TÌNH HÌN HÔ NHIỄM MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)

Sự phục hồi và phát triển của các làng nghề trong những năm gần đây đã góp phần đáng kể trong việc tạo thu nhập, giải quyết lao động, xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, song cũng đang gây những tác động bất ổn đến nôi trường sống.

Theo kết quả điều tra quy hoạch phát triển ngành nghề thủ công của Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn ( Bộ nông nghiệp và phát triển nong thôn), Việt Nam có trên 2000 làng nghề thủ công thuốc 11 nhóm thủ công chính như cói, sơn mài, mây tre đan, gốm sứ, thêu ren, dệt, gỗ, đá, giấy, tranh dân

gian và kim khí. Những làng nghề này hiện thu hút khoảng 1,3 triệu hộ gia đình tham gia lao động (Thái Thành, 2003).

Làng nghề tập trung phần lớn ở các tỉnh phía Bắc (1.549 làng nghề, chiếm 79% tổng số làng nghề của cả nước). Những làng nghề thủ công ở khu vực này có truyền thống lâu đời, phát triển tương đối đồng đều, chiếm tỷ trọng cao trong thủ công nghiệp địa phương. Một số địa phương tập trung đông làng nghề là Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Tây cũ.

Do các hoạt động sản xuất nên hàm lượng bụi, khí độc, tiếng ồn và nước thải tại các làng nghề đều vượt quá TCCP, gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe người dân. Tỷ lệ bệnh tật ở các làng nghề là 13-60%, trong khi tại các xã thuần nông tỷ lệ này là 11% (Sơn Trà, 1999).

Theo kết quả phân tích của Trung tâm khoa học công nghệ môi trường Trường Đại Học Bách Khoa ( Hà Nội) khi lấy mẫu nước thảu từ 6 xưởng sản xuất giấy thuộc xã Phú Lâm ( Bắc Ninh) từ 5-9 chỉ tiêu phân tích có hàm lượng cao hơn TCCP, trong đó có các chỉ tiêu H2S, SO2 và CuO cao hơn TCCP từ 5-14 lần gây ra mùi khó chịu, hạn chế quá trình quang hợp oxy của các sinh vật thủy sinh (Sơn Trà, 1999).

Các làng nghề ở Bắc Ninh như làng nghề sắt, thép Đa Hội, làng nghề gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hương Mạc.. có hàm lượng bụi, các bon, nhiệt độ, tiếng ồn luôn vượt TCCP từ 2-3 lần. Nồng độ pH và lượng oxy hòa tan trong nước quá thấp ( từ 1,8-2,3 mg/m3). Trong khi hàm lượng dầu mỡ lại cao vượt chỉ tiêu cho phép từ 2,2 đến 2,6 lần. Điều đáng nói là, hàm lượng bụi ở đây chủ yếu là bụi sắt, bụi gỗ, nên tác hại của nó đối với sức khỏe con người lớn hơn rất nhiều so với bụi thải khác. Tại Đình Bảng ( Bắc Ninh), nơi tập trung các xưởng sản xuất bia hơi, nguồn nước thải mang nồng độ axit và lượng cacbon cao gây ô nhiễm toàn bộ hệ thống kênh tiêu trong khu vực, hủy diệt các sinh vật sống và bốc mùi hôi thối (Sơn Trà, 1999).

Xã Nam Cao huyện Kiến Xương, Thái Bình là nơi có nghề tơ tằm nổi tiếng, với năng suất khoảng 250.000-300.000 m tơ đũi mỗi tháng. Tuy nhiên, để có được những tấm tơ lụa nõn nà ấy, các hộ sản xuất phải sử dụng khoảng 20 tấn hóa chất/ năm như các loại oxy già, silicat, cacbonnat, xà phòng… dùng trong nấu tẩy nguyên liệu và sản phẩm. Lượng nước thải đã ô nhiễm mỗi ngày ở Nam Cao là 40-50 m3. Vì vậy bên cạnh sự sôi động của một làng nghề dệt ăn nên làm

ra thị người dân nơi đây đang phải gánh chịu môi trường ô nhiễm. Các chất ô nhiễm ngấm sâu vào long đất khiến cho các giếng đào xung quanh không thể sử dụng được.

Làng nghề Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Tây (cũ), nơi có 300 hộ sản xuất bún, miến, tinh bột, kẹo mạch nha, mỗi ngày tiêu thụ 500-600 kg bột đã làm môi trường ô nhiễm nặng. Đó cũng là tình trạng của làng Gốm Bát Tràng ( Hà Nội), nơi có mật độ dân số 2.500 – 3000 người/km2, song lại có tới 1.100 lò lớn nhỏ hoạt động ngày đêm, hang năm tiêu thụ hết 7 vạn tấn than và xử lý 10 vạn tấn dầu nguyên liệu và hàng ngày có khoảng 300 lượt xe lớn nhỏ chạy qua (Hải Nam, 2002).

Trên đây là một trong số ít làng nghề được điều tra, nghiên cứu về tình hình ô nhiễm, ngoài ra còn hàng nghìn làng nghề khác cũng trong tình trạng tương tự, chủ yếu do các nguyên nhân sau:

* Do điều kiện tự nhiên và xã hội:

Thực tế cho thấy những vùng nông thôn có làng nghề phát triển là những vùng có mật độ dân số đông đúc, đất thổ cư chật chội, đất canh tác ít. Vì vậy các làng nghề thiếu mặt bằng sản xuất, các nhà xưởng sản xuất phải nằm xen kẽ lẫn trong khu dân cư, trong nhà hoặc vườn của các hộ; không đủ mặt bằng để bố trí khu chứa và xử lý chất thải. Mặt khác, một số ao hồ làm nhiệm vụ điều hòa nước thải, điều hòa khí hậu, xử lý ô nhiễm đã bị san lấp để làm nhà ở, làm cơ sở sản xuất, số còn lại thì quá tải, tù đọng, vì vậy mức độ ô nhiễm ngày càng tăng. Trong mùa mưa, do tiêu thoát kém nên tình trạng ngập úng kéo dài, gây nên ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và bệnh tật phát triển... Ngoài ra, do thời tiết nóng ẩm đã tạo điều kiện cho quá trình phân hủy, lên men của các chất hữu cơ, phát sinh các loại nấm mốc và vi khuẩn gây bệnh. Một nguyên nhân nữa là do nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường còn thấp kém, xuất phát từ nền sản xuất nhỏ, đơn lẻ, nên ý thức của người dân về giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường thấp, khi sản xuất được mở rộng thì các thói quen đó khó sửa và như thế ô nhiễm gia tăng.

* Công nghệ và quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu

Phần lớn sản xuất ở các làng nghề là do tự phát, sản xuất theo từng hộ đơn lẻ nên vốn đầu tư cho sản xuất nhỏ, các công nghệ sản xuất thô sơ lạc hậu, chủ yếu làm bằng thủ công đã dẫn đến không tận dụng hết tinh hoa của vật liệu. Đăc

biệt, trong các làng nghề chế biến lương thực thực phẩm, bã thải sau khi sản xuất vẫn chứa một lượng lớn các chất tinh bột, dầu… nên vừa lãng phí vật liệu vừa gây ô nhiễm môi trường do sự phân hủy của các chất hữu cơ.

* Thiếu quy hoạch và quản lý các làng nghề

Mặc dù tổ chức sản xuất ở các làng nghề theo từng hộ đơn lẻ nhưng quy mô sản xuất tăng nhanh, trong khi đó công tác quy hoạch quản lý làng nghề chưa được quan tâm đúng mức, mặt bằng sản xuất bố trí phân tán, manh mún. Hầu hết các làng nghề đều không có vị trí chứa chất, tiện đâu đổ đấy, chất thải có thể đổ xuống ao, mương, góc vườn, đầu ngõ càng làm cho môi trường bị ô nhiễm cao hơn… Do không có quy hoạch, nên không có cơ sở hạ tầng như cống rãnh thoát nước, nơi thu gom phế thải rắn nên diện ô nhiễm tràn lan. Điều này không chỉ tác động đến sức khỏe của con người mà còn ảnh hưởng đến mỹ quan làng xã và nhiều ngành sản xuất khác

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 33 - 36)