Những nghiên cứu về ô nhiễm kim loại nặng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 33)

Theo Lê Thị Thủy, Phạm Quang Hà (2008): Lượng chưa Cu trung bình (ppm) trong các nhóm đất nông nghiệp Việt Nam tăng dần theo thứ tự sau: đất cát biển (6,2), đất xám (9,6), đất phù sa (22,4), đất phèn (24,6), đất mặn (41,9). Trong 5 loại đất này, lượng chứa Cu đều nằm dưới ngưỡng cho phép của TCVN 7209-2002 đối với đất nông nghiệp (50 ppm), duy nhất đáng báo động đối với loại đất đỏ có hàm lượng Cu vượt TCVN (58,3 ppm). Trong các nhóm đất nghiên cứu hàm lượng Pb đều dưới ngưỡng TCVN 7209-2002 (70 ppm), cao nhất ở đất

mặn (44,7 ppm) và thấp nhất ở đất cát biển (10,9). Tương tự hàm lượng Zn nằm ở ngưỡng an toàn so với TCVN (200 pmm) cao nhất ở đất đỏ (99,1 ppm) và thấp nhất ở đất cát biển (19,0 ppm).

2.3.2.1. Đất bị ô nhiễm kim loại nặng do sản xuất nông nghiệp

Trong điều kiện thâm canh tăng năng suất lúa hiện nay, phân NPK được bón thường xuyên với số lượng lớn, có thể gây nên sự mất cân bằng dinh dưỡng trong đất, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng.

Theo Đỗ Thị Thanh Ren, Nguyễn Thị Xuân Diệu (2002), hàm lượng Cu, Zn trong đất lúa vùng đồng bằng sông Cửu Long biến thiên từ 4,43-18,36 mg/kg đối với Cu và 2,98-16,16 mg/kg đối với Zn.

Theo nghiên cứu của Nguyễn Hữu On, Ngô Ngọc Hưng (2004), hàm lượng Cd trong đất lúa đồng bằng sông Cửu Long thay đổi từ 0,016-0,380 mg/kg đất đối với đất nhiễm mặn; từ 0,022-0,402 mg/kg đất phèn và từ 0,042-0,567 mg/kg đất phù sa ngọt. Nhìn chung, giá trị Cd tối đa (0,567 mg/kg đất) trong đất lúa đồng bằng sông Cửu Long còn thấp chưa vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với đất nông nghiệp.

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải, Dương Tú Oanh (2006), hàm lượng trung bình của các nguyên tố Zn, Cu và Pb trong đất xã Tây Hựu, Từ Liêm, Hà Nội lần lượt là 36,90ppm; 38,80ppm và 2,41ppm đều nằm dưới ngưỡng cho phép. Riêng Cd có hàm lượng trung bình là 2,66ppm cao hơn ngưỡng cho phép là 2,0ppm, cá biệt có mẫu đạt 3,47 ppm. Sự ô nhiễm Cd trong đất là do việc sử dụng nhiều phân lân, phân NPK và các loại phân như phân chim và phân gà.

Một kết quả nghiên cứu đối với nguyên tố Cd của Nguyễn Xuân Hải (2005) cho thấy hàm lượng Cd trong phân gà địa phương đến 6,721ppm.

Qua nghiên cứu của Nguyễn Đình Mạnh và Cheang Hong (2003) cho thấy: hàm lượng Pb trong đất tăng rất nhiều qua các vụ. Tại thời điểm thu hoạch vụ III, hàm lượng chì trong đất đạt tới 110,028 mg/kg. Đối với cadimi, hàm lượng Cd tích lũy trong đất qua các vụ tỷ lệ thuận với nồng độ trong nước tưới. Hàm lượng Cadimin trong đất đạt tới 1,453 mg/kg.

Qua kết quả phân tích của Nguyễn Công Vinh, Ngô Đức Minh (2005) cho thấy: hàm lượng kim loại nặng (Cd, Zn, Cu, Pb) trong vùng tưới nước thải ở ngoại thành thành phố Nam Định là: Cd từ 0,557-1,549ppm; Zn từ 36,04-

55,25ppm; Cu từ 31,58-44,78ppm; Pb từ 39,35-46,43ppm.

Nhìn chung, chưa có dấu hiệu ô nhiễm KLN trong đất. Tuy nhiên vùng đất tưới nước thải có xu hướng tăng sự tích lũy KLN trong đất. Kết quả phân tích các mẫu cho thấy rõ hiện tượng phú dưỡng đạm (chủ yếu đạm amôn), lân hòa tan, hàm lượng hữu cơ quá lớn, có nguy cơ ô nhiễm tổng hợp nước mặt và nước ngầm.

2.3.2.2. Đất bị ô nhiễm kim loại nặng do các hoạt động công nghiệp

Các hoạt động công nghiệp là một nguyên nhân gây ô nhiễm kim loại nặng trong đất. Nước thải từ các nhà máy không được xử lý triệt để có chưa các kim loại nặng độc hại như Zn, Hg, Pb,… Một số nguồn thải có hàm lượng các nguyên tố như Cu, Pb, Zn vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Bảng 2.4. Hàm lượng kim loại nặng trong các nguồn nước thải (mg/l)

Nguồn nước thải pH Cu Pb Zn Cd

Nhà máy pin Văn Điển 7,19 0,024 0,012 1,543 0,009 Công ty Orion-Hanel - 0,022 0,560 0,019 0,003 Nhà máy nhiệt điện Phả Lại 7,20 0,014 0,013 0,021 0,002

Nguồn: Lê Đức, Trần Khắc Tiệp, Nguyễn Ngọc Minh(2003)

Phạm Bình Quyền (1993) đã tiến hành xác định hàm lượng chì trong đất sau khi đưa các loại nước thải của khu công nghiệp Văn Điển và khu công nghiệp Đức Giang vào ruộng. Kết quả cho thấy khu vực trước đây chịu ảnh hưởng của nhà máy pin và nhà máy phân lân Văn Điển, hàm lượng chì (ppb) là 24,70; khu vực ngoài ảnh hưởng của xưởng hóa chất thực nghiệm 25,70; trong đó khu vực chịu ảnh hưởng của xưởng hóa chất thực nghiệm: 55,40 (cao gấp hơn 2 lần); khu vực trộn dòng giữa nhà máy phân lân Văn Điển và xí nghiệp hóa chất thực nghiệm: 62,47. Còn ở Đức Giang (cánh đồng Cột mốc trũng) có hàm lượng chì là 51,56 ppb.

Trong đất nông nghiệp tại khu công nghiệp Hanel-Sài Đồng hàm lượng chì dao động trong phạm vi từ 15,69-38,76ppm (phạm Văn Khang,2001).

2.3.2.3. Đất bị ô nhiễm kim loại nặng do các hoạt động làng nghề

Kết quả của Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Nguyễn Ngọc Minh (2003) về sự tích lũy KLN trong đất ở các làng nghề tái chế kim loại:

- Làng nghề tái chế chì xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên: Hàm lượng một số KLN như Pb, Cu, Zn trong nước thải và mẫu đất chịu ảnh hưởng là rất cao. Đặc biệt hàm lượng chì ở ngưỡng báo động của sự ô nhiễm (273,63 mg/kg đất)

cao hơn nhiều lần so với đối chứng (35,11 mg/kg đất). Sự tích lũy của một số KLN trong đất chịu ảnh hưởng của các nguồn thải đã cao hơn gấp nhiều lần, thậm chí hàng chục lần so với hàm lượng của chúng ở những nơi không hoặc ít chịu ảnh hưởng của nước thải.

- Làng nghề cơ kim phí Phùng Xá, Thạch Thất, Hà Tây (cũ): Các quá trình sản xuất cũng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường nước và đất, hàm lượng Cu, Pb và Zn trong nguồn nước thải rất cao. Đặc biệt là hàm lượng Pb trong nước thải (5,2 mg/l) cao gấp hơn 100 lần tiêu chuẩn cho phép (0,05 mg/l). Hàm lượng Zn trong đất chịu ảnh hưởng của nguồn nước thải là 130,12 mg/kg, cao gấp 3 lần so với vùng đối chứng (45,97 mg/kg); còn hàm lượng Pb trong đất là 304,59 mg/kg cao gấp gần 10 lần so với đối chứng (30,76 mg/kg).

Nghiên cứu đất bị ô nhiễm Pb, Phạm Văn Khang (2001) cho biết hàm lượng chì trong đất nông nghiệp tại khu tái chế chì ở thôn Đông Mai, Văn Lâm, Hưng Yên trong tổng số 21 mẫu đất phân tích có 14,29% số mẫu có hàm lượng Pb là 100-200 pmm; 9,25% số mẫu có hàm lượng Pb 200-300 ppm; 18,05% số mẫu có hàm lượng Pb 300-400ppm; 9,52% số mẫu có hàm lượng Pb 400- 500ppm; 9,52% số mẫu có hàm lượng Pb 500-600ppm; 18,05 số mẫu có hàm lượng 600-700ppm; 9,52% số mẫu có hàm lượng 700-800ppm; 4,76% số mẫu có hàm lượng Pb 900-1000ppm và 4,76% số mẫu có hàm lượng Pb lớn hơn 1000ppm. Như vậy 100% số mẫu đều vượt quá chỉ tiêu cho phép (TCCP là 100ppm). Cũng theo nghiên cứu của Phạm Văn Khang (2001), hàm lượng chì trong đất tại xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên dao động từ 125,4-2166,0 ppm.

Lê Đức và Nguyễn Ngọc Minh (2001) tiến hành nghiên cứu ô nhiễm đất ở các khu vực làng nghề thủ công tái chế đồng xã Đại Đồng, Văn Lâm, Hưng Yên đã đưa ra kết luận rằng hàm lượng đồng trong khu vực quanh làng nghề rất cao, cao hơn so với tiêu chuẩn của sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội từ 2,5-4 lần.

Kết quả phân tích của Phạm Quang Hà (2003) về hàm lượng Zn trong đất và bùn ở làng nghề cô đúc nhôm, đồng xã Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh. Lượng Zn phân tích được trung bình là 68,4mg/kg đất, dao động từ 33,7-97,0 mg/kg đất. Lượng Zn phân tích được trung bình là 575mg/kg bùn, dao động từ 44,7-8032,5 mg/kg đất.

Theo nghiên cứu của Hồ Thị Lam Trà và Kazuhiko Egashira (2006) tại xã Văn Môn, Yên Phong, Bắc Ninh cho thấy : Hàm lượng KLN tổng số nằm từ 0,18-0,27 mg/kg đối với Cd; 17,9-39,6 mg/kg đối với Cu; 19,5-40,0 mg/kg đối

với Pb; và 25,6-114,0 mg/kg đối với Zn. Hàm lượng kim loại nặng dễ tiêu nằm từ 0,09-0,24 mg/kg đối với Cd; từ 6,6-18,7 mg/kg đối với Cu; từ 4,9-15,3 mg/kg đối với Pb; và từ 4,4-35,3 mg/kg đối với Zn.

Theo Nguyễn Công Vinh, Ngô Đức Minh (2007): Hàm lượng Cd trong đất chịu ảnh hưởng của làng nghề dao động trong khoảng từ 0,72 mg/kg đất đến 1,94 mg/kg đất và hàm lượng Cd trung bình là 1,44 mg/kg đất, thấp hơn với giới hạn cho phép theo TCVN 7209-2002 đối vơi Cd trong đất nông nghiệp (2 mg/kg đât). Hàm lượng Zn từ 68,19-182,75 mg/kg đất, trung bình là 127,93 ppm so với TCVN 7209-2002 là 200ppm thì nhìn chung chưa bị ô nhiễm kẽm và chưa biểu hiện những dấu hiệu cho thấy sự tích lũy Zn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả phân tích hàm lượng KLN trong đất nông nghiệp của xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên (2009) cho thấy: hoạt động tái chế kim loại ở xã Đại Đồng đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tích lũy các KLN trong đất canh tác của xã. Hàm lượng các KLN tổng số như Cu, Pb, Zn và Cd trong đất nông nghiệp dao động lần lượt trong các khoảng từ 40,13 mg/kg – 277,64 mg/kg đất; 40,18 mg/kg – 1703,3mg/kg đất; 64,61 mg/kg – 220,5 mg/kg đất và 0,78 mg/kg – 2,07 mg/kg đất. So sánh với các ngưỡng cho phép của hàm lượng các KLN tổng số trong QCVN 03:2008 thì có 10/11 mẫu đất đã bị ô nhiễm Cu, 9/11 mẫu đất bị ô nhiễm Pb, 3/11 mẫu đất bị ô nhiễm Zn và 2/11 mẫu đất bị ô nhiễm Cd (Nguyễn Trần Đăng 2009).

Theo Đặng Thị An, Trần Quang Tiến (2008) trong đất nông nghiệp khu vực lò nấu chì ở Hưng Yên bị ô nhiễm chì ở mức cao và bị nhiễm Cd ở mức thấp hơn TCVN. Hàm lượng Pb và Cd trong đất trồng trọt tương ứng là từ 964 – 7070 ppm và từ 0,50 – 1,90 ppm (ruộng lúa), từ 700 – 3500ppm và 0,3 – 1,0 ppm (ruộng rau muống), vượt xa mức ở đất đối với chúng (đất lúa 85ppm Pb và 0,35ppm Cd, đất rau: 90ppm Pb và 0,2 ppm Cd).

Theo nghiên cứu của Đặng Thị An, Nguyễn Phương Hạnh, Nguyễn Đức Thịnh (2008) tại Văn Lâm – Hưng Yên, do các hoạt động tái chế chì, nhiều khu đất ở làng Đông Mai đã bị nhiễm Pb và Cd ở mức rất cao: đất vườn (Pb 7.103 – 15.103 ppm và Cd 1,8 -3,6 ppm) và đất cách lò nấu chì <20m (Pb 2.103- 104 ppm và Cd 2,5 – 56,5 ppm). Hàm lượng 2 kim loại này đặc biệt cao trong trầm tích mương gần khu lò nấu chì (Pb 0,7 – 11% và Cd 3,8 -17,7ppm).

Theo nghiên cứu của Trần Danh Thìn, Phạm Thị Quy (2010), hàm lượng KLN trong đất tại làng nghề Phong Khê, Bắc Ninh thể hiện theo bảng sau:

Tuy mức độ ô nhiễm đất do KLN chưa đến mức báo động, song những hoạt động sản xuất tái chế giấy đã loại thải vào đất nhiều chất thải rắn: xỉ than, nước thải chế biến giấy… làm suy giảm tính chất vật lý, hóa học, sinh học của đất nông nghiệp, giảm khả năng sản xuất của đất qua các năm.

Bảng 2.5. Hàm lượng KLN trong đất tại làng nghề Phong Khê

Vị trí lấy mẫu Tầng Cd (ppm) Cu (ppm) Zn(ppm) Pb(ppm) BN 45 T1 T2 1,26 1,91 25.85 24,58 50,84 63,94 12,11 6,50 BN 46 T1 T2 0,63 0,73 17,13 15,30 30,04 24,99 8,71 9,12 BN 47 T1 T2 1,37 1,53 20,34 20,64 49,30 48,51 7,37 9,02 BN 48 T1 T2 1,49 2,19 12,86 12,23 17,94 39,07 7,42 9,77 BN 49 TCVN 2002 1,96 2,0 42,11 50,00 88,97 200 2,81 70 Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết Kế nông Nghiệp (2008)

Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hải, Tô Thị Cúc (2005), hàm lượng Cd trung bình trong đất nghiên cứu xã Minh Khai, Từ Liêm, Hà Nội là 12,455ppm, cao hơn hàm lượng Cd trung bình trong đất phù sa sông Hồng (0,978ppm) rất nhiều và vượt quá giới hạn TCVN cho phép đối với đất nông nghiệp là 6,228 lần. Hàm lượng Cd trong đất phụ thuộc mức độ thâm canh hay tập quán canh tác, cũng như tính chất đất.

Kết quả nghiên cứu của Ngô Đức Minh, Nguyễn Mạnh Hải, Nguyễn Công Vinh, Phạm Quang Hà, Lê Thị Thủy, Ingrid Oborn (2009) tại Thạch Sơn, Lâm Thao, Phú Thọ cho thấy: Phần lớn đất trồng lúa ở xã Thạch Sơn có hàm lượng Cu và Xn vượt quá TCVN 7209-2002; đặc biệt nghiêm trọng tại 2 khu đồng vàn trũng: hàm lượng Cu vượt 2,5-3 lần so với TCVN 7209-2002; hàm lượng Zn vượt TCVN 7209-2002 từ 4-10 lần. Mặc dù hàm lượng Cd trong đất chưa vượt quá TCVN 7209-2002 nhưng xu hướng tích lũy Cd ở những khu đồng vàn trũng rất rõ: hàm lượng Cd tuy chỉ bằng 70% so với TCVN 7209-2002 nhưng lại cao gấp 3-4 lần so với các mẫu còn lại.

Theo Vũ Đình Tuân, Phạm Quang Hà (2004), hàm lượng KLN trong đất ở một số vùng ngoại thành Hà Nội: Cu dao động từ 21,88-53,88 mg/kg đất, Zn từ 74,45-98,35 mg/kg đất, Pb từ 19,53-34,28 mg/kg đất, Cd từ 0,03- 0,70 mg/kg đất,

tất cả các giá trị này đều thấp hơn mức cho phép về KLN đối với đất nông nghiệp theo TCVN 7209-2002.

Bảng 2.6. Hàm lượng KLN trong một số loại phân bón hữu cơ cho vùng trồng rau Hà Nội

STT Loại phân Cu Pb Zn Cd

(mg/kg khô)

1 Phân lợn 249,1 14,2 566,8 0,65

2 Phân bắc 36,6 23,5 198,2 0,91

3 Phân bò 67,1 20,0 152,9 0,48

4 Hữu cơ sông Gianh 40,9 29,4 119,5 0,70

5 Phân gà 64,3 16,1 222,8 1,49

6 Phân Trâu 10,4 5,3 60,9 0,33

Nguồn: Hà Mạnh Thắng, Phạm Quang Hà (2005)

Hàm lượng Cu trong đất trồng rau ở các điểm nghiên cứu trung bình đạt từ 4,8-30 mg/kg đất, hàm lượng Cu tích lũy trong đất trồng rau Hà Nội đạt cao nhất là 68,46 mg/kg đất. Hàm lượng Zn tích lũy trong đất cao nhất là 145 kg/mg đất. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy đối với Pb trung đất đạt từ 3,9-6,7 mg/kg đất, cá biệt có điểm đạt 364 mg/kg đất. Đối với Cd trong đất trồng rau Hà Nội đạt 0,07-0,97 mg/kg đất, cá biệt có mẫu đạt tới 7 mg/kg đất (Hà Mạnh Thắng, Phạm Quang Hà, 2005).

2.3.2.4. Đất bị ô nhiễm kim loại nặng do giao thông

Theo một số tác giả như Nguyễn Viết Việt, Ngụy Ngọc Toàn, Nguyễn Tất Địch, Lâm Ngọc Thụ (1993) và Huỳnh Thu Hiền (1995) tiến hành phân tích hàm lượng chì trong đất dọc đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) cho thấy hàm lượng chì (Pb) ở khu vực Ngã Tư Sở và vùng lân cận dao động trong phạm vi từ 40,04 – 90,75 mg/g; hàm lượng này giảm dần theo hướng Hà Đông với trị số 26,56-32,78 mg/g. Trung bình cho cả đoạn đường là 43,65 mg/g.

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 33)