Về nhân dân

Một phần của tài liệu Thơ nguyễn duy từ cảm hứng đến giọng điệu (Trang 33 - 39)

8. Bố cục của khoá luận

2.2.1.2. Về nhân dân

Nhân dân là ai? Câu hỏi này đã từng đặt ra cho lớp nhà văn trước Cách mạng khi cầm bút đi theo kháng chiến. Xuất thân của họ phần đông là trí thức tiểu tư sản, ít có điều kiện gần gũi cũng như hiểu biết về người nông dân. Trong mắt họ nhân dân bấy giờ phần đông là những người nông dân mù chữ, đời sống tối tăm, nhếch nhác… Những nhà văn của chúng ta cũng có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước, muốn đi theo kháng chiến nhưng kháng chiến lại là những người nông dân như họ thấy thì không tránh khỏi những băn

khoăn, nghi ngờ. Hoá giải điều đó, Nam Cao cho ra đời tuyên ngôn “Đôi mắt” để xác định quan điểm lập trường cả một thế hệ nhà văn cùng thời. Điều

kỳ diệu là tuyên ngôn ấy sau khi ra đời không chỉ dành riêng cho thế hệ nhà văn như Nam Cao mà có giá trị với mọi thời đại. Nhận thức về nhân dân vẫn là một chủ đề muôn thuở và mang đầy tính thời sự.

Nếu như ở triết lý nhân sinh, Nguyễn Duy khẳng định lẽ sống của mình là sống hết mình để trải nghiệm, lấy đạo chân thành là điều kiện tất yếu để tồn tại thì khi suy nghĩ về nhân dân, Nguyễn Duy đã bắt đầu từ cái bình thường, cái nhỏ bé đơn sơ. Bởi đó là gốc rễ, nguồn cội, là nơi khởi đầu, là cái hoàn kết cũng là cái vĩ đại, lớn lao nhất mà mỗi cá nhân, cá thể là một phần trong đó để làm nên cái vĩ đại, lớn lao ấy.

Khởi nguồn từ sự ra đi của đời người “bước thứ nhất đặt bàn chân vào lửa”, Nguyễn Duy đã triết lý về nhân dân ở một cái nhìn sử thi. Ngay từ buổi

đầu cầm súng, cầm bút, Nguyễn Duy đã xác định cốt lõi của cái tôi cá nhân - cá thể là một phần bình dị nhỏ bé của cộng đồng. Chính cộng đồng làm nên sức mạnh cho cá nhân, che chở cho cá nhân được vững bền yên ổn. Trải qua

“những năm tháng đạn bom như gieo mạ”, Nguyễn Duy thấy ở đó bao nhiêu

thân thương, ruột thịt và cả lẽ sinh tử đời người:

“Nhà dân che nắng che mưa chắn che cái chết cũng là nhà dân cần chi ở tháng năm

trú thân một lát hay nằm một đêm một đời không thể nào quên

lòng dân - chiếc mộc vững bền che ta” (Hầm chữ A)

Trong suốt cuộc đời, triết lý ấy như đinh ninh một lời thề, một lời hứa hẹn với nhà thơ. Sống trong lòng dân, hoà mình với cộng đồng cho nên dọc đường chiến tranh, từ những sự vật, hình ảnh đơn sơ, giản dị, ai mà chẳng thấy nhưng không phải nhà thơ nào cũng có cảm xúc chân thành để viết nên được những bài thơ có ý nghĩa sâu sắc. Chính vì vậy mà sau này Nguyễn Duy

mới nâng lên thành quan điểm nhân sinh vững chắc. “Ta là dân vậy thì ta tồn tại”. Dường như đó là tâm điểm quy chiếu mọi cảm xúc, nghĩ suy của nhà thơ

sau này. Trong tình cảnh nào cũng bật lên trong Nguyễn Duy triết lý về sức

mạnh của sự chở che của cộng đồng. Được nằm trong “Hơi ấm ổ rơm”, nhà

thơ nhận ra:

“Hạt gạo nuôi tất cả chúng ta no riêng cái ấm nồng nàn như lửa cái mộc mạc lên hương của lúa đâu dễ chia cho tất cả mọi người” (Hơi ấm ổ rơm)

Đó là một điều bình dị nhưng chỉ người nghệ sỹ có tâm hồn biết rung cảm, có chiều sâu triết lý mới đúc rút ra được. Ổ rơm kia thoắt chốc đã trở thành nghĩa tình, nó đẹp cái đẹp của kén bọc tằm, chở che và yêu thương vô bờ.

Uống bát nước ngô giữa trưa hè nóng bức, người lính cũng nghẹn ngào:

“Ai chưa uống nước ngô non

là chưa được thấm cái ngon của đồng cây ngô đứng nắng vẹo hông

cho con bát nước mát lòng mẹ ơi”

(Bát nước ngô của mẹ Việt ở Cam Lộ)

Trân trọng biết ơn người lao động, biết ơn nhân dân là cảm hứng mà nhiều cây bút kháng chiến thường thể hiện. Chế Lan Viên cũng ngợi ca nhân dân - người mẹ đã cho mình nguồn sống thiêng liêng:

“Con gặp lại Nhân dân như nai về suối cũ Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa” (Tiếng hát con tàu)

Nguyễn Duy cũng có nhiều suy tư về nguồn cội, nhân dân, đất nước. Mọi chiêm nghiệm của Nguyễn Duy bao giờ cũng đúc rút về cái đẹp, cái nhân văn cao cả. Nó vượt lên từ thiếu thốn, gian khổ mất mát mà đầy ắp tình thương:

“Cái lớn lao còn lại hôm nay là nguyên vẹn Nhân dân, Tổ quốc ta hành hương trên đất đai sum họp nơi nào cũng có thân nhân”

(Tìm thân nhân)

Triết lý của Nguyễn Duy hết sức lạc quan và khoẻ khoắn, giống như niềm tin của người lao động: còn da - lông mọc, còn chồi - nảy cây. Nhân dân là nguồn cội, là khởi đầu của tất cả. Những hình ảnh hạt cát, giọt nước, hạt bụi… đều tượng trưng một cái gì đó thật nhỏ bé, đơn sơ, khiêm nhường mà giàu ý nghĩa. Từ những hình ảnh ấy, Nguyễn Duy khái quát thành chân lý:

“Giọt nước nhỏ bặt tăm ngoài biển ngày ngày làm mây bay về nguồn” (Dòng sông mẹ)

Đó là chân lý thuỷ chung, nhắc nhở con người không bao giờ quên nguồn cội của mình. Con người sống không thể thiếu nguồn cội. Dù ở đâu, trong hoàn cảnh nào con người cũng cần phải có một điểm tựa, bến đỗ, nơi đi về của đời mình, để được là chính mình, thậm chí nó là một phần căn cốt của con người, đó chính là quê nhà với những người thân yêu nhất:

“Không thể sống nổi cuộc đời người khác ta nhớ ta, bụi bặm quê nhà”

(Nhớ nhà) “Tấm thân phiêu dạt quê người linh hồn vẫn ở lại nơi quê nhà” (Tưởng niệm)

Với Nguyễn Duy, hành trình đường xa, mọi sự vật, tình huống đều luôn gợi cho ông nỗi nhớ quê nhà, so sánh với quê nhà, với bao nhiêu gương mặt thân thương, với bao nhiêu kỷ niệm. Tất cả những gì lớn lao, thiêng liêng ấy được Nguyễn Duy khái quát lại bằng cái bình dị, thân thuộc mà cũng mang sức mạnh kỳ diệu nhất:

“Ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết những lời mẹ ru”

(Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Nguyễn Duy yêu những gì thuộc về quá khứ và tình cảm ấy cho nhà thơ những nhận thức về hiện tại, về nhân dân, cộng đồng, quê hương để càng gắn bó sâu sắc hơn.

Trở về với hoà bình, triết lý về nhân dân của Nguyễn Duy có những điểm khác biệt so với thời chiến tranh. Nhân dân vẫn là nguồn cội, là biểu tượng của sức sống vĩnh hằng, bất diệt, tình thương, sự hy sinh, che chở, bao dung và độ lượng nhưng Nguyễn Duy đã có sự nhận thức, định lại các giá trị về nhân dân trong cái nhìn đời thường, chân thực, tỉnh táo. Hiện thực với những nghịch lý, những góc khuất của đời sống cá nhân đã cho nhà thơ chiêm nghiệm, đúc rút ra những triết lý xót xa. Bằng bản lĩnh của mình, Nguyễn Duy đã dám nhìn thẳng vào sự thật để nhận ra ở nhân dân trong chiều kích nỗi đau và sự mất mát mà những lý tưởng hào quang tôn vinh không che lấp nổi. Hiện thực có khi thật tàn nhẫn nhưng không thể phủ nhận:

“Con chết trẻ làm thần liệt sỹ mẹ sống già làm ma giữa đời” (Ám ảnh cát)

Đó chính là nỗi đau còn mãi khi chiến tranh đã đi qua,“dù lửa đạn không cháy nữa / cuộc chiến tranh lạnh lẽo vẫn đang còn”.

Nếu cuộc sống chúng sinh không cơ cực, lầm than, làm sao trong cơn mưa Nguyễn Duy lại dự cảm:

“Năm nay lại lụt trắng đồng

quê ta lại tỏng tòng tong mùa màng làng ta lại lóp ngóp làng

làng ta lại ếch nhái hoang cả làng” (Dân ơi!)

Về cánh đồng muối, với những “ô cát mặn mòi”, với màu trắng và vị

mặn, Nguyễn Duy cũng day dứt, xót xa liên tưởng đến sự đánh đổi của

“những con người tất bật chịu đen da cho muối trắng / nếm muối chảy ròng ròng qua mắt / và nghe muối kết tinh trên da thịt mình” (Muối trắng). Dù cho

đi đến đâu, trong hoàn cảnh nào, Nguyễn Duy cũng luôn khắc khoải về thân phận của những số kiếp lênh đênh, bèo bọt. Một chiều ba mươi tết mặc dù cả thành phố đang tưng bừng đón xuân nhưng Nguyễn Duy vẫn ưu tư về thân

phận con cò “lặn lội bên bờ đại dương, bắt con tép giữa bãi Sình / cái chân đen đủi cái mình trắng phau”, những “em điếm ế đón giao thừa gốc cây”, “lão bị gậy khóc khàn trên sân ga” hay “chú bé đi bụi khèo mái hiên lắng nghe” tiếng pháo giao thừa.

Nguyễn Duy đã nói bằng tiếng nói riêng của mình, chân thực và cụ thể nhất, thiết thực nhất cho những gì đáng nói nhất. Triết lý về chúng sinh thảo dân trong thơ ông thuần là những hình ảnh mang chiều sâu của chủ nghĩa nhân đạo. Những gương mặt, bóng dáng thảo dân trong thơ ông vừa có cái quen thuộc ta đã gặp trong thơ Nguyễn Du, Cao Bá Quát… vừa như đang tồn tại xung quanh ta hằng ngày. Nguyễn Duy viết về họ là viết về chính mình, tri ân với nguồn gốc, cội rễ của mình.

Triết lý về nhân dân thực chất cũng là một cách Nguyễn Duy triết lý về lẽ sống. Con người ta dù có đi xa, bay cao đến đâu rồi cũng có ngày không

tránh khỏi câu hỏi: đâu là điểm tựa, là nơi nương náu, là nơi yên ổn nhất của đời mình? Trong nội dung triết lý của Nguyễn Duy, nhân dân là nguồn cội, mang sức mạnh bất diệt và cũng là nhân dân - những chúng sinh của thì hiện tại đã và đang gánh chịu nhiều hy sinh, mất mát, đau thương. Nguyễn Duy đã tiếp thu quan niệm, triết lý truyền thống, tuy nhiên tác giả đã phát triển và có những nét mới thể hiện một cách toàn diện và cụ thể hơn, phù hợp với tư duy, ý thức hiện đại.

Một phần của tài liệu Thơ nguyễn duy từ cảm hứng đến giọng điệu (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)