KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ SỐNG XUNG QUANH SÂN BAY

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 64 - 68)

XUNG QUANH SÂN BAY BIÊN HÒA

Trong giai đoạn 1961-1971, hóa chất tại sân bay Biên Hòa bị rò rỉ ít nhất 4 lần với lượng lớn. Do đó, một số nghiên cứu gần đây cho thấy nồng độ dioxin tồn

sư trong đất, bùn, một số thực phẩm của người dân địa phương hiện vẫn đang ở mức bảo động. Vì vậy, người dân thành phố Biên Hòa, đặc biệt là người dân sống ở gần sân bay đang phải đối mặt với nguy cơ về sức khỏe do phơi nhiễm với dioxin, đặc biệt là qua thực phẩm. Những giải pháp can thiệp nhằm giảm nguy cơ phơi nhiễm dioxin cho người dân là rất cần thiết.

Hiện nay vẫn chưa tính được cụ thể định lượng mức tiêu thụ dioxin hàng ngày từ tất cả các nguồn phơi nhiễm cho các nhóm dân cư ở Biên Hòa do thiếu số liệu về tần suất tiêu thụ thực phẩm cũng như nồng độ dioxin trong tất cả thực phẩm địa phương. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy người dân ở thành phố Biên Hòa nói chung và xung quanh khu vực sân bay nói riêng đang phải đối mặt với nguy cơ sức khỏe cao do nhiễm dioxin.

Đề tài tiến hành nghiên cứu đánh giá kiến thức thái độ và thực hành của 60 hộ dân tại các phường điểm nóng nhiễm dioxin xung quanh sân bay Biên Hòa: Trung Dũng, Tân Phong, Bửu Long. Các vấn đề quan tâm đó là các kiến thức về giảm nguy cơ phơi nhiễm cho bản thân và gia đình, đặc biệt là quá trình chăn nuôi, canh tác và thói quen, mức độ tiêu thụ các loại thực phẩm có nguy cơ cao tại địa phương như: Thịt gà, trứng gà, các loại cá, ốc, thịt bò và các loại rau ăn lá, gạo…

Với 60 hộ tại 3 phường đã được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên hệ thống. 60 người mua/ chế biến thực phẩm tại 60 hộ gia đình có độ tuổi từ 16 đến 60 đã được mời tham gia phỏng vấn.

Thực tế. không phải chỉ có ngan/ vịt hay gà, cá bị ô nhiễm dioxin mà nhiều thực phẩm địa phương có nguy cơ bị ô nhiễm cùng lúc và kết quả điều tra tần suất tiêu thụ thực phẩm cho thấy có hơn 50% người dân địa phương tiêu thụ những thực phẩm này theo tuần. Tất nhiên, cần nhấn mạnh rằng chỉ những thực phẩm địa phương chăn nuôi tại khu vực sân bay và lân cận mới có khả năng nhiễm dioxin cao còn thực phẩm nhập ở nơi khác về thì nồng độ thấp hơn nhiều. Như vậy, nếu tiêu thụ thực phẩm nuôi trồng tại sân bay Biên Hòa và khu vực gần sân bay thì ước lượng hàng tuần người dân có thể ăn những thực phẩm nguy cơ cao với một lượng lớn hơn rất nhiều mức cơ thể họ có thể chịu đựng theo khuyến cáo của WHO.

Kết quả của điều tra cho thấy mặc dù sống trên vùng ô nhiễm dioxin nặng nhưng rất ít người dân có nhận thức đúng và đầy đủ về sự tồn tại của dioxin trong môi trường, về đường xâm nhập của dioxin từ môi trường vào cơ thể và các thực phẩm nguy cơ cao cũng như những hậu quả sức khỏe của dioxin.

Hình 4.1. Vị trí các phường tiến hành điều tra

Kiến thức của người dân tại 3 phường về sự tồn tại của dioxin trong nước. đất. thực phẩm. không khí được trình bày tại hình 4.2.

Hình 4.2. Kiến thức về sự tồn tại của Dioxin trong môi trường

Kiến thức về sự tồn tại của dioxin trong thực phẩm tại 3 phường lần lượt là: Trung Dũng 16%, Tân Phong 37,8%,và Bửu Long là 50% số người trên tổng số người được hỏi tin rằng dioxin tồn tại trong thực phẩm. Số người tin rằng

dioxin tồn tại trong nước khi được hỏi lớn nhất là tại Tân Phong 80,3 % và Bửu Long là 67,8%. Tỷ lệ số người biết dioxin có thể xâm nhập vào người qua đường hô hấp, qua da, niêm mạc là khá thấp (13,6 - 16,8 %). Tỷ lệ người dân nhận thức được nguy cơ ô nhiễm môi trường ở các khu vực xung quanh sân bay nơi họ đang sống tại Biên Hòa là 72%.

Ngoài ra kiến thức của người dân về những loại thực phẩm có nguy cơ cao nhiễm bẩn dioxin đạt 92,3%. Tỷ lệ các hộ điều tra cho rằng các thực phẩm có nguy cơ nhiễm dioxin cao như: mỡ động vật (24%), cá, tôm, cua, ốc nước ngọt đánh bắt tại các hồ ao nhiễm dioxin 55,3%, trứng và các loại sản phẩm từ trứng, sữa là 5,9%.

Hình 4.3. Kiến thức về biện pháp phòng tránh phơi nhiễm dioxin từ thực phẩm

Kiến thức về các biện pháp phòng tránh phơi nhiễm dioxin cụ thể tại 3 phường khảo sát thì tỷ lệ các hộ gia đình tại Bửu Long sẵn sàng không ăn một số loại thực phẩm ưa thích (rau, củ, thịt, cá, trứng) nếu biết thực phẩm nhiễm dioxin là khá cao (35-58%). Tiếp đến là phường Tân Phong và Trung Dũng. Xét trên toàn bộ địa bàn khảo sát thì 67,2% số hộ gia đình trả lời là có quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm khi mua, 20,6% không quan tâm và 12,3% trả lời không biết. Yếu tố người dân quan tâm nhất khi mua thực phẩm là “sạch/ tươi/ an toàn” với 88,9% tổng số người được hỏi, tiếp đến “ngon” chiếm 4,9%, “rẻ” chiếm 2%, “bổ” chiếm 0,5% và khác chiếm 3,5%.

Trong thời gian tới, người dân sông xung quanh sân bay Biên Hòa cần được tư vấn các giải pháp để giảm nguy cơ phơi nhiễm cho bản thân và gia đình. đặc biệt là không chăn nuôi, tiêu thụ các thực phẩm nguy cơ cao tại địa phương, thay

đổi hình thức canh tác ( không nuôi gà, chăn thả vịt tự do mà phải nuôi nhốt, không trồng rau bí, ngô, không câu cá và tiêu thụ cá ở hồ ô nhiễm dioxin ở bên trong và xung quanh sân bay…). Cần có quy định cụ thể và chế tài xử lý vi phạm, cấm đánh bắt cá ở hồ ô nhiễm và cấm chăn thả trâu bò, lợn, gà ở trên địa bàn các phường xung quanh sân bay. Ngoài ra, quân nhân và gia đình sống bên trong sân bay Biên Hòa cần được tư vấn đầy đủ về khả năng phơi nhiễm dioxin trong môi trường và thực phẩm. Đồng thời người dân cần lưu ý sử dụng bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với bùn đất bên trong và khu tiếp giáp sân bay, các ngày gió to nên đóng cửa, nếu ra ngoài thì cần đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi đất ô nhiễm.

4.3. HÀM LƯỢNG DIOXIN TRONG ĐẤT VÀ MỨC ĐỘ Ô NHIỄM 4.3.1. Các nghiên cứu trước đây tại sân bay Biên Hòa

Trước năm 2000 không có nhiều thông tin từ các nghiên cứu khoa học về nồng độ điôxin tại khu vực sân bay BH (Dwernychuk và đồng nghiệp 2002). Những khảo sát đầu tiên có số liệu về điôxin tại sân bay BH và TP. Biên Hòa được thực hiện bởi VRTC từ năm 1990, BQP năm 1995, 1996 và TS. Arnold Schecter (1999) (Schecter et al., 2001). Sau đó từ năm 2006 đến 2011 đã có nhiều nghiên cứu hơn được thực hiện, trong đó có đợt lấy mẫu đất và

trầm tích tại một số điểm nghi nhiễm điôxin tại khu vực sân bay và tình hình phơi nhiễm dioxin của người dân địa phương (Hatfield và Ban 10-80, 2006- Hatfield và VRTC, 2009- Hatfield và Văn phòng 33, 2011). Các nghiên cứu đã thực hiện đến nay cho biết nồng độ dioxin tại các điểm có ô nhiễm ở khu vực sân bay và một số địa điểm bên ngoài sân bay đều vượt ngưỡng tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về dioxin. Qua những nghiên cứu này có thể thấy rõ dioxin đã thâm nhập vào môi trường thủy sinh và chuỗi thức ăn của người, đồng thời mức lây nhiễm trong cộng đồng người dân đã vượt ngưỡng chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1998). Đã có 11 nghiên cứu đã được thực hiện tại sân bay BH để đặc tả tình trạng nhiễm dioxin.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiện trạng tồn lưu dioxin tại khu vực sân bay biên hòa (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w