Một số chỉ tiêu thổ nhưỡng tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 61 - 62)

Trạng thái mặt đất khu nhiễm dioxin:

Do tác động của thiên nhiên và con người, trạng thái khu đất ô nhiễm có nhiều thay đổi: Phá bê tông, đào lấy phế liệu, chặt cây tạo dòng chảy xói mòn do mưa gió, có vùng đất xem kẽ với bê tông hóa. Thảm thực vật nghèo nàn, cỏ mọc từng chỗ một, phía đông của khu độc có vườn bạch đàn thưa. Trong dự án Z1, 54 mẫu đất đã được lấy tại 30 điểm theo địa hình, 20 mẫu lấy trong tường bao và 10 mẫu lấy ở ngoài, mẫu lấy sâu nhất là 1,2m (Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008). Kết quả phân tích cho thấy: Chỉ tiêu pHH20 dao động từ 4,0 đến 7,9 và pHKCl từ 4,0 đến 7,8. Đất vùng này hơi chua và trung tính.

Hàm lượng mùn:

Dao động từ 1,0 đến 2,6% theo chỉ tiêu đánh giá thổ nhưỡng, đất trong khu vực Z1 nằm trong giới hạn nghèo mùn. Theo chiều sâu, lượng mùn phân bố không theo quy luật giảm dần tự nhiên, đất ở đây không phải là đất liền thổ và có độ mùn từng lớp khác nhau.

Hàm lượng nitơ tổng số:

Nitơ ở đây chủ yếu là nguồn hữu cơ (phân hủy chất hữu cơ hoặc vi sinh vật có khả năng tổng hợp nitơ từ môi trường). Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng nitơ tổng số tỷ lệ thuận với hàm lượng mùn và chiếm không quá 10%. Đối chiếu với bảng đánh giá hàm lượng đạm tổng số, cho thấy khu đất Z1 là nghèo đạm, hàm lượng đạm trong mẫu phù hợp với lượng mùn và thực trạng khu đất.

Hàm lượng Al và Fe trao đổi:

Hai giá trị này tại khu Z1 biến đổi không theo quy luật, điều đó chứng tỏ khu đất từ nhiều nguồn khác nhau. Hàm lượng Al và Fe, nhất là Fe2+ có vai trò quan trọng trong tiêu độc, nếu áp dụng phương pháp hóa học.

Thành phần cơ giới đất:

Kết quả phân tích 20 mẫu đất cho thấy tính đặc trưng về thành phần cơ giới theo bề rộng và chiều sâu. Theo bề rộng: Đất khu Z1 có thành phần cơ giới nhẹ, chủ yếu là đất thịt nhẹ có hàm lượng sét dao động từ 0,87 đến 11,89%- nghĩa là đất nghèo và rất nghèo sét. Theo chiều sâu: Phân tích đến độ sâu 0,70 m

cho thấy chủ yếu vẫn là đất thịt nhẹ. Sự phân bố hàm lượng sét không theo quy luật, đất không liền thổ mà được hình thành trong quá trình xây dựng sân bay.

Do tính chất thổ nhưỡng của đất: Đất hơi chua, hàm lượng mùn và nitơ tổng thấp, thành phần cơ giới đất thuộc loại đất thịt nhẹ, hàm lượng sét thấp, tất cả những tính chất trên cho thấy khu Z1 dioxin có thể thấm sâu vào đất và rất dễ bị nước mưa mang đất có dioxin lan truyền đi xa và lắng đọng tại chỗ trũng như ao, hồ và ra sông (Văn phòng Ban chỉ đạo 33, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, 2008).

Dựa vào các số liệu, tài liệu hiện có về địa hình, hệ thống thủy lợi khu vực sân bay Biên Hòa và vùng lân cận, đề tài tiến hành xác định hướng lan truyền Dioxin theo dòng chảy mặt dựa vào các mức chính là:

- Diện tích mặt đất và hệ thống mương rãnh bao trùm toàn bộ sân bay và một phần khu vực lân cận.

- Khu vực đã từng trải qua các quá trình xáo trộn mặt đất. liên quan trực tiếp đến các khu vực ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w