Biện pháp bảo vệ môi trường

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 72)

4.7.1.1. Biện pháp tuyên truyền

Bảo vệ môi trường là công việc của toàn xã hội, nhưng ý thức của mỗi người trong vấn đề môi trường hoàn toàn khác nhau, vì vậy giáo dục môi trường

được coi là vấn đề cốt lõi trong công tác bảo vệ môi trường. Do đó, Đảng ủy, UBND phường Châu khê cần chỉ đạo, kết hợp với các cơ quan đoàn thể như Hội nông dân, Đoàn thanh niên, hội phụ nữ.. tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin về tác động của các chất ô nhiễm đến sức khỏe con người và đời sống cộng đồng, đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh cho mọi tầng lớp nhân dân trong phường, nhất là những gia đình làm nghề truyền thống. Đẩy mạnh phong trào làng nghề bảo vệ môi trường như phong trào xanh – sạch – đẹp, vườn – ao – chuồng, tuần lễ nước sạch và vệ sinh môi trường...

4.7.1.2. Biện pháp quy hoạch không gian gắn với BVMT

Quy hoạch các khu cụm công nghiệp ở các làng nghề để di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu vực dân cư, đồng thời tại các cụm, khu công nghiệp này cần phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, nước thải, thu gom chất thải rắn,…

Có 2 loại hình quy hoạch chính là quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ và quy hoạch phân tán tại chỗ:

- Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ: xa khu dân cư, quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống điện, nước, thông tin, hệ thống thu gom và xử lý khi thải, nước thải, thu gom chất thải rắn để xử lý tập trung.

- Quy hoạch phân tán: Quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp cải thiện vệ sinh môi trường mà không cần di dời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng.

Cần nghiên cứu kỹ về các điều kiện liên quan để áp dụng thích hợp loại hình cho làng nghề.

4.7.1.3. Biện pháp hành chính

Thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở các cơ sở sản xuất, các hộ gia đình nhằm đảm bảo cho pháp luật về tài nguyên và môi trường được thực hiện nghiêm chỉnh, chủ động ngăn ngừa và xử lý vi phạm.

Ngoài ra, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư cho làng nghề nghiên cứu các công nghệ, thiết bị xử lý chất thải thích hợp với quy mô hộ, nhóm hộ, hỗ trợ các các cơ sở sản xuất, hộ gia đình và nhóm hộ nắm được các công nghệ xử lý, có cơ chế hỗ trợ từng phân trong việc đầu tư sử dụng các trang thiết bị xử lý chất thải thông qua các dự án hoặc vốn ưu đãi.

Xây dựng hệ thống chính sách cũng như tổ chức quản lý làng nghề, tạo hành lang pháp lý cho làng nghề hoạt động và phát triển. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại, mở rộng đầu ra, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa, kích thích đầu tư tập trung, đồng bộ, thay vì sản xuất quy mô nhỏ làm hạn chế khả năng đầu tư cho công nghệ, thiết bị sản xuất và xử lý chất thải như hiện nay.

4.7.1.4. Biện pháp khoa học kỹ thuật

- Áp dụng dây truyền công nghệ, máy móc trang thiết bị tiên tiến vào từng công đoạn tái chế sắt để nâng công suất, hiệu quả kinh tế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.

- Lắp đặt trang thiết bị tiên tiến đánh giá tác động và kiểm soát môi trường làng nghề.

- Tăng cường trồng cây xanh, cây bóng mát để điều hòa tiểu khí hậu, giảm phát thải và bảo vệ cảnh quan môi trường làng nghề

4.7.1.5. Các biện pháp hạn chế và nghiêm cấm

- Hạn chế phát triển mới, hạn chế mở rộng các cở sở tái chế sắt.

- Nghiêm cấm sử dụng trong làng nghề những phương pháp sản xuất thủ công và các thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w