Tình hình hoạt động và sản xuất tái chế sắt của phường Châu

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)

Quy trình chế biến thép tại các cơ sở sản xuất đi theo một số bước chung từ đúc thép đến cán thép, kéo thép và tùy theo từng hộ chuyên sản suất phôi thép hay cán thép, kéo thép tạo sản phẩm phôi hay sản phẩm khác.

- Quy trình sản xuất phôi thép:

Nguyên liệu được thu mua từ những người, hộ gia đình thu mua phế liệu và được phân loại thành các loại phế liệu khác nhau và được đổ vào khu vực kho chứa nguyên liệu. Sau đó nguyên liệu được đưa vào lò nấu bằng điện ở nhiệt độ khoảng 1200-15000C. Sau khoảng 1,5h cho hóa chất là Mn, Si, Al để tạo những đặc trưng kỹ thuật cho phôi. Sau khi thép đạt được đặc trưng kỹ thuật thì được công nhân múc đổ vào khuôn dài khoảng 1-1,2m, dày 5-10cm, rộng 8-10cm).

- Quy trình sản xuất thép U, V:

Nguyên liệu chính là phôi thép thu mua từ các cơ sở đúc của Châu Khê và CCN sản xuất thép Châu Khê, được cho vào lò nung ở 800÷1000oC để tạo độ dẻo cho thép. Tiếp theo, phôi thép được đi qua máy cán (5-7 quả lô) để tạo ra các sản phẩm thép U, V theo yêu cầu kỹ thuật phục vụ cho làm cơ khí, giằng cột điện, mái nhà…

Quy trình sản xuất các loại sản phẩm thép được mô tả như sơ đồ sau:

Sắt 6

Máy làm đinh Rút dây

Lò ủ S/P đinh Sắt cây tròn Bể a xít Rút băng S/P sắt cây Nguyên liệu Lò nấu Al, Mn, Si Phôi Lò nung 800-1000oC

Máy cán 5-7 quả lô Máy cán 3 quả lô

S/P Sắt U, V Các khí thải, bức xạ nhiệt, tiếng ồn,CTR Các khí thải, bức xạ nhiệt, nước làm mát, CTR, xỉ than Nước làm mát

Tiếng ồn, bức xạ nhiệt, nước làm mát

Tiếng ồn Tiếng ồn

Khí thải, bức xạ nhiệt Nước thải, hơi

Nước thải, hơi a xít Tạp chất bẩn...

Sơ đồ 4.1. Quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phẩm thép

Nguồn : Trung tâm quan trắc tài nguyên và môi trường Bắc Ninh (2015)

Nguyên liệu chính là phôi thép thu mua từ các cơ sở đúc của Châu Khê và CCN sản xuất thép Châu Khê, được cho vào lò nung ở 800÷1000oC để tạo độ dẻo cho thép. Tiếp theo, phôi thép được đi qua máy cán (3 quả lô) để tạo ra các sản phẩm sắt cây tròn, sắt 6, sắt 8 theo yêu cầu kỹ thuật. Sau đó, thép được đi qua bể axít để làm sạch, nhẵn sản phẩm rồi được rút bằng đường băng cho ra sản phẩm theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Quy trình sản xuất đinh, dây thép, dây thép gai:

Nguyên liệu chính là sắt 6 thu mua từ các cơ sở đúc của Châu Khê và CCN sản xuất thép Châu Khê, được cho vào lò nung ở 800÷1000oC để tạo độ dẻo cho thép. Tiếp theo, sắt 6 được đi qua máy kéo để tạo ra các dây thép với nhiều loại kích thước khác nhau. Sau đó, dây thép được đi qua lò ủ. Sau khi ủ, dây thép được đi qua bể mạ (sản xuất dây thép). Đối với sản xuất đinh thì chỉ qua công đoạn từ sắt 6 qua máy làm đinh và tạo ra sản phẩm là các loại đinh theo đúng yêu cầu kỹ thuật.

* Tác động của quá trình hoạt động sản xuất của các hộ sản xuất sắt thép tại phường Châu Khê

- Do bụi và các khí thải độc hại

Theo kết quả Quan trắc do Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh thực hiện, nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí tại một số cơ sở sản xuất trong Cụm công nghiệp sản xuất thép Châu Khê (có cùng loại hình sản xuất của sơ đồ 4.1 nêu trên) như sau:

Bảng 4.2. Kết quả quan trắc không khí CCN Châu Khê

TT Thông số Đơn vị TC 3733-2002 BYT-QĐ Kết quả KK1 KK2 KK3 1 Nhiệt độ 0C 32 29 31,4 35,6 2 Độ ẩm % ≤ 80 75,2 63,5 52,1 3 Tốc độ gió m/s 1,5 0,1-0,2 0,1-0,2 0,1-0,2 4 Tiếng ồn dBA 85 75,3-88,4 71,2-86,5 76,2-89,1 5 Bụi mg/m3 - 40,5 34,0 69,0 6 SO2 mg/m3 10 62,3 21,2 168,2 7 NO2 mg/m3 10 15,2 10,6 10,2 8 CO mg/m3 40 29,1 5,35 26,84 9 O3 mg/m3 0,2 0,10 0,08 0,12

Ghi chú: (-) không quy định.

KK1: Vị trí lấy mẫu tại cơ sở sản xuất Phạm thị Mai (2 lò); KK2: Vị trí lấy mẫu tại cơ sở sản xuất Anh Sơn (1 lò); KK3: Vị trí lấy mẫu tại cơ sở sản xuất Quang Thơm (3 lò).

Nhận xét: Kết quả thử nghiệm mẫu không khí tại các vị trí lấy mẫu cho thấy nồng độ SO2 cao hơn TCCP 2,1-16,8 lần; NO2 cao hơn TCCP 1,1-1,5 lần; hàm

lượng bụi cao; các chỉ tiêu đo tại hiện trường như: nhiệt độ cao hơn TCCP 3,6oC; độ ồn có thời điểm cao hơn TCCP 4,1dBA. Các chỉ tiêu phân tích khác có giá trị nằm trong giới hạn cho phép TC 3733-2002 BYT-QĐ.

Từ kết quả trên cho thấy, đối với những CCN làng nghề sản xuất thép nếu các cơ sở sản xuất không có biện pháp xử lý khí thải tại nguồn thì sẽ gây tác động đến môi trường không khí xung quanh ảnh hưởng tới sức khoẻ người dân trong khu vực. Những bệnh thường liên quan đến bụi và các khí thải độc hại là các bệnh về da, phổi hen phế quản và ung thư vòm mũi.

- Ảnh hưởng do tiếng ồn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ việc điều tra tại một số xưởng đúc thép, cán thép, kéo thép tại CCN Châu Khê cho thấy tiếng ồn tại các khu sản xuất phát sinh chủ yếu từ lò nung, nấu, máy cán, máy kéo và các phương tiện vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu với cường độ tiếng ồn rất lớn, có thể lên tới 110 dBA. Những người công nhân trực tiếp làm bên các tại các xưởng sản xuất là người chịu ảnh hưởng rất lớn nếu không có biện pháp bảo vệ thích hợp.

- Ảnh hưởng do chất thải rắn, nước thải sản xuất, sinh hoạt

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất tái chế sắt thép của phường Châu Khê chủ yếu là xỉ than, xỉ kim loại lượng phát thải

Nước thải sản xuất chủ yếu của CCN Châu Khê là nước thải phát sinh từ quá trình làm mát. Nước thải cũng từ đây đổ ra mương và mang theo những hóa chất độc hại như dung môi kiềm, axit, sơn công nghiệp, chất dầu, mỡ...

Bên cạnh đó việc việc phát thải từ quá trình sinh hoạt đời thường của người dân Châu Khê cũng là một yếu tố gây ô nhiễm môi trường đất. Nước thải từ quá trình sinh hoạt được xả thẳng vào môi trường qua các rãnh nước và đổ thải trực tiếp ra các ao, hồ và đặc biệt là kênh mương tiêu thoát nước của phường đổ thẳng ra ngoài cánh đồng gây ra ô nhiễm và làm giảm năng suất cây trồng. Mặt khác các chất thải rắn sinh hoạt có thành phần bao gồm kim loại, sành sứ, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dư thừa hoặc quá hạn sử dụng, xương động vật, tre, gỗ, lông gà vịt, vải, giấy, túi nilong, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả … ko được thu gom triệt để gây ứ đọng làm mất cảnh quan thẩm mĩ và gây ra mùi khó chịu. Lượng rác ứ đọng tích tụ ngày một nhiều do không có chỗ đổ và không có nơi xử lý nên rác thải được người dân nơi đây đổ trực tiếp xuống những thửa ruộng ngay sát các lò xưởng tái chế dần dần tích tụ thành

những đống rác khổng lồ gây ra mùi khó chịu và gây ô nhiễm môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá hàm lượng kim loại nặng trong đất nông nghiệp tại phường châu khê, thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 53)