Giọng điệu châm biếm, hài hước, bỡn cợt

Một phần của tài liệu Thơ nguyễn duy từ cảm hứng đến giọng điệu (Trang 53 - 62)

8. Bố cục của khoá luận

3.2.1. Giọng điệu châm biếm, hài hước, bỡn cợt

Không phải ngẫu nhiên mà Chu Văn Sơn lại trân trọng gọi Nguyễn Duy

là “thi sỹ thảo dân”. Đọc thơ Nguyễn Duy ta bắt gặp rất nhiều những khúc

hát ru ngọt ngào:

“Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Tuy nhiên trong điệu hồn dân tộc đằm thắm ấy thì giọng điệu dễ dàng nhận ra ở Nguyễn Duy dường như có phần gai góc, bỡn cợt. Có người gọi đó

là “giọng bụi”, “giọng ghẹo”. Khuynh hướng này không phải đến bây giờ mới

xuất hiện nhưng trong khoảng chục năm trở lại đây càng hiện rõ.

Cái hài vốn là phạm trù thẩm mỹ mang ý nghĩa phát hiện ra bản chất của cái đáng cười ở cả góc độ tư duy luận lý và ý nghĩa xã hội. Cuộc đời với những nghịch lý, những điều trái tự nhiên buồn cười được phơi bày. Nguyễn Duy đi sâu vào những hiện tượng sự vật đó, nhìn chúng bằng cái nhìn hài

hước và thể hiện bằng lối thơ dí dỏm, thông minh. Tiếng cười trong thơ Nguyễn Duy có nhiều sắc thái nhưng nhìn chung có thể chia thành hai dạng: châm biếm và tự giễu.

Tiếng cười châm biếm đã xuất hiện rất sớm trong thơ Nguyễn Duy khi ông chĩa mũi nhọn tấn công kẻ thù. Ông không hướng vào những tên lính Mỹ

tầm thường mà châm biếm hẳn những kẻ “chóp bu” đang ngự trị trong lầu

Năm Góc, vào khía cạnh lố lăng, kệch cỡm trong văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ.

Trong bài “Theo dòng thời sự”, Nguyễn Duy đã mượn lời những người dân

để nói về Tổng thống Mỹ, các quan chức cấp cao và cả Quốc hội Mỹ bằng

một giọng rất ngang hàng, thậm chí “bề trên”.

“Này, Kít sang Trung Đông còn nằm lỳ bên ấy chuyện Việt Nam, cu cậu muốn tảng lờ

lão Pho vòi ba trăm triệu đô la

quốc hội mùa hè, nó còn đi nghỉ mát”

Khoảng cách giữa Tổng thống của một nước đế quốc lớn nhất, hùng mạnh nhất với người người dân một nước nhỏ bé hầu như không tồn tại.

Trong ngôn ngữ bình dân từ “lão” thường dùng để nói về những người quen biết, hàng xóm láng giềng, còn từ “cu cậu” tệ hơn nữa, chỉ dùng để nói đến những kẻ “chiếu dưới”, đám con cháu hiếu động. Đây không phải là cách Nguyễn Duy phóng đại mà chủ yếu là tác giả đã “chộp” được tần số sóng

ngôn ngữ rất độc đáo và đặc sắc trong dân gian để làm giàu cho giọng điệu thơ của mình.

Đặc sắc hơn nữa phải kể đến “Biếm hoạ”, một bài thơ sử dụng giọng

điệu trực tiếp. Không đến mức quá sâu cay, tiếng cười châm biếm của

Nguyễn Duy có vẻ khá nhẹ nhàng nhưng cũng đủ sức “hạ gục” đối thủ: “Ta không mời, người Mỹ cứ đến đây

mâm tiệc chia ly, Sài Gòn bày sẵn đấy món đại bác làm đầu

hàng vạn trái bưng lên

mọi người Mỹ ở đây, không phân biệt sang hèn hăm mốt trái mỗi người, xin mời nhận đủ khách quốc gia cả mà

quà quốc tế gọi là đúng lễ”

Đó là tiếng cười độ lượng, bao dung của người chiến thắng, khi cái thiện đã chiến thắng cái ác, khi lẽ phải đã chiến thắng sự phi nghĩa. Trong tiếng cười đó có vẻ đẹp của tinh thần trượng nghĩa mà nhân dân ta đã dày công tạo dựng và xây đắp.

Như vậy bằng ngôn ngữ nôm na, bình dân, giọng điệu hài hước của Nguyễn Duy đã mang lại cho người đọc một cái nhìn mới đầy thú vị với những kẻ thù của dân tộc và thể hiện được tấm lòng nhân hậu của con người Việt Nam.

Tuy nhiên cái ấn tượng nhất và xót xa nhất chính là giọng tự trào. Ông

tự ví mình là một vị “nguyên thủ tanh bành quốc gia”. Nguyễn Duy tự biến

mình thành đối tượng để trào lộng, khi ở tư cách một thi nhân lúc là một trụ cột trong gia đình.

Thay cho lời bạt tập thơ “Sáu và tám” ở bài “Tập ru con”, Nguyễn

Duy đã tự xem mình là một gã tâm thần.

“U ơ ú ớ ở thâm niên dở khôn dở dại dở điên

động kinh thè lưỡi thánh thần làm oai”

Hoặc có lúc ông tự coi mình là một kẻ bất tài và nhiễu sự, kẻ “nưng nứng mộng siêu nhân” suốt đời toàn nói chuyện to tát, rốt cuộc có gì? “Vắt

mình ra mấy giọt thơ nhạt phèo” và “những con chữ tong teo” (Cõi về). Suốt

đời tìm kiếm mơ mộng gớm ghê những gì gì nhưng rốt cuộc đến cái thân

mình còn để cho “thất tha thất thểu văn chương / kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài”, hoặc là một kẻ “rỗng tênh huyênh”.

Ông đã tự hoạ chân dung mình bằng một hình ảnh thật kỳ dị:

“Sáu mồm hai mũi ba tai

một con mắt đú đởn vài con ngươi dạ dày còn một nửa thôi

phần tư bộ óc và mười quả tim”

Và với cái bộ dạng xộc xệch, không bình thường ấy Nguyễn Duy “đi bụi”: “Giọt rơi hơi bị trong veo

mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi chân mây hơi bị cuối trời em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu” (Chạnh lòng 1)

Với “giọng bụi”, “giọng ghẹo”, Nguyễn Duy đã đưa vào thơ mình những “ngôn ngữ đường phố”, những “tư duy đường phố” nhưng nó không

làm cản trở mạch thơ mà còn tạo thêm hiệu quả, gây hứng thú bất ngờ với người đọc.

Trong vai trò là một thi sỹ, tiếng cười còn thể hiện ở những mâu thuẫn song hành khó tồn tại giữa hiện thực và ước muốn, giữa khả năng và hiện thực, giữa nghiệp và nghề:

“Nghe đồn thi sỹ đi buôn

trời sao thoả thuận bán buôn bầu trời” (Thi sỹ)

Thi sỹ mà đi buôn được thì trời sao cũng có thể “bán được bầu trời”, thật là “coi trời bằng vung”. Ở đây có bức hài kịch giữa nghiệp và đời:

“Nghe đồn thi sỹ làm quan

gió mây bỗng hết muốn làm gió mây từ khi thi sỹ mập ù

trăng rằm xuống tóc đi tu giữa trời” (Thi sỹ)

Đây là cái cười sâu sắc đậm chất suy tư, ngậm ngùi của riêng thi sỹ. Nguyễn Duy tự ví mình như một hạt bụi bay trong cõi người, như hạt cát trôi trong lòng sông Mạ, như giọt nước trôi biệt tăm ngoài biển cả. Thơ ông không phán truyền, rao giảng như một thánh nhân, không tuyên ngôn đúc kết như một hiền triết, chân dung thi sỹ giờ đây chẳng còn một tí hào quang nào, thậm chí còn nhếch nhác, bụi bặm:

“Thơ ơi ta bảo thơ này để ta đi cấy đi cày nuôi thơ”

(Bao cấp thơ)

Trong tư cách là trụ cột gia đình, Nguyễn Duy càng day dứt hơn. Bao

lâu nay “cõi bình yên” của gia đình chỉ do “mình em” “đảm nhận”, còn “anh” thì:

“Thông thường thượng giới rong chơi trần gian choang choác sự đời tuỳ em” (Vợ ốm)

“Tuỳ em” tưởng là sự hào phóng của anh chồng yêu vợ, nể vợ. Ai ngờ

vợ ngã bệnh một cái là bày ra hết cái vụng về, yếu kém toàn diện của gã đàn ông. Có vẻ xưa nay đàng hoàng, phong lưu là vậy mà một thử thách nhỏ đã sợ

hãi “tứ chi lõng thõng rụng rời”, chẳng thu xếp nổi việc gì. Công việc bê trễ,

con cái, nhà cửa nhếch nhác, nợ nần chồng chất. Thi sỹ đã gồng mình lên như

“con ngựa thồ” vậy mà không tải nổi gánh nặng gia đình. Cuối cùng đành

“Cha con chúa chổm loanh quanh

anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia” (Vợ ốm)

Những dòng thơ trong giọng tự trào của Nguyễn Duy đã trở nên xót xa hơn bao giờ hết trong cái nửa khóc, nửa cười ra nước mắt của con người quyết tâm làm người cho ra người mà không sao làm được, là cái cười chua chát, xót xa của một con người dốc lòng mong hành hiệp đến nơi đến chốn thế mà cứ bị văng ra khỏi quỹ đạo của mình.

Ngoài tiếng cười tự trào thì đối tượng được gây cười nhiều vẫn là những đối tượng của tiếng cười truyền thống. Đó là sự mê tín dị đoan, cúng cầu, đồng bóng của những người dân chân lấm tay bùn sau luỹ tre làng:

“Người về sắm sửa cho ma ngựa xa khăn áo lụa là kim ngân lăm lăm cái thước phàm trần

làm sao đo được thánh thần đâu em” (Tôi và em và…)

Hay:

“Dấn thân vào tận cõi thiên còn mẻ đụn gạo đụn tiền cho ma”

Tuy nhiên có thể thấy cái cười ở đây là cái cười không mang tính chất phê phán mà tác giả chỉ gửi vào đây một cái nhìn hài hước, phát hiện ra nét mâu thuẫn buồn cười.

Nhưng cũng có những cái cười, cái mâu thuẫn khiến ta phải xót xa, suy nghĩ. Đó là cái cười đối với những thay đổi trong đời sống ở thời buổi kinh tế thị trường. Thơ Nguyễn Duy đã phản ánh nhiều vấn đề nóng hổi của cuộc sống nhân dân bằng một giọng thơ khách quan, châm biếm đầy hài hước như Việt Nam xuất hiện Siđa, núi Vọng Phu bị hạ sát lấy đá nung vôi, lụt đồng bằng

sông Cửu Long và biết bao vấn đề nảy sinh làm bẩn bầu không khí xã hội…. Thi

sỹ thảo dân đã trở thành lương y “chẩn” “căn bệnh thế kỷ”: “Lục bục bụng dạ sôi

ruột gan có vấn đề gì đó

nghe chừng lục phủ ngũ tạng đều cọt kẹt Siđa giác quan? Ung thư toàn thân?”

(Kim mộc thuỷ hoả thổ)

Khi quan sát cảnh đi chùa của khách thập phương, nhà thơ đã thành nhà quay phim chớp lấy cái cốt lõi của vấn đề và nhanh chóng đưa lên cận cảnh những phác hoạ sắc nét như những thiên phóng sự về những oái ăm, trớ trêu của người đời nay nơi cửa thiền. Cảnh đi chùa Hương đối nghịch và thật lạ mắt:

“Từng đôi anh chị trước sau

từng bầy xe cúp lùa nhau trên đường cũng là đi hội chùa Hương

nón mê chân đất thập phương gập ghềnh”

Có những người đi chùa đấy nhưng hình như không phải vì tín ngưỡng hay vì sự thanh tịnh của lòng người, vui thú nhàn tản chốn Hương Sơn. Ít nhất họ vì nỗi lo cơm áo, lên chùa chỉ cầu nguyện cho một điều sát sạt với sự tồn

tại của con người: “Cầu cho giá gạo hàng ngày đừng lên”.

Còn kẻ tu hành thì: “Thiền sư theo chợ bỏ chùa / loay hoay thui chó nửa mùa hết rơm” (Chùm “Mộng du”)

Ngay cả đến những bậc anh hùng, triết gia và thi nhân trong cú quay cận cảnh thì cái sự cao sang, đàng hoàng của họ biến sạch sành sanh chỉ còn:

“Cõi phàm sấp ngửa quanh ta

thánh hiền thụt lưỡi triết gia gãi đầu”

“Anh hùng ngáp vặt từ lâu

thi nhân nhả ngọc phun châu phều phào”

Từ cái hiện thực xã hội như vậy, nhà thơ ao ước trở về với cái thời xa xưa:

“Bao giờ cho tới ngày xưa yêu như các cụ cho vừa lòng ta cái thời chưa nhiễm siđa

yêu lăn yêu lóc la đà đã chưa”

(Được yêu như thể ca dao)

Màu sắc hài hước trong thơ Nguyễn Duy còn thể hiện ở cách đánh giá

lại các “nhân vật văn học” truyền thống như: Thị Kính, Thị Mầu, Thị Nở…

Các nhà thơ thường khai thác đề tài này đưa vào đó cách nhìn mới, đánh giá lại các nhân vật mà xưa nay đã được xem như một hằng số tượng trưng cho một hạng người, một phạm trù đạo đức thẩm mỹ.

Trong chùm thơ “Kính gửi các liền chị”, Thị Nở được nằm giữa những chữ “kính thưa”, “tuyệt trần”, với một thiên nhiên hoang sơ và "hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích” (Nguyễn Tuân):

“Kính thưa Thị Nở tuyệt trần

trăng ngồn ngộn thở khoả thân với người nhớ không sông ộp oạp xuôi

gió oằn oại hổn hển trời phù sa”

Thị Mầu thì được gắn với chữ “thục nữ” và nhà thơ đã cổ vũ nhiệt

thành cho sự hết mình trong tình yêu của nàng:

“Kính thưa thục nữ Thị Mầu

yêu siêu cỡ đó trước sau mấy người mấy ai dám chịu dám chơi

Mặt khác ông lại như ngăn bớt lại cái “ngúng ngoẳng”, đốp chát vỡ

mặt của Thị Đốp:

“Thôi mà ngúng ngoẳng nhau chi già rồi đấy lạy nhau đi là vừa”

Còn với Thị Kính ông dành cho nàng sự cảm thông đặc biệt:

“Kính thưa Thị Kính láng giềng ái ân thì ít oan khiên lại nhiều dấu xưa khuất nẻo chuông chiều nỗi đau còn lủng lẳng treo giữa trời”

Đúng là một cách nhìn nhận bất ngờ, hài hước nơi Nguyễn Duy. Nhưng đằng sau tiếng cười ấy thấm đượm bao xót xa ngậm ngùi.

Chất hài hước trong những bài vè nói ngược của thơ ca dân gian cũng được Nguyễn Duy khai thác, sử dụng để tạo ra một sắc thái riêng trong giọng cười của thơ mình.

Ta bắt gặp rất nhiều những câu vè nói ngược trong ca dao. Ở đó các cặp sóng đôi thường có sự đảo ngược về tính chất, đặc điểm hoặc chức năng. Nói cái ngược là để làm rõ hơn cái thuận, để tạo ra sự hài hước, ngộ nghĩnh để làm

sâu thêm nhận thức về đặc điểm của sự vật đó. Ví như: “Hùm nằm cho lợn liếm lông / Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi”, hay: “Bao giờ cho đến tháng ba / Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng” (Ca dao).

Tiếp thu những truyền thống dân gian ấy, ta có thể tìm thấy những cặp

phạm trù sóng đôi ấy trong “Xẩm ngọng” của Nguyễn Duy. “Siêng làm xúc phạm phàm ăn

kẻ đi xúc phạm kẻ nằm dài lưng cái sang xúc phạm cái nghèo

cái ngay xúc phạm cái khèo bẩm sinh đàn kêu tích tịch tình tang

nàng chơi đẹp xúc phạm chàng xấu chơi”

Những cặp phạm trù mang dấu ấn hiện đại ấy có một sức khái quát hơn và còn như một nghịch lý ở cuộc đời. Ở trong cuộc sống bây giờ mọi thứ đều có thể thay đổi. Cái đẹp và cái xấu, cái cao thượng và cái thấp hèn, ánh sáng và bóng tối không có ranh giới rõ ràng. Chúng luôn có xu hướng đan cài vào nhau, biến đổi không có gì nhất thành bất biến. Đẹp như trăng, sáng như trăng mà trong con mắt của Nguyễn Duy nó còn lẫn cả sự tầm thường: nói lăng nhăng, bạc như vôi, lẻ loi khuyết tròn, cũng đau thương như con người:

“Người gì người trắng như trăng

trăng gì trăng nói lăng nhăng như người trăng gì trăng bạc như vôi

người gì người khuyết người vơi người tròn” (Người trăng)

Xấu - đẹp bên nhau, sáng - tối pha trộn, người - trăng đan cài. Đó chính là những vùng sáng mờ tối đan xen, không dễ gì nhận ra trong cuộc sống của con người. Đó cũng chính là nét riêng, nét đặc biệt trong giọng điệu hài hước của Nguyễn Duy.

Chất hài trong thơ đã tạo nên một khuynh hướng, một tiếng nói, một giọng điệu thơ riêng cho Nguyễn Duy. Đó là giọng thơ trào lộng, nhưng thông minh sâu sắc. Cười rồi nhưng dư ba, những suy nghĩ dừng lại trong lòng không phải nụ cười mà là những giọt nước mắt chua chát, xót xa và hơn hết là sự suy tư, chiêm nghiệm về con người, về cuộc đời.

Một phần của tài liệu Thơ nguyễn duy từ cảm hứng đến giọng điệu (Trang 53 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)