Phương pháp lấy mẫu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 45 - 53)

Phương pháp lấy mẫu đất điều tra, đánh giá mức độ ô nhiễm CDC/Dioxin được thực hiện trên cơ sở tuân thủ các yêu cầu chung về lấy mẫu đất theo Tiêu chuẩn Quốc gia về lấy mẫu và đánh giá chất lượng đất TCVN 5297: 1995, lấy mẫu trầm tích theo TCVN 6663-3:2000 và TCVN 6663-15:2004. Mẫu sau khi thu thập được bảo quản và mang về phòng thí nghiệm phân tích.

Dựa trên các kết quả nghiên cứu trước đây và các nghiên cứu về địa hình thủy văn, nhằm đánh giá hàm lượng dioxin trong đất, chúng tôi tiến hành phân chia khu vực nghiên cứu thành các tiểu khu:

- Khu Pacer Ivy và lân cận (diện tích: 150.000 m2)

- Khu phía Đông đường băng và lân cận (diện tích: 47.000 m2) - Khu phía Bắc sân bay (diện tích: 65.000 m2)

Hình 3.1. Các khu vực lấy mẫu đất. trầm tích tại sân bay Biên Hòa

Đề tài cũng đã lập kế hoạch lấy mẫu chi tiết cho khu vực nghiên cứu, sử dụng các phương pháp lấy mẫu phù hợp với hướng dẫn của phương pháp tiêu chuẩn hiện hành ở Việt Nam từ bước lập kế hoạch chương trình lấy mẫu đế thực hiện và đảm bảo chất lương, kiểm soát chất lượng QA/QC. Theo đó các mẫu đất được thu thập bao gồm các mẫu đất lấy ở lớp bề mặt (0-10 cm) và các mẫu lấy theo độ sâu (120-210 cm).

Mẫu đất bề mặt là mẫu đất được thu thập từ 5 đến 10 mẫu thành phần lấy ở các khoảng cách đều nhau theo lưới ô vuông. sau đó các mẫu thành phần được đồng nhất ngay tại hiện trường. Các mẫu lấy theo độ sâu được lấy bằng khoan tới độ sâu trung bình là 150cm và chia thành các mẫu thành phần. mỗi mẫu thành phần ứng với độ sâu là 30cm.

Tương tự các mẫu đất, mẫu trầm tích cũng được thu thập theo độ sâu là trầm tích bề mặt và mẫu cột trầm tích. Mẫu trầm tích bề mặt lấy bằng gầu lấy mẫu Ekman, mỗi mẫu là một gầu xúc, mỗi mẫu được đồng nhất và chuyển vào lọ thủy tinh. Mẫu trầm tích theo độ sâu được lấy bằng khoan tới độ sâu 50cm và chia thành các mẫu thành phần (10cm/ mẫu).

Phía Pacer Ivy và lân cận

Dựa theo địa hình và thủy văn. khu vực lấy mẫu được chia làm 8 tiểu khu (Hình 3.2.), các mẫu đất có kí hiệu từ WL1 đến WL8. Đề tài tiến hành lấy được 46 mẫu đất.

Địa hình xung quanh khu Pacer Ivy có xu hướng dốc theo hướng sông Đồng Nai. tuy nhiên phía Nam kênh dẫn nước từ phía Tây lại có địa hình cao hơn. Do đó việc phân chia các tiểu khu lấy mẫu là cần thiết. Các khu lấy mẫu trầm tích gồm 2 kênh dẫn nước từ khu Pacer Ivy ra sông Đông Nai (WD1) và kênh dẫn nước phía Tây Bắc đường băng đổ ra sông Đồng Nai (WD2).

Mẫu đất bề mặt (lấy ở bề mặt đến độ sâu 30cm). mỗi mẫu thu thập là phức hợp từ 5 mẫu thành phần, vị trí các mẫu thành phần được xác định như sau:

- Xác định vị trí lấy mẫu, định vị tâm (mẫu thành phần thứ nhất), từ tâm xác định 4 mẫu thành phần tiếp theo trong diện tích 5mx 5m.

- Vị trí các mẫu thành phần còn lại (4 mẫu) được xác định vuông góc đối xứng với mẫu thành phần thứ nhất

- Đồng nhất các mẫu

Mẫu đất theo độ sâu được thu thập bằng dụng cụ búa và khoan lấy mẫu. độ sâu lấy mẫu đất trung bình là 180cm, cột đất sẽ được chia thành các mẫu thành phần. mỗi mẫu thành phần ứng với độ sâu 30cm.

Các mẫu trầm tích mặt sẽ được thu thập sử dụng gầu lấy mẫu Ekman. Thu thập mẫu ở lớp trầm tích trên cùng (0-5 cm) ứng với mỗi điểm lấy mẫu.

Phía Đông đường băng

Khu phía Đông đường băng xét về tổng thể là khu vực có địa hình trũng so với khu phía Bắc, có địa hình cao tương đương khu phía Tây. Xét về địa hình là thủy văn thì khu phía Đông nằm ở địa hình cao hơn so với hai khu ô nhiễm nặng là Z1 và Pacer Ivy. Hơn nữa, do địa hình trũng và gần đường lăn. đường băng quân sự cũ cho nên khả năng có sự phát tán bùn, đất ô nhiễm thay đổi sử dụng đất theo theo thời gian làm phát tán bùn. Mặt khác, số liệu nghiên cứu trước đây hầu như chưa có thông tin về khu vực này.

Do đó. đề tài cũng tiến hành đánh giá toàn diện các ao hồ và đất khu phía Đông đường băng. Tương tự khu phía Tây, đề tài chia khu vực lấy mẫu thành các tiểu khu khác nhau (Hình 3.3). Mẫu đất thu thập được ở 02 tiểu khu EL1 và EL2. mẫu trầm tích thu thập ở các ao hồ kí hiệu EP1 đến EP6 và khu vực phía Đông. có một kênh dẫn nước chảy dọc từ hướng Đông Bắc qua sân bay và đổ ra vành đai phía ngoài ED1, ED2.

Đề tài tiến hành lấy 38 mẫu trong khu vực này, bao gồm 10 mẫu đất và 28 mẫu trầm tích.

Khu phía Bắc sân bay

Đề tài tiến hành lấy mẫu khu vực bên trong sân bay. diện tích lấy mẫu bao phủ trên toàn bộ nền diện tích của khu phía Nam đường băng. bao gồm đất ở các khu vực đang sử dụng cho các hoạt động sinh hoạt trong sân bay. Số mẫu thu thập ở khu trung tâm sân bay là 13 mẫu đất bề mặt.

Khu vực lấy mẫu phía Bắc sân bay được chia làm các tiểu khu kí hiệu NL1 đến NL4 (mẫu đất) và NP1 đến NP7 (mẫu trầm tích trong các ao hồ). Sơ đồ các tiểu khu lây mẫu mẫu đất. trầm tích khu phía Bắc sân bay được mô tả trong hình 3.4.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w