Hoạt động sản xuất nông nghiệp của phường Châu Khê

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 56)

Bên cạnh các tác động của việc tái chế sắt thép của phường Châu Khê gây ảnh hưởng đến chất lượng đất nông nghiệp thì hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiêm đất. Nguyên nhân là do phân bón hóa học được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất nông nghiệp do ưu thế về chi phí và hiệu quả nhanh đối với cây trồng. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu cây trồng chỉ hấp thụ được trung bình khoảng 40 - 50% lượng phân bón (hấp thụ phân đạm khoảng 30 – 45%, phân lân 40 – 45 %, phân kali 50 – 60%). Lượng phân bón còn lại được thải xa ngoài môi trường ngấm dần và tích tụ dưới đất. Theo số liệu của Trạm khuyến nông thị xã Từ Sơn (2015) lượng phân bón của phường Châu khê tương đối cao được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Lượng phân bón và thuốc BVTV tính cho 1 ha ở phường Châu Khê

Đơn vị: Kg/ha

Vụ Diện tích

(ha) NPK (kg) Đạm Urê Kali đỏ Vôi bột

Thuốc BVTV(lít) Xuân 190,5 700 140 194 400 3,3 Mùa 195,5 700 120 222 500 3 Đông 15 700 + (Phân chuồng) 100 200 500 2

Nguồn: Trạm khuyến nông thị xã Từ Sơn (2015)

Bên cạnh phân bón hóa học, tình trạng lạm dụng thuốc BVTV phòng trừ sâu bệnh dịch hại đối với cây trồng diễn ra rất phổ biến. Việc không tuân thủ quy trình kỹ thuật, không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc, sử dụng thuốc không đúng liều lượng…đã dẫn đến hậu quả mất an toàn vệ sinh thực phẩm và làm ô nhiễm môi trường đất.

Hóa chất BVTV tác động đến môi trường đất thông qua nhiều con đường khác nhau như nước thải từ kho chứa thuốc khi có sự cố xảy ra, nước mưa chảy tràn qua các kho chứa bị xuống cấp, lượng thuốc tồn đọng lại trong chai, lọ bị quăng xuống mương, ao, hồ hay lượng thuốc dư thừa trong quá trình sử dụng quá liều lượng ngấm vào đất cũng như mạch nước ngầm…làm cho độ phì nhiêu của đất giảm, gây suy thoái đất, giảm năng suất cây trồng.

Kết quả điều tra thu thập tài liệu, số liệu về hoạt động sản xuất và tái chế sắt tại làng nghề Châu Khê do trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cấp được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Một số chỉ tiêu chính của làng nghề sản xuất tái chế phế liệu sắt tại Đa Hội - Châu Khê – Từ Sơn – Bắc Ninh

STT Chỉ Tiêu Đơn vị tính Năm

2010

Năm 2015

So sánh 2010/2015

1 Diện tích đất sử dụng sản xuất tái

chế sắt ha 6,51 32,11 + 25,6

2 Số hộ tái chế sắt hộ 1.767 562 - 1.205

3 Số hộ đúc phôi thép hộ 186 73 - 113

4 Số hộ cán thép hộ 152 35 - 117

5 Số hộ mạ kẽm hộ 7 4 - 3

6 Số hộ sản xuất lưới B40, đinh,

tiện… hộ 841 321 - 520

7 Số hộ sản xuất các loại sắt khác hộ 150 45 -105

8 Số hộ kinh doanh dịch vụ hộ 431 317 - 114

9 Số lao động tại chỗ Lao động 2969 1134 - 1835

10 Số lao động ngoại lai Lao động 4100 1264 - 2,836 11 Lượng phế liệu tái chế Tấn/năm 350.000 150.000 - 200.000 12 Tổng số hộ thu nhập 10-20 tỷ/năm

từ tái chế sắt hộ 1295 560 - 735

13 Tổng số hộ thu nhập > 20 tỷ/năm từ

tái chế sắt hộ 472 128 - 344

14 Khối lượng xỉ than, xỉ kim khí thải (tấn/hộ/năm) 50 14 - 36 15 Khối lượng nước tiêu thụ tái chế sắt (tấn/hộ/năm) 2.700 800 - 1.900 16 Khối lượng khí bụi thải vào môi

trường Tấn 267 152 - 115

Nguồn: Trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh, (2015)

Số liệu ở bảng 4.4 cho thấy:

Tổng diện tích để sản xuất tái chế và kinh doanh sắt của phường năm 2015 là 32,11 ha, tăng 25,6 ha so với năm 2010. Còn sản lượng sản xuất và tái chế của làng nghề có giảm nhiều so với năm 2010 nhưng vẫn gây áp lực lớn đến môi trường và cảnh quan xung quanh. Để tìm hiểu về nguyên nhân này chúng tôi có buổi trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Thế Chinh là Phó chủ tịch UBND phường Châu Khê thì được ông Chinh cho biết:

‘‘Giai đoạn 2001 - 2010 được coi là thời kỳ “hoàng kim” nhất của cả phường Châu Khê . Từ trong đến ngoài phường luôn luôn nhộn nhịp và tấp nập

với cảnh cả làng làm thép, nhà nhà làm thép, người người làm thép. Trong làng có hơn 1,3 vạn người, trong đó có khoảng hơn 4.000 lao động sản xuất thép và còn thu hút thêm khoảng hơn 1.000 lao động từ các nơi khác (con số này không ngừng tăng lên); cung cấp ra thị trường hàng ngàn tấn thép mỗi năm và doanh thu hàng trăm tỉ đồng. Cả phường thao thức trong tiếng các phương tiện sản xuất chuyển động ầm ầm, liên tục, các lò nấu thép luôn rực sáng, trong nhà ngoài ngõ không có chỗ nào không thấy thép, thép thành phẩm… Trên trục đường chính của làng, xe cải tiến, xe công cộng, xe tải các loại chất đầy ắp phôi và thép thành phẩm chạy rầm rập. Trước nhu cầu lớn về mặt bằng sản xuất UBND phường đã thành thành cụm công nghiệp làng nghề với hơn 1.700 cơ sở sản xuất trong đó. Đến giữa năm 2010 UBND phường tiếp tục xin mở rộng mặt bằng sản xuất cụm công nghiệp làng nghề và đã được UBND tỉnh đồng ý cho phép mở rộng nên diện tích đất sản xuất sắt thép tính đến nay tăng lên nhiều so với trước đây.

Tuy nhiên do ảnh hưởng của làn sóng suy thoái kinh tế toàn cầu, nhịp độ sản xuất thép của làng Đa Hội từ nửa năm 2011 trở lại đây đã chậm dần đều. Hiện tại, nhịp độ sản xuất diễn ra lẻ tẻ, hơn 80% các cơ sở sản xuất, tạm ngừng hoặc ngừng hẳn, số còn lại chỉ hoạt động cầm chừng. Giá cả thất thường, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được, khiến sản xuất kinh doanh của làng nghề gặp nhiều khó khăn; từ lao động chính cho đến lao động thời vụ, hàng ngàn người phải nghỉ việc…. Bên cạnh đó là sự cạnh tranh gay gắt của thị trường bên ngoài và sự yếu kém từ nội tại bên trong. Mấy năm nay, sản xuất thép ở Đa Hội có những bước phát triển chậm lại so với những năm trước. Sản lượng thép ở hầu hết các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có xu hướng giảm mạnh. Tình hình sản xuất sắt thép ở khu công nghiệp không mấy khả quan do sự cạnh tranh quyết liệt của các doanh nghiệp lớn trong nước và nguồn thép nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là sự thâm nhập của sắt thép Trung Quốc với giá rẻ hơn đã làm thu hẹp số lượng cũng như quy mô của các cơ sở sản xuất. Sự cạnh tranh của sắt thép nhập khẩu từ Trung Quốc đã khiến các cơ sở sản xuất, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của làng nghề lâm vào tình trạng lao đao. Thậm chí, có những thời kỳ hàng tồn quá nhiều, nhiều cơ sở phải tạm ngừng sản xuất ”.

Hiện nay, số các hộ gia đình bỏ nghề sản xuất truyền thống, chuyển sang làm dịch vụ, thu mua và phân phối phế liệu từ sắt thép, hoặc chuyển sang kinh doanh các lĩnh vực khác ngày càng tăng do sự thu hẹp của thị trường, khó khăn

trong duy trì sản xuất.

Theo điều tra, khảo sát, phỏng vấn trực tiếp, thực tế tại các khu cụm công nghiệp tái chế và sản xuất sắt thép tại làng nghề trong các khu cụm công nghiệp không có bãi tập kết rác thải sinh hoạt cũng như rác thải nguy hại mà rác thải, nước thải được các hộ dân đổ trực tiếp thải xuống các khu vực ruộng lúa, cánh đồng bên cạnh gần với khu vực lấy mẫu đất nghiên cứu xung quanh làng nghề. Theo số liệu của trung tâm quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh cung cấp thì khối lượng xỉ than, xỉ sắt sau tái chế thải ra môi trường là 14 tấn/hộ/năm. Lượng nước cần dùng trong sản xuất vào khoảng 800 m3/hộ/năm, lượng nước thải có chứa rất nhiều tạp chất độc hại như OS, COD, dầu mỡ, CN-, kim loại nặng (Cu++, Pb++, Zn++, Cd++,…). Và đặc biệt là khí thải (bụi thải) 152 tấn/năm như hơi kim loại Cu, Pb, Zn, Cd, hơi axit HF, HCL, khí CO…được xả thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà không qua xử lý đây là vấn đề bức xúc hiện nay cần có giải pháp để xử lý môi trường không khí của làng nghề Châu Khê.

Chính sự phát triển ồ ạt, tự phát, thiếu quy hoạch chạy theo lợi nhuận trước mà không để ý đến hậu quả sau này khiến cho làng nghề phát triển nhưng không bền vững. Sau hơn 10 phát triển, làng nghề đã dần bộc lộ những điểm yếu và hậu quả là ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân nơi đây. Đó là do giai đoạn hoàng kim người dân nơi đây không quan tâm đến vấn đề môi trường mà chỉ lo làm giàu để lại sau này là những bãi rác thải khổng lồ ngay phía sau những xưởng sản xuất. Chúng được tích tụ ngày càng nhiều qua năm tháng ngấm dần xuống đất và các mạch nước ngầm làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường cảnh quan nơi đây.

Xuất phát từ búc xúc ô nhiễm môi trường làng nghề, theo số liệu điều tra khảo sát các hộ gia đình có tới 92 % số người cho là cần phải quy hoạch lại các khu, cụm công nghiệp và 90 % số người đồng ý cần phải áp dụng công nghệ trang bị tiên tiến, công nghệ sạch để làm hạn chế mức ô nhiễm trước khi xả thải ra bên ngoài môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w