ sở hoặc hộ kinh doanh. Việc xác định thời gian hoạt động còn lại của doanh nghiệp sẽ giúp ngân hàng có thêm nguồn thông tin để xác định kinh nghiệm, ngành nghề kinh doanh chính, đánh giá tiềm năng phát triển của khách hàng.

+ Ngành nghề kinh doanh: ngành nghề kinh doanh thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Yếu tố này cho biết mục đích sử dụng vốn của khách hàng có hợp pháp không.

- Bước 2: Xếp hạng tín dụng trên hệ thống chấm điểm

Trên cơ sở các thông tin, hồ sơ thu thập được, cán bộ chấm điểm tiến hành nhập liệu tự động báo cáo tài chính và thông tin phi tài chính của khách hàng trên hệ thống. Cuối cùng, cán bộ chấm điểm đánh giá xem xét và ghi rõ nội dung đề xuất hoặc cần chú ý, lưu và chuyển bản ghi chấm điểm cho lãnh đạo phòng thực hiện rà soát kết quả chấm điểm tín dụng.

- Bước 3: Rà soát kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng

Lãnh đạo phòng ban sẽ kiểm tra, rà soát nội dung chấm điểm so với tờ trình và hồ sơ tín dụng, đề xuất điều chỉnh hạng (nếu có) và tiếp tục đệ trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- Bước 4: Phê duyệt kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng

+ Đối với các khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt hạng của chi nhánh: người có thẩm quyền tại chi nhánh xem xét kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng, yêu cầu cán bộ chấm điểm tín dụng giải trình, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có) và thực hiện phê duyệt kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng (giữ nguyên, tăng hoặc giảm hạng).

+ Đối với các khoản tín dụng vượt thẩm quyền phê duyệt hạng của chi nhánh: người có thẩm quyền tại chi nhánh xem xét kết quả chấm điểm xếp hạng tín dụng, yêu cầu cán bộ chấm điểm tín dụng giải trình, bổ sung, chỉnh sửa (nếu có) và thực hiện chuyển tiếp hồ sơ chấm điểm XHTD theo luồng phê duyệt cấp cao hơn tại Trụ sở chính.

- Bước 5: Cập nhật dữ liệu lưu trữ hồ sơ

Cán bộ hỗ trợ tín dụng tiến hành lưu trữ toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc chấm điểm vào hồ sơ tín dụng chung, đồng thời căn cứ kết quả xếp hạng để áp dụng cho các tác nghiệp sau phê duyệt như giải ngân, phát hành bảo lãnh, L/C,…

Một phần của tài liệu Vận dụng mô hình logistic và neural network trong xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 30 - 33)