Phương hướng giữ gìn và phát huy nét đẹp trong phong tục

Một phần của tài liệu Góp phần bảo tồn tục lệ cưới hỏi truyền thống của dân tộc mường huyện kim bôi tỉnh hoà bình (Trang 25 - 28)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

4.9.Phương hướng giữ gìn và phát huy nét đẹp trong phong tục

của người Mường Huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy biến động và thay đổi đang diễn ra từng phút, từng giờ. Bước vào thế kỷ mới với những gì đã và đang xảy ra chúng ta chưa thể biết điều gì sẽ xảy ra tiếp đó. Nhưng có lẽ đây là giai đoạn đua tranh mạnh mẽ giữa các nền văn hoá sẽ đi vào tàn lụi, bị lãng quên hay nở rộ, phát triển theo chiều hướng tích cực, tiến bộ, điều đó còn phụ thuộc vào nhận thức và hành động của mỗi dân tộc trong việc giữ gìn, khai thác và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc mình. Chính vì vậy mà Đại hội Đảng lần thứ VIII đã nêu ra nhiệm vụ: “tiếp tục xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hoá Việt Nam bảo tồn và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại”.

Như vậy, muốn giữ gìn được nét đẹp trong tục lệ cưới xin của người Mường huyện Kim Bôi tỉnh Hoà Bình thì ta phải chọn lọc những cái hay, cái dẹp để thừa kế, tiếp thu cái tiến bộ thì mới xây dựng được một lễ cưới tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, vừa vui, vừa tiết kiệm mà vẫn trang trọng văn minh.

Đám cưới của người Mường theo thời gian có nhiều biến đổi theo xu hướng hiện đại. Chúng ta phải có giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy những bản sắc ấy. Đối tượng chính cần tác động là những thành viên trong tộc người ấy. Đầu tiên phải nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ văn hoá dân tộc trực tiếp của từng vùng về tuyên truyền khôi phục lại những nét văn hoá của vùng, đồng thời cũng vận động đồng bào bỏ những thủ tục gây hoang phí trong đám cưới theo chính sách đường lối của Đảng đề ra.

Với chính quyền đoàn thể: thường xuyên mở những cuộc hội nghị, đại hội của toàn huyện, để phân tích tách bạch rõ đâu là thuần phong mĩ tục đâu là hủ tục lạc hậu không còn phù hợp với thời đại hiện nay.

Với một số ngành truyền thông: Xây dựng đội tuyên truyền trong từng làng, bản, thôn, xóm, xã khai thác triệt để các làn điệu dân ca, rằng thường mừng lễ cưới của tục người Mường. Bằng cách tổng kết ghi chép, ghi thành những đĩa hình và thành lập một trang web riêng về phong tục tập quán của người Mường để từ đó giữ gìn được nét truyền thống văn hoá bản sắc tốt đẹp đó.

Đào tạo đội ngũ chuyên tiếp cận với những bậc lão, khai thác giữ gìn để cho vốn cổ văn hoá dân tộc không bị mai một lãng quên. Các bậc cha, mẹ, ông, bà trong gia đình truyền lại cho con cháu trong gia đình những nét đẹp cần phát huy. Vì đây là hình thức bảo tồn hữu hiệu nhất, mỗi cá nhân phải tự ý thức được mình.

Hội phụ nữ và các chi đoàn thanh niên là những lực lượng chủ lực, là người truyền tải, tuyên truyền với các bà con trong huyện hiểu và nhận thức rõ về phong tục tập quán, cũng như lễ cưới cổ truyền văn minh và hiện đại, gìn giữ những nét đặc sắc trong đám cưới, loại bỏ dần những hủ tục lạc hậu.

Thường xuyên tổ chức những ngày hội: trong đó sẽ tổ chức các cuộc thi, đó sẽ là một môi trường văn hoá tạo điều kiện cho các chàng trai, cô gái Mường lại có dịp gặp gỡ trao đổi tâm tình qua những câu hát giao duyên, hát mời trầu.

Công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng: như đài truyền thanh của huyện, nhằm tuyên truyền rộng rãi cho toàn dân trong toàn huyện hiểu thêm về những bài hát giao duyên, mời trầu, rằng thường Mừng lễ cưới và đặc biệt là tác động mạnh vào các thế hệ trẻ.

Mường ở huyên Kim Bôi tỉnh Hoà Bình. Thế hệ chúng ta ngày nay cần phải ra sức hơn nữa để từ đây xây dựng thêm các hình thức mới, phong phú nhằm phát triển nâng cao đời sống văn hoá. Chỉ có sự giúp đỡ tích cực, thường xuyên của các cơ quan, cấp ngành văn hoá chuyên nghiệp thì các tập tục cưới xin của đồng bào tộc người Mường ở đây mới có thể phát triển tốt.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Góp phần bảo tồn tục lệ cưới hỏi truyền thống của dân tộc mường huyện kim bôi tỉnh hoà bình (Trang 25 - 28)