Các giải pháp công nghệ xử lý ô nhiễm

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 79 - 96)

Sân bay Biên Hòa có phạm vi ô nhiễm rộng, nhiều khu vực bị ô nhiễm, nồng độ ô nhiễm cao và tính chất ô nhiễm phức tạp. Khu Z1 với diện tích 100.000 m3 đất nhiễm dioxin đã được xử lý bằng phương pháp chôn lấp kết hợp với việc xử lý chế phẩm sinh học (vi sinh vật) để phân hủy chất độc dioxin ở một số vị trí ô nhiễm nặng. khu vực Tây Nam đã được xây dựng công trình chống lan tỏa tạm thời để giảm thiểu phát thải dioxin ra môi trường xung quanh. Ngoài ra, khu vực Nam sân bay, khu vực Nam Z1 và trầm tích tại các hồ số 1, 2, hồ cổng 2 của sân bay có mức độ ô nhiễm cao cần tiến hành xử lý bằng các biện pháp phù hợp.

Do yêu cầu kinh phí xử lý lớn, xử lý ô nhiễm tại sân bay Biên Hòa cần được triển khai đồng thời nhiều giải pháp nhằm chống lan tỏa ô nhiễm, cô lập chất độc và tiến tới xử lý triệt để môi trường ô nhiễm.

Các giải pháp đề xuất xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa như sau:

a. Giải pháp chống lan tỏa tạm thời các điểm nóng ô nhiễm

Khu vực Tây Nam sân bay (khu Pacer Ivy) đã được thực hiện chống lan tỏa dioxin bằng phương pháp xây dựng hệ thống mương điều hướng dòng chảy. ngăn chặn sự xâm nhập của nước mưa khu vực xung quanh chảy tràn qua khu nhiễm làm lan tỏa dioxin. Nước mưa trong khu nhiễm được lưu giữ tại các hồ điều hòa bên trong khu nhiễm, nước mặt trong khu nhiễm được lọc qua hệ thống cống lọc chất độctrước khi đổ thải ra môi trường bên ngoài

Chống lan tỏa tạm thời là giải pháp công nghệ xử lý sử dụng công trình xây dựng hoặc biện pháp kỹ thuật nhằm ngăn chặn các dòng chảy bề mặt rửa trôi chất độc nhằm khống chế, giảm thiểu sự di chuyển và lan rộng ô nhiễm ra môi trường xung quanh. Các biện pháp điển hình bao gồm:

Bê tông hóa bề mặt khu vực nhiễm nhằm giảm thiểu quá trình lan toả chất độc ra các khu vực xung quanh do mưa, gió.

Trồng thảm thực vật phủ bề mặt nhiễm, kết hợp với xây dựng hệ thống mương phong tỏa không cho nươc ở ngoài chảy tràn qua khu nhiễm tràn nhằm giảm thiểu quá trinh lan tỏa chất độc ra các khu vực xung quanh.

Xây dựng đê phong tỏa bao quanh khu vực nhiễm nhằm không cho đất nhiễm chảy tràn ra khu vực xung quanh và nước ở ngoài tràn vào khu nhiễm; kết hợp hệ thống mương dẫn, cống lọc chứa vật liệu hấp phụ để xử lý nước nhiễm độc trước khi cho chảy ra ngoài.

Nhận xét: Các giải pháp chống lan tỏa có ưu điểm chi phí thấp, thời gian thực hiện nhanh, hạn chế được sự di chuyển lan rộng của chất độc, có khả năng áp dụng cho các khu vực ô nhiễm có quy mô lớn, địa hình phức tạp tuy nhiên chất độc chưa được xử lý, chưa được cách ly hoàn toàn với môi trường bên ngoài nên vẫn tiềm ẩn nguy cơ phơi nhiễm cho con người và môi trường sinh thái khu vực ô nhiễm.

b. Phương pháp chôn lấp cô lập đất. trầm tích bị ô nhiễm

Phương pháp chôn lấp, cô lập đất nhiễm là giải pháp kỹ thuật bao gói đất nhiễm trong các vật liệu chuyên dụng và chôn lấp ở địa điểm thích hợp nhằm cách li hoàn toàn đất nhiễm độc với khu vực xung quanh, không cho chất độc phát tán ra bên ngoài, ngăn chặn tác hại của chất độc với môi trường bên ngoài.

Hiện nay, có nhiều mô hình kết cấu hố chôn an toàn, trên cơ sở đặc điểm chất ô nhiễm, đặc điểm địa chất thủy văn và các yêu cầu khác, có thể lựa chọn mô hình hố chôn thích hợp. Hố chôn có thể nhiều ngăn, nhiều lớp, 1 ngăn, 1 lớp; nằm chìm toàn bộ dưới đất hoặc bán chìm. Độ sâu và chiều cao hố chôn phù hợp với nước ngầm.

Phương pháp chôn lấp cô lập đất nhiễm là giải pháp kỹ thuật tương đối đơn giản, chi phí thấp, dễ thực hiện, thời gian triển khai ngắn, cách ly hoàn toàn chất độc với môi trường bên ngoài, khống chế sự lan truyền, ngăn chặn tác động của chất độc với sức khỏe con nguời và môi trường xung quanh; tuổi thọ cao trên 50 năm. Tuy nhiên đất nhiễm trong hố chôn chưa được xử lý để làm mất độc tính. Đây là giải pháp trước mắt khi có công nghệ phù hợp và điều kiện cho phép thì tiến hành xử lý triệt để.

c. Các giải pháp phục hồi môi trường

Đối với các khu vực có hàm lượng chất độc tồn lưu thấp cần triển khai các biện pháp phục hồi môi trường phù hợp và hiệu quả:

Giải pháp thảm thực vật

Lựa chọn các loài cây có hệ rễ chùm phát triển trồng tại khu vực ô nhiễm nhẹ giúp hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi làm lan truyền chất độc ô nhiễm. Đồng thời sử dụng các loại thực vật có khả năng hấp thu chuyển hóa chất độc giúp cải thiện và phục hồi môi trường tại các khu vực có mức độ tồn lưu nhẹ, chiều sâu ô nhiễm nhỏ, phù hợp với khả năng tiếp cận của hệ thống rễ thực vật.

Giải pháp sử dụng chế phẩm sinh học

Các nghiên cứu được thực hiện bởi viện công nghệ sinh hoc- viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam về việc sử dụng các chủng vi sinh vật trong đất có khả năng phân hủy CDC/dioxin tại các vùng đất ô nhiễm cho thấy công nghệ ngày có khả năng ứng dụng trong xử lý đất nhiễm. phục hồi môi trường.

Công nghệ mùn trồng nấm

Giải pháp công nghệ xử dụng mùn trồng nấm để xử lý các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trong đất ô nhiễm dựa trên cơ sở sử dụng phản ứng xúc tác ô xy hóa phân hủy các chất ô nhiễm với sự tham gia các enzyme ngoại bào phân hủy Lygnin (LE). Các enzyme này do các loại nấm mục trắng sinh ra trong quá trình sinh trưởng, thu được bằng cách tách chiết trực tiếp từ cây nấm hoặc các giá thể (mùn) đã sử dụng để nuôi trồng nấm.

Sử dụng mùn trồng nấm để xử lý đất nhiễm dioxin là giải pháp mới. than thiện với môi trường, hiệu quả đã được kiểm chứng ở điều kiện phòng thí nghiệm trên các mẫu đất ô nhiễm lấy từ thực địa. Đây là giải pháp thích hợp cho mục tiêu xử lý khử độc nhanh, cải thiện và phục hồi môi trường cho các khu vực bị ô nhiễm.

Công nghệ khác

Hiện nay các giải pháp xử lý ô nhiễm dioxin đang được nhiều tổ chức và các nhà khoa học đặc biệt quan tâm nghiên cứu. Các giải pháp phù hợp sẽ được triển khai xử lý, cải thiện và phục hồi môi trường tại các khu vực có tồn lưu dioxin tại Việt Nam.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Sân bay Biên Hòa nằm tại phường Tân Phong, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, có diện tích khoảng 1.000 ha. Khu nhiễm chất độc hóa học nằm trong phạm vi sân bay và phía cuối của sân bay do Pháp xây dựng. Khu vực này có địa hình tương đối thấp và dốc dần về phía sông Đồng Nai.

Sân bay Biên Hòa là cơ sở quan trọng của các chiến dịch Ranch Hand và Pacer Ivy trong chiến tranh, do đó cũng là nơi môi trường đất và trầm tích bị ô nhiễm dioxin nặng nhất, phạm vi ô nhiễm lớn nhất và phức tạp nhất. Nồng độ dioxin trung bình trong các mẫu đất tại vùng ô nhiễm trong khu vực sân bay cao tới mức 215.000 ppt (gấp hàng trăm lần so với nồng độ Dioxin cho phép trong đất Việt Nam). Nồng độ dioxin trong các mẫu trầm tích tương đối lớn, từ 4,51 đến > 2.000 ppt, vượt hàng chục lần so với nồng độ cho phép trong trầm tích theo TCVN.

Thành phố Biên Hòa đã có một số hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của dioxin và các biện pháp phòng chống nhiễm độc; chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho nạn nhân; trợ cấp hàng tháng và giúp đỡ cải thiện đời sống...Tuy nhiên vì lý do kỹ thuật và kinh phí nên các hoạt động này còn ở quy mô nhỏ, hiệu quả đạt được chưa cao.

5.2. KIẾN NGHỊ

Khẩn trương hoàn thành dự án chôn lấp CDC/dioxin trong SBBH để ngăn chặn nguồn phát thải dioxin từ trong sân bay; Sớm nghiên cứu và đề xuất phương án kỹ thuật để xử lý dioxin có trong các lớp trầm tích tại các hồ trong sân bay và gần sân bay.

Tổ chức quan trắc dioxin trong môi trường trong sân bay và các khu vực gần sân bay để đánh giá mức độ tồn lưu, hướng lan tỏa của dioxin để có những hướng dẫn cần thiết trong công tác phòng và chống nhiễm độc dioxin.

Nâng cao nhận thức công đồng về phòng và chống nhiễm độc dioxin thông qua việc tổ chức các lớp học, phát tờ rơi, tư vấn sinh sản, tư vấn di truyển, khám bệnh định kỳ. Cấm tuyệt đối việc nuôi trồng và khai thác các động vật thủy sinh tại các hồ trong và gần sân bay Biên Hòa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Bộ tài nguyên và môi trường (2009). Tiêu chuẩn quốc gia về ngưỡng dioxin trong

đất và trầm tích. TCVN 8183:2009.

2. Nguyễn Văn Tường, Bạch Khánh Hòa, Nguyễn Ngọc Hùng (2011). “Một số nhận

xét về tồn lưu Dioxin tại một số vùng ở Việt Nam”. Tạp chí khoa học độc học số (6). tr.15-21

3. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai (2014). Báo cáo hiện trạng môi

trường tỉnh Đồng Nai.

4. Tổng cục thống kê (2013). Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai.

5. Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2007). Chất độc hóa

học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam và vấn đề môi trường. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

6. Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2008). Tác hại của

Dioxin đối với người Việt Nam. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.

7. Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (2011). Báo cáo tổng

kết tình hình ô nhiễm tại 3 điểm nóng Sân bay Biên Hòa, Đà Nẵng và Phù Cát.

8. Vũ Chiến Thắng (2010). Tác động của chất độc hóa học của Mỹ sử dụng trong

chiến tranh đối với môi trường và con người ở Việt Nam. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

9. Vũ Dũng (2010). Chất độc da cam/dioxin tại Việt Nam và những tổn thương tâm

lý ở con người. Nhà xuất bản Trường ĐHKHXH&NV – ĐHQGHN.

Tiếng Anh:

10. Baker R. S.. Tarmasiewicz D.. Bierschenk J. M.. King J.. Landler T. and Sheppard

D. (2007). Completion of In-situ Thermal Remediation of PAHs. PCP and dioxins at a Former Wood Treatment Facility. International Conference on Incineration and Thermal treatment technologies (IT3). Phoenix. AZ. Air &waste management Association. Pittsburgh. PA.

11. Baker R. S. and John L. C (2003). Performance relative ti dioxin of the In-Situ

Thermal Destruction (ISTD) Soil remediation techlogy. Proceeding of the 23rd International Dioxin Symposium - Boston. MA.

12. Baker R. S.. Smith G. J. Braatz H (2009). In-Pile Thermal Destruction of dioxin

contaminated soil and sediment. Proceeding of the 29th International Dioxin Symposium - Beijing. China.

13. BEM Systems. Inc (2007). Mitigating the Impact of dioxin-contaminated “Hot Spots” in Vietnam – Assessment of Alternative remediation technologies and Work plan for a future feasibility study for Da Nang airport. Report number 07- GSA34CNEF. 40 pp. Vietnam

14. Dioxin Contamination at Bien Hoa Airbase. Viet Nam. Final report. New York. USA. 15. Focant. J.- F. Eppe. G. Pirard. C. De Pauw. E (2001). “Fast clean-up for

polychlorinated dibenzo-p-dioxins. dibenzofurans and coplanar polychlorinated biphenyls analysis of high fat content biological samples”. J. Chromatogr. A 925. pp.207–221

16. Fiedler H (2003). Dioxins and Furans (PCDD/PCDF). UNEP Chemicals. 11-13.

Switzerland.

17. Hatfield/Office 33 (2011). Environmental and Human Health Assessment.

18. Hatfield – Committee 10-80 (2000). Development of impact mitigation strategies

related to the use of Agent Orange herbicide in the Aluoi Valley. Viet Nam.

19. Hatfield – Committee 10-80 (2006). Development of impact mitigation strategies

related to the use of Agent Orange herbicide in the Aluoi Valley. Viet Nam.

20. Hatfield – Committee 10-80 (2007). Development of impact mitigation strategies

related to the use of Agent Orange herbicide in the Aluoi Valley. Viet Nam.

21. John R. (2008). MechanoChemical Destruction (MCD™) an introduction to the

process. Environmental Decontamination.

22. Michael S. D. and Scott R. N (2003). Activation of the aryl hydrocarbon Receptor

by structurally diverse Exogenous and endogenous chemicals. Annu. Rev. Pharmacol. Toxicol. 43. pp. 309–34.

23. Nguyen Hung Minh. Thomas Boivin. Pham Ngoc Canh and Le Ke Son (2009).

“Comprehensive Assessment of Dioxin Contamination in Da Nang Airbase and Its Vicinities: Environmental Levels. Human Exposure and Options for Mitigating Impacts”. Interdisciplinary Studies on Environmental Chemistry — Environmental Research in Asia. pp. 21-29

24. Stellman J.M.. Christian R.. Weber T.. Tomasello C (2003). The extent and patterns of Usage of Agent Orange and other herbicides in Vietnam. Nature. Vol. 422. pp. 681-687.

25. Tristan R. B. Mechanochemical destruction of PCBs at hunters point shipyard for

the US navy.

26. The International Programme on Chemical Safely (2006). The 2005, World Health

Organization Re-evaluation of Human and Mammalian Toxic Equivalency Factors for Dioxins and Dioxin-like Compounds. ToxSci Advance Access. USA.

28. Westing S (1976). Ecological Consequences of the Second Indochina War. See also. Westing. Warfare in a Fragile World: Military Impact on the Human Environment. SIPRI Y.B.

29. Young A.L (2009). The History Use and Disposition and Environmental Fate of

PHỤ LỤC

Danh mục các vị trí lấy mẫu khu vực Pacer Ivy và lân cận

TT Kí hiệu mẫu Vĩ độ Kinh độ

1 BHT-1 10.97372 106.80228 2 BHT-2 10.97303 106.80247 3 BHT-3 10.97250 106.80219 4 BHT-4 10.97103 106.80228 5 BHT-5 10.97352 106.80242 6 BHT-6 10.97253 106.80300 7 BHT-7 10.9705 106.82600 8 BHT-8 10.97256 106.80242 9 BHT-9 10.97200 106.80228 10 BHT-10 10.97103 106.80242 11 BHT-11 10.97253 106.80275 12 BHT-12 10.97253 106.80289 13 BHT-13 10.97348 106.81623 14 BHT-14 10.97139 106.80243 15 BHT-15 10.97139 106.80300 16 BHT-16 10.97138 106.80310 17 BHT-17 10.97061 106.82600 18 BHT-18 10.97352 106.80391 19 BHT-19 10.9705 106.80289 20 BHT-20 10.97328 106.80325 21 BHT-21 10.97256 106.80301 22 BHT-22 10.97256 106.80317 23 BHT-23 10.97089 106.8030 24 BHT-24 10.97192 106.80725 25 BHT-25 10.97193 106.80727 26 BHT-26 10.97194 106.80822 27 BHT-27 10.97194 106.80818 28 BHT-28 10.97194 106.80911 29 BHT-29 10.96894 106.80458 30 BHT-30 10.96894 106.80446 31 BHT-31 10.96894 106.80438 32 BHT-32 10.96994 106.80497 33 BHT-33 10.97319 106.80531 34 BHT-34 10.97136 106.80536 35 BHT-35 10.97136 106.80548 36 BHT-36 10.97106 106.80538 37 BHT-37 10.97106 106.80526 38 BHT-38 10.97106 106.80518 39 BHT-39 10.97058 106.80528 40 BHT-40 10.968 106.80592 41 BHT-41 10.97033 106.80581 42 BHT-42 10.97033 106.806232 43 BHT-43 10.96958 106.80567 44 BHT-44 10.96772 106.80644 45 BHT-45 10.96744 106.80672 46 BHT-46 10.96746 106.80647

Danh mục các vị trí lấy mẫu khu vực phía Đông đường băng

TT Tên mẫu Loại mẫu Vĩ độ Kinh độ

1 BHĐ-1 Đất 698223 1212365 2 BHĐ-2 Đất 698237 1212374 3 BHĐ-3 Đất 698272 1212399 4 BHĐ-4 Đất 698273 1212399 5 BHĐ-5 Đất 698295 1212431 6 BHĐ-6 Đất 698324 1212452 7 BHĐ-7 Đất 698220 1212401 8 BHĐ-8 Đất 698205 1212378 9 BHĐ-9 Đất 698240 1212391 10 BHĐ-10 Đất 698225 1212381 11 BHĐ-11 Trầm tích 698191 1212357 12 BHĐ-12 Trầm tích 698035 1212248 13 BHĐ-13 Trầm tích 698155 1212431 14 BHĐ-14 Trầm tích 698157 1212351 15 BHĐ-15 Trầm tích 698197 1212349 16 BHĐ-16 Trầm tích 697321 1213207 17 BHĐ-17 Trầm tích 697293 1213228 18 BHĐ-18 Trầm tích 697312 1213310 19 BHĐ-19 Trầm tích 697317 1213175 20 BHĐ-20 Trầm tích 697350 1213178 21 BHĐ-21 Trầm tích 697344 1213179 22 BHĐ-22 Trầm tích 697344 1213167 23 BHĐ-23 Trầm tích 697350 1213154 24 BHĐ-24 Trầm tích 697286 1213126 25 BHĐ-25 Trầm tích 697290 1213178 26 BHĐ-26 Trầm tích 697290 1213188 27 BHĐ-27 Trầm tích 697260 1213235 28 BHĐ-28 Trầm tích 697260 1213265 29 BHĐ-29 Trầm tích 697354 1213208 30 BHĐ-30 Trầm tích 697342 1213248 31 BHĐ-31 Trầm tích 698223 1212365 32 BHĐ-32 Trầm tích 698295 1212431 33 BHĐ-33 Trầm tích 698324 1212452 34 BHĐ-34 Trầm tích 698220 1212401 35 BHĐ-35 Trầm tích 698205 1212378 36 BHĐ-36 Trầm tích 698240 1212391

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 79 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w