HÒA VÀ VÙNG LÂN CẬN.
4.1.1. Đặc kiện về địa hình, địa mạo
Thành phố Biên Hòa có vị trí từ 10o53’24” đến 11o00’24” vĩ độ Bắc và từ 106o45’37”đến 106o56’20” kinh độ Đông, thuộc phía tây của tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu; phía Nam giáp huyện Long Thành; phía Đông giáp huyện Trảng Bom, phía Tây giáp tỉnh Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh.
Tổng diện tích đất tự nhiên của thành phố là 154,67 km2 chiếm 2,62% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
Khu vực phía Đông và Bắc thành phố có địa hình đồi nhỏ, dốc thoải nghiêng dần về phía sông Đồng Nai và các suối nhỏ. Địa hình cao nhất là 75m. thấp nhất là 2m. Khu vực phía Tây và Tây Nam thành phố có địa hình đồng bằng. độ cao 1-2m. Khu vực Cù Lao có địa hình bằng phẳng, độ cao từ 0,5-0,8m.
Lãnh thổ gồm 07 địa tầng địa chất chính, kể từ nền đá cổ Mejojoi đến trầm tích lục nguyên J, các trầm tích phun trào có tuổi từ Jura muộn đến Kreta (J3- K)...và cuối cùng là các trầm tích dông trẻ, hiện đại tạo thành các thề sông có thành phần thạch học phân lớp từ các cuội sỏi đến cát pha sét.
Khu vực thành phố Biên Hòa có một số nhóm đất chính như đất xám. đất phù sa. đất gley....Nhóm đất xám phân bố chủ yếu ở phía Bắc và Đông thành phố (phường Tân Phong, Trảng Dầu), nhóm đất phù sa ở phía Nam (Phường Bửu Long, Quyết Thắng), nhóm đất gley phân bố rải rác trong khu vực.
Sân bay Biên Hòa nằm ở Phường Tân Phong, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, tại tọa độ10°58’37” Bắc, 106°49’6” Đông, diện tích khoảng 1.000 ha, Nguồn ô nhiễm dioxin chủ yếu do rò rỉ, rửa các thiết bị và máy bay sau khi phun chất diệt cỏ trong chiến tranh. Theo số liệu của Bộ Quốc phòng Mỹ, cuối những năm 1969, đầu 1970, một số tai nạn đã xảy ra. dẫn đến rò rỉ khoảng 28.000 lít chất độc da cam và 10.000 lít chất độc trắng tại khu vực này.
Trong khu vực sân bay Biên Hòa. phía Nam và phía Tây sân bay có nhiều ao hồ nhỏ (hồ số 1, hồ số 2....) là khu vực chưa nước dồn từ sân bay khi có mưa
lớn. Nước từ khu ô nhiễm (khu vực chứa CDC, rửa phương tiện sau khi phun rải và khu vực xảy ra sự cố rò rỉ CDC) và một phần sân bay chảy qua vùng đệm vào Hồ số 1, theo rãnh sang Hồ số 2. Từ hồ số 2, nước chảy theo cống ra Hồ cổng 2 ở sát tường bao phía ngoài sân bay và tiếp tục chảy vào Hồ Biên Hùng (Phường Trung Dũng) sau đó theo hệ thống thoát nước của thành phố chảy ra sông Đồng Nai. Phía Tây sân bay (khu vực nghi bị nhiễm CDC) nước mưa chảy tràn đầu đường băng qua vùng đệm và các ao hồ nhỏ rồi đổ ra sông Đồng Nai trên địa phận phường Bửu Long.
Nghiên cứu một số chỉ tiêu liên quan đến tồn lưu và lan truyền dioxin trong đất cho thấy đất trong SBBH là đất chua và trung tính (có thể kết quả này chưa khách quan vì lấy mẫu trong thời điểm BQP đã thử nghiệm tiêu độc và có thể bị ô nhiễm kiềm), nghèo mùn, nghèo đạm thành phần cơ giới nhẹ, chủ yêu là đất thịt nhẹ, nghèo sét. Kết quả nghiên cứu về các chỉ tiêu mùn, sét, hàm lượng nhôm, sắt, P2O5,K2O, dung tích hấp phụ, độ dẫn điện,...của đất đều không dao động theo quy luật, mang tính chất đất không liền thổ. Thành phần cơ giới nhẹ, nghèo sét ảnh hưởng rõ đến khả năng hấp phụ các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ khác tạo điều kiện cho dioxin có khả năng ngấm sâu vào trong lòng đất.
Nhìn chung. đất trong SBBH có tính chất không đồng nhất do sự đào xới trong quá trình xây dựng sân bay trước đây cũng như việc san lấp xử lý CDC/dioxin sau này. Vì vậy khó đánh giá tính lan tỏa, thấm sâu của CDC/dioxin và khó tính toán chính xác quy mô, khối lượng đất nhiễm dioxin cần xử lý.