4.3.1. Đánh giá công đoạn
Để nhận dạng được các tiềm năng sản xuất sạch hơn cũng như để đánh giá, lựa chọn các công đoạn có thể áp dụng sản xuất sạch hơn, chúng ta cần đi phân tích, đánh giá cụ thể vào từng công đoạn của quá trình sản xuất đậu phụ.
Bảng 4.8. Phân tích công đoạn quá trình sản xuất đậu phụ
Công đoạn Chất thải Tính chất Đánh giá
Ngâm và rửa
Nước thải Lỏng
Đậu nành sau khi ngâm cần phải rửa thật sạch bằng nước sạch ít nhất 3 lần. Mục đích là để loại bỏ toàn bộ tạp chất và vỏ hạt đậu để tránh làm ảnh hưởng đến các quá trình tiếp theo và làm tang chất lượng của sản phẩm. Do đó, các hộ gia đình thường sử dụng rất nhiều nước cho quá trình này. Và nước thải tạo ra ở quá trình này thường không được xử lý mà thải bỏ trực tiếp ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, có thể tận thu và kiểm soát được.
Vỏ hạt đậu, tạp
chất Rắn
Lượng không nhiều. Dễ quản lý, thu gom và kiểm soát, có thể cải thiện.
Xay và lọc Bã đậu Rắn
Khối lượng bã lọc tạo ra cho một chu kỳ sản xuất là lớn. Đây là chất thải dễ kiểm soát và thu hồi. Có thể thu hồi lại để làm thức ăn gia súc hoặc đem bán.
Đun nóng
Bụi, khí thải Khí thải,bụi
Nhiên liệu chủ yếu của quá trình đun nóng là than đá. Lượng khí thải tạo ra từ quá trình này lớn gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Có thể cải thiện được bằng việc sử dụng điện thay thế nguyên liệu than
Xỉ than Chất thải rắn
Dễ quản lý, thu gom và kiếm soát, có thể cải thiện được bằng việc bán làm nguyên liệu để làm gạch
Đông tụ Nước chua Lỏng
Lượng nước sử dụng cho quá trình này thì không nhiều nhưng lượng nước tạo ra lại lớn. Lượng nước này thường được đổ thẳng vào môi trường gây mùi khó chịu. Có thể kiểm soát bằng việc làm thức ăn gia súc, hoặc đổ vào biogas Ép Nước chua Lỏng Lượng nước này không nhiều. Có thể
cải thiện được
Vệ sinh dụng
cụ, nhà xưởng Nước thải lỏng
Quá trình này không nằm trong công đoạn sản xuất. Tuy nhiên, quá trình này lại tiêu thụ lượng nước nhiều nhất. Có thể cải thiện bằng việc sử dụng các vòi bơm cao áp