Về chủ thể sáng tạo nghệ thuật

Một phần của tài liệu Thơ nguyễn duy từ cảm hứng đến giọng điệu (Trang 47)

8. Bố cục của khoá luận

2.2.2.2.Về chủ thể sáng tạo nghệ thuật

Nghệ thuật là sự sáng tạo mà mỗi người nghệ sỹ chính là một người sáng tạo. Mỗi nghệ sỹ khi cầm bút lại có những quan niệm nghệ thuật khác nhau. Mặc dù có người từng thở than:

“Ai bảo mắc duyên vào bút mực Suốt đời mang lấy số long đong” (Nguyễn Bính)

Hay cám cảnh:

“Văn chương hạ giới rẻ như bèo” (Tản Đà)

Nhưng rồi họ vẫn dấn thân mình trải nghiệm vào cuộc sống để mong

cho thơ mình được là “rượu của chúng sinh”- để tri ân với cuộc đời.

Nguyễn Duy cũng vậy. Ông đã từng chép miệng: “Người thơ chịu án khổ sai thơ”, hay: “Câu thơ thật đổi lấy đồng tiền giả”. Nhưng vẫn quan

niệm người cầm bút chính là một thảo dân đích thực.

Tự nhận mình “mang dấu ấn ruộng vườn”, sáng tạo nghệ thuật phục vụ

chúng sinh hiển nhiên thơ và người Nguyễn Duy là cái tôi bụi bặm và khát khao đổi mới, nhưng dù ở đâu, dù thế nào nhà thơ vẫn trung thành với xác tín nghệ thuật của một thi sỹ thảo dân. Cũng cần phải khẳng định rằng trước khi thành một thi sỹ thảo dân, Nguyễn Duy đã là một thảo dân đích thực. Giống như Nam Cao lớn lên ở vùng chiêm trũng, suốt đời cầm bút nhà văn luôn băn

bụng nuôi mình. Trong thơ Nguyễn Duy nghệ sỹ và chúng sinh không có khoảng cách:

“Lẫn trong thập loại chúng sinh người như thế mới tài tình làm sao” (Tiên Điền)

Hoá ra nghệ sỹ là kẻ thuộc về chúng sinh, “lẫn trong thập loại chúng sinh” nghĩa là sống cuộc đời của kiếp chúng sinh, nếu không làm chúng sinh

thì làm sao có thể hiểu họ, viết về họ được. Đó chính là vị trí, là xuất phát của nghệ sỹ trước cuộc đời. Lúc khác nghệ sỹ lại tự cho mình bình thản, an nhiên:

“Bụi trần thánh nhấp nhánh rơi bình tâm làm hạt bụi người mà bay”

(Saint louis, 14.6.1995) Tự cho mình là “cỏ” để:

“Chia mình cho mọi buồn đau

tan mình trong mọi sắc màu vui tươi” (Cỏ dại)

“Lẫn trong thập loại chúng sinh” hay là “bụi”, là “cỏ” thì có gì khác nhau bởi ngẫm cho cùng thì:“Bao nhiêu là bóng siêu nhân / khuất trong bóng cỏ giữa trần gian thôi”(Cỏ dại). Có là ngôi sao thì rồi cũng đến lúc phải “hoá kiếp dấu chân ven đường”, dẫu là bụi cũng tự hào “linh hồn cát bụi ở miền trong veo”. Bản lĩnh nghệ sỹ của Nguyễn Duy là thế, bình dị, khiêm nhường

mà cứng cỏi, kiêu sang, nghĩa khí.

Không chỉ đâu đó trong một vài bài thơ, có những câu lác đác như là tuyên ngôn mà Nguyễn Duy đã minh chứng cho quan niệm nghệ thuật bằng cả đời viết của mình. Nguyễn Duy đã nói bằng tiếng nói chân thực, tiếng nói

sinh” nên tình cờ “nằm võng đi ra bể”, phút ngẫu hứng nghệ sỹ bỗng hoá thành “một gã hát rong chẳng xin tiền”. Khi vợ ốm, “một thi nhân hoá phăm phăm ngựa thồ” để lo đủ “việc thiên, việc địa, việc nhà”.

Một thời người ta đề cao, nếu không nói là quan trọng vai trò của người

cầm bút. Người cầm bút tự cho mình là kẻ có đôi chút “khác người”. Cho đến

khi văn học đổi mới, trong khuynh hướng dân chủ hoá, nói như Nguyễn Huy

Thiệp là văn chương mới được trở về với cái gọi là “bản tính” của nó, vai trò

của nghệ sỹ cũng được nhìn nhận đúng đắn, nghệ sỹ được quyền nói tiếng nói đích thực theo quan điểm mà mình xác định. Quan niệm về nghệ sỹ của Nguyễn Duy thực chất được chuyển hoá từ quan niệm nhân sinh. Chính vì

sống đạo chân thành, sống hết mình cùng chúng sinh mà nghệ sỹ có thể “hát bài êm ái / sống yên vui và nằm xuống yên lòng” (Thăm nghĩa trang Talin).

Vì thuộc về chúng sinh nên nghệ sỹ là người nói tiếng nói hồn nhiên nhất của cuộc sống này. Ngẫm sâu xa thì quan niệm này không phải là mới, nó là yêu cầu của sự sáng tạo. Đó là quy luật tất yếu. Nguyễn Duy không làm mới quan niệm đó. Điều quan trọng là trong sự nghiệp của mình, Nguyễn Duy có làm đượcc điều đó hay không và liệu tiếng nói đó có được thừa nhận?

Nam Cao cũng đã khẳng định “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho; văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”.

Xuân Quỳnh cũng đã rất thẳng thắn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

“Anh hãy nghĩ khác xa điều tôi nghĩ Thơ tôi làm không phải để anh theo”

Ngay từ những năm đầu cầm bút, chân lý của Nguyễn Duy đã chắc như đinh đóng cột:

(Khúc dân ca)

Tiếng nói hồn nhiên của cuộc sống này trước hết nó phải xuất phát từ chủ thể sáng tạo, nó là tiếng nói riêng của người nghệ sỹ. Nó còn là tiếng nói tự do mà nghệ sỹ muốn vươn tới:

“Ta khao khát tiếng hát giun dế không biên tập, không kiểm duyệt” (Kim mộc thuỷ hoả thổ)

Đó còn là tiếng nói chân thật, hồn nhiên của sự sống, “tiếng tròn sáng của nắng và gió, tiếng hát giun dế”… (Kim mộc thuỷ hoả thổ), tiếng nói

trung thực và thẳng thắn. Làm được điều đó người nghệ sỹ phải chấp nhận

mình “người thơ chịu án khổ sai thơ”, “cây bút vẫn đêm đêm thao thức như cây chổi quét đường”, viết những “câu thơ tuẫn tiết để đánh thức tiềm lực”, phủ nhận những “huyền thoại cũ mèm”, những cái đẹp “lẽ ra không nên tồn tại nữa”.

Tiếng nói hồn nhiên của sự sống còn đồng nghĩa với sự sáng tạo. Sáng tạo là sự khổ luyện, nghệ sỹ là người sáng tạo nên thế giới theo cách của

mình. Nghệ sỹ để có những phút “giời cho” phải chấp nhận những phút “giời đày”. Thế giới đầy màu sắc có thể sẽ là “màu câm điếc, màu vô tri, màu chết”… nếu không có:

“Màu hoạ sỹ

màu hợp chất bất tử không là màu nào

không phụ thuộc màu nào” (Màu và sắc)

Nghệ sỹ là người biết lựa chọn, ấp ủ phôi thai để sáng tạo nghệ thuật: “Trong tảng đá có pho tượng đẹp / chỉ cần bàn tay biết lấy ra” (Mảng và khối).

Để nói được tiếng nói riêng, phát huy được sáng tạo, nghệ sỹ phải được tự do, nghĩa là có quyền nói tiếng nói của mình bằng văn chương theo quan niệm nghệ thuật mà mình đã tôn thờ, miễn là tiếng nói đó không đi ngược, không phản nhân văn, nó thuộc về con người, về đời sống thực đang hiện hữu này.

Từ những hình tượng cụ thể của đời sống hằng ngày, Nguyễn Duy đã khái quát về tôn chỉ của người cầm bút, nghĩa là minh chứng bằng sự nghiệp của mình. Tiếng nói của Nguyễn Duy là tiếng nói của chủ thể dám nhìn thẳng

vào sự thật. Những bài thơ: Đánh thức tiềm lực, Kim mộc thuỷ hoả thổ, Về đồng, Mười năm bấm đốt ngón tay… đều động chạm đến những vấn đề thời sự, về những gì đang tồn tại, cần “cải tổ, đổi mới”…

Là một nghệ sỹ phải có bản lĩnh, bước qua những nghịch lý, trớ trêu để tồn tại. Nhưng sáng tạo nghệ thuật không cho phép nghệ sỹ dễ dãi, đơn giản bởi điều đó tất yếu dẫn đến sự đào thải. Nguyễn Duy không lánh đời, trốn đời như các nhà thơ lãng mạn, không đi vào cái phi lý đến bế tắc như một số cây

bút đương thời. Nguyễn Duy đã dám dùng “câu hát” để “đánh thức tiềm lực”:

“Lang thang khắp đất nước hát bài hát

đánh thức tiềm lực”

(Đánh thức tiềm lực)

Có thể nói trong sáng tạo nghệ thuật, cái mới cả về nội dung và hình thức của thơ Nguyễn Duy chưa nhiều lắm nhưng tiếng nói của nghệ sỹ, tiếng nói hồn nhiên nhất của sự sống này trong đó hướng tới đổi mới thì không ai phủ nhận. Bằng đời thơ của mình có thể nói Nguyễn Duy an lòng với sứ mệnh nghệ sỹ hay chính xác hơn thơ ông là minh chứng cho lý tưởng mà mình đã tôn thờ và theo đuổi. Cảm hứng triết lý đã đóng góp phần không nhỏ vào chiều

sâu triết lý trong thơ Nguyễn Duy, giúp ông có một vị trí, tầm vóc của một thi nhân, đồng thời cũng là một triết nhân của thi ca hiện đại.

Chương 3

GIỌNG ĐIỆU TRONG THƠ NGUYỄN DUY 3.1. Giọng điệu đặc trưng trong thơ Nguyễn Duy

Trong quá trình sáng tác mỗi nhà văn đều phải trăn trở để tìm ra cho

mình một giọng điệu nghệ thuật riêng. Bởi theo M.Khrapchenco: “Cái quan trọng trong tài năng văn học là tiếng nói của mình (…) là cái giọng điệu riêng biệt của chính mình không thể tìm thấy trong cổ họng của bất kì một người nào khác”[10]. “Nó cho phép người đọc nhận ra cái vẻ riêng của người nghệ sỹ, vừa có ý nghĩa như một tiêu chí xác định chân tài nhà văn”[6]. Sêkhôp lại cho rằng: “Nếu tác giả không có nối nói riêng của mình thì người đó không bao giờ là nhà văn cả”. Lối nói riêng ấy là giọng điệu.

Giọng điệu riêng có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ. Chỉ thông qua ngôn ngữ, những cảm xúc, quan niệm mới được bộc lộ ra. Trong thực tế không phải nhà thơ nào cũng có giọng điệu. Với các nhà thơ tài năng giọng điệu bao giờ cũng được tạo ra bởi những vùng ngôn ngữ riêng. Chẳng hạn ngôn ngữ thơ Chế Lan Viên có xu hướng mỹ lệ hoá, nói bằng hình ảnh của kiểu tư duy trí tuệ gắn với giọng triết lý. Thơ Hồ Xuân Hương ngôn ngữ luôn vận động có lúc phá cách, coi thường, nhiều tầng nghĩa gắn với giọng điệu đanh đá, ngoa ngoắt, sâu cay…

Thơ Nguyễn Duy nếu nhìn qua chẳng thấy có gì mới lắm so với các nhà thơ cùng thời: vẫn người ấy, cảnh ấy, sự kiện ấy song ông nói bằng ngôn ngữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giọng điệu riêng của mình: giọng châm biếm, hài hước, bỡn cợt; giọng suy tư, xót xa, chiêm nghiệm bằng hình thức độc thoại dưới hình thức đối thoại. Trong hai sắc thái giọng điệu đó mặc dù giọng hài hước, châm biếm, bỡn cợt cũng xuất hiện nhiều nhưng giọng điệu đặc trưng trong thơ Nguyễn Duy là giọng suy tư, xót xa, chiêm nghiệm. Bởi sau cái cười ấy ngẫm cho kỹ nước mắt lại rơi. Và phải chăng với một con người ưa triết lý như Nguyễn Duy thì giọng điệu ấy là một sự lựa chọn không thể thay thế.

Tuy nhiên ở giọng điệu nào thì vẫn là tình yêu thương chân thành của ông đối với cuộc đời, con người. Với điệu hồn dân tộc đằm thắm, thiết tha, giọng điệu thơ ông đã trở thành nhịp cầu gắn liền người viết với người đọc làm nên những đồng cảm, rung động tự nhiên và bền chắc vô cùng.

3.2. Sắc thái giọng điệu thơ Nguyễn Duy

3.2.1. Giọng điệu châm biếm, hài hước, bỡn cợt

Không phải ngẫu nhiên mà Chu Văn Sơn lại trân trọng gọi Nguyễn Duy

là “thi sỹ thảo dân”. Đọc thơ Nguyễn Duy ta bắt gặp rất nhiều những khúc

hát ru ngọt ngào:

“Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn” (Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa)

Tuy nhiên trong điệu hồn dân tộc đằm thắm ấy thì giọng điệu dễ dàng nhận ra ở Nguyễn Duy dường như có phần gai góc, bỡn cợt. Có người gọi đó

là “giọng bụi”, “giọng ghẹo”. Khuynh hướng này không phải đến bây giờ mới

xuất hiện nhưng trong khoảng chục năm trở lại đây càng hiện rõ.

Cái hài vốn là phạm trù thẩm mỹ mang ý nghĩa phát hiện ra bản chất của cái đáng cười ở cả góc độ tư duy luận lý và ý nghĩa xã hội. Cuộc đời với những nghịch lý, những điều trái tự nhiên buồn cười được phơi bày. Nguyễn Duy đi sâu vào những hiện tượng sự vật đó, nhìn chúng bằng cái nhìn hài

hước và thể hiện bằng lối thơ dí dỏm, thông minh. Tiếng cười trong thơ Nguyễn Duy có nhiều sắc thái nhưng nhìn chung có thể chia thành hai dạng: châm biếm và tự giễu.

Tiếng cười châm biếm đã xuất hiện rất sớm trong thơ Nguyễn Duy khi ông chĩa mũi nhọn tấn công kẻ thù. Ông không hướng vào những tên lính Mỹ

tầm thường mà châm biếm hẳn những kẻ “chóp bu” đang ngự trị trong lầu

Năm Góc, vào khía cạnh lố lăng, kệch cỡm trong văn hoá Mỹ, lối sống Mỹ.

Trong bài “Theo dòng thời sự”, Nguyễn Duy đã mượn lời những người dân

để nói về Tổng thống Mỹ, các quan chức cấp cao và cả Quốc hội Mỹ bằng

một giọng rất ngang hàng, thậm chí “bề trên”.

“Này, Kít sang Trung Đông còn nằm lỳ bên ấy chuyện Việt Nam, cu cậu muốn tảng lờ

lão Pho vòi ba trăm triệu đô la

quốc hội mùa hè, nó còn đi nghỉ mát”

Khoảng cách giữa Tổng thống của một nước đế quốc lớn nhất, hùng mạnh nhất với người người dân một nước nhỏ bé hầu như không tồn tại.

Trong ngôn ngữ bình dân từ “lão” thường dùng để nói về những người quen biết, hàng xóm láng giềng, còn từ “cu cậu” tệ hơn nữa, chỉ dùng để nói đến những kẻ “chiếu dưới”, đám con cháu hiếu động. Đây không phải là cách Nguyễn Duy phóng đại mà chủ yếu là tác giả đã “chộp” được tần số sóng

ngôn ngữ rất độc đáo và đặc sắc trong dân gian để làm giàu cho giọng điệu thơ của mình.

Đặc sắc hơn nữa phải kể đến “Biếm hoạ”, một bài thơ sử dụng giọng

điệu trực tiếp. Không đến mức quá sâu cay, tiếng cười châm biếm của

Nguyễn Duy có vẻ khá nhẹ nhàng nhưng cũng đủ sức “hạ gục” đối thủ: “Ta không mời, người Mỹ cứ đến đây

mâm tiệc chia ly, Sài Gòn bày sẵn đấy món đại bác làm đầu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hàng vạn trái bưng lên

mọi người Mỹ ở đây, không phân biệt sang hèn hăm mốt trái mỗi người, xin mời nhận đủ khách quốc gia cả mà

quà quốc tế gọi là đúng lễ”

Đó là tiếng cười độ lượng, bao dung của người chiến thắng, khi cái thiện đã chiến thắng cái ác, khi lẽ phải đã chiến thắng sự phi nghĩa. Trong tiếng cười đó có vẻ đẹp của tinh thần trượng nghĩa mà nhân dân ta đã dày công tạo dựng và xây đắp.

Như vậy bằng ngôn ngữ nôm na, bình dân, giọng điệu hài hước của Nguyễn Duy đã mang lại cho người đọc một cái nhìn mới đầy thú vị với những kẻ thù của dân tộc và thể hiện được tấm lòng nhân hậu của con người Việt Nam.

Tuy nhiên cái ấn tượng nhất và xót xa nhất chính là giọng tự trào. Ông

tự ví mình là một vị “nguyên thủ tanh bành quốc gia”. Nguyễn Duy tự biến

mình thành đối tượng để trào lộng, khi ở tư cách một thi nhân lúc là một trụ cột trong gia đình.

Thay cho lời bạt tập thơ “Sáu và tám” ở bài “Tập ru con”, Nguyễn

Duy đã tự xem mình là một gã tâm thần.

“U ơ ú ớ ở thâm niên dở khôn dở dại dở điên

động kinh thè lưỡi thánh thần làm oai”

Hoặc có lúc ông tự coi mình là một kẻ bất tài và nhiễu sự, kẻ “nưng nứng mộng siêu nhân” suốt đời toàn nói chuyện to tát, rốt cuộc có gì? “Vắt

mình ra mấy giọt thơ nhạt phèo” và “những con chữ tong teo” (Cõi về). Suốt

đời tìm kiếm mơ mộng gớm ghê những gì gì nhưng rốt cuộc đến cái thân

mình còn để cho “thất tha thất thểu văn chương / kẽo cà kẽo kẹt tai ương đường dài”, hoặc là một kẻ “rỗng tênh huyênh”.

Ông đã tự hoạ chân dung mình bằng một hình ảnh thật kỳ dị:

“Sáu mồm hai mũi ba tai

một con mắt đú đởn vài con ngươi dạ dày còn một nửa thôi

phần tư bộ óc và mười quả tim”

Và với cái bộ dạng xộc xệch, không bình thường ấy Nguyễn Duy “đi bụi”: “Giọt rơi hơi bị trong veo

mắt đi hơi bị vòng vèo lôi thôi chân mây hơi bị cuối trời em hơi bị đẹp anh hơi bị nhàu” (Chạnh lòng 1)

Với “giọng bụi”, “giọng ghẹo”, Nguyễn Duy đã đưa vào thơ mình những “ngôn ngữ đường phố”, những “tư duy đường phố” nhưng nó không

làm cản trở mạch thơ mà còn tạo thêm hiệu quả, gây hứng thú bất ngờ với người đọc.

Trong vai trò là một thi sỹ, tiếng cười còn thể hiện ở những mâu thuẫn

Một phần của tài liệu Thơ nguyễn duy từ cảm hứng đến giọng điệu (Trang 47)