HI MỘT SỐ KIÊN NGHỊ 1 Kiến nghị đối với chính phủ

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 89 - 96)

IV. KINH NGHIỆM VẾ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH CỦA N G Â N H À N G T H Ư Ơ N G MẠI Ở M Ộ T số N Ư Ớ C T R Ê N T H Ê GIỚ

HI MỘT SỐ KIÊN NGHỊ 1 Kiến nghị đối với chính phủ

1. Những kết quả đạt được

HI MỘT SỐ KIÊN NGHỊ 1 Kiến nghị đối với chính phủ

1. Kiến nghị đối với chính phủ

Đến nay, Đảng và Nhà nước đã nhận thởc được vai trò to lớn của các Công ty CTTC đối với sự phát triển nền kinh tế Việt Nam, và đã có một số biện pháp để khuyến khích, hỗ trợ hoạt động này phát triển. Tuy nhiên, để thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của các công ty CTTC, Nhà nước phải là thành viên tích cực và quan trọng hơn trong việc tạo ra những điều kiện thuận lợi để Công ty có thể mở rộng hoạt động đến các doanh nghiệp, cũng như các doanh nghiệp có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn của Công ty. Muốn vậy, chính sách của Nhà nước đề ra phải phù hợp với tình hình chung của các doanh nghiệp và Công ty, trong đó cần thay đổi và bổ sung như sau:

• Hoàn thiện môi trường pháp lý điều chỉnh hoạt động CTTC

Thực tế hiện nay chúng ta mới chỉ có Nghị định quy định về tổ chởc và hoạt động của các cõng ty cho thuê tài chính hay Luật các tổ chởc tín dụng nói chung chở chưa có được một đạo luật trọn ven quỵ định cụ thể về hoạt động cho thuê tài chính. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chúng ta chưa tạo ra được môi trường pháp lý hoàn chỉnh làm căn cở cho hoạt động cho thuê tài chính. Vì thế, Nhà nước cần sớm hoàn thiện môi trường pháp lý để điều chỉnh hoạt động CTTC ờ Việt Nam phát triển phù hợp với các thông lệ quốc tế. Trước mắt, khi chưa có xây dựng được

một đạo luật riêng điều chỉnh hoạt động CTTC thì Nhà nước cần sớm sửa đổi bổ sung các văn bản pháp quy hiện có đối với hoạt động cho thuê tài chính m à cụ thể ở

đây là Luật các tổ chức tín dụng, Nghị định 16/2001/NĐ-CP, Nghị định

65/2005/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động cừa các công ty cho thuê tài chính. Sau đây xin được đưa ra một số kiến nghị để sửa đổi:

- M ở rộng phạm vi huy động vốn cho các công ty cho thuê tài chính Theo quy định tại điểu 20, khoản 3, Luật các Tổ chức Tín dụng: các tổ chức tín dụng phi ngân hàng (trong đó có công ty cho thuê tài chính) không được nhận

tiền gửi không kỳ hạn, hay theo điều 45, khoản 2, chỉ được nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên. Quy định này đã giới hạn rất nhiều đối với phạm vi huy động vốn cừa các công ty cho thuê tài chính. Bởi trong thực tế, khách hàng sẽ có nhu cẩu gửi tiền ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, việc quy định như trên sẽ khiến các công ty cho thuê tài chính bỏ phí mất một lượng vốn đáng kể. Có thể lý luận rằng vì hoạt

động cho thuê tài chính là hình thức tín dụng trung, dài hạn nên vốn huy động cũng chỉ nên là trung và dài hạn để đảm bảo độ ổn định và an toàn cho nguồn vốn. Tuy nhiên, công ty cho thuê tài chính dù cấp vốn tín dụng dưới hình thức trung, dài hạn song việc hoàn trả vốn cừa bên đi vay vẫn có thể diễn ra trong ngắn hạn, vì vậy, việc nhận tiền gửi ngắn hạn cũng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều đến tính ổn định cừa nguồn vốn huy động.

Vì vậy, trong Luật các Tổ chức Tín dụng cần thêm nội dung cho phép các tổ chức Tín dụng phi ngân hàng được phép huy động vốn ngắn hạn và không kỳ hạn.

- M ồ rộng danh mục hàng hoa cho thuê tài chính

Tại khoản 3, điều 7, Nghị định số 16/2001/NĐ-CP quy định hàng hoa (tài sản thuê) trong hoạt động cho thuê tài chính là "máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác". Như vậy, hàng hoa trong cho thuê tài chính tại Việt Nam hiện nay chỉ được giới hạn ở các loại động sản, đã hạn chế khả năng cạnh tranh cừa công ty cho thuê tài chính. Mặt khác theo thông lệ quốc tế, cấc công ty CTTC

được hoạt động cho thuê đối với tài sản cho thuê là bất động sản. Do vậy, trong điểu kiện hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, Chính phù cần cho phép Công ty CTTC được mở rộng hoạt động cho thuê đối với tài sản là bất động sản. Đày là một

thị trường rộng lớn m à hiện nay chỉ có một số ngân hàng thương mại đầu tư, nhưng với mức độ hạn chế, mặt khác, lại gặp phải một số khó khăn về nguồn vốn trung và dài hạn.

• Phân bổ một phần nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài như: quụ tiền tệ quốc tế. Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển Châu á, các khoản viện trợ không hoàn lại (ODA),... để cấp tín dụng ưu đãi cho các công ty cho thuê tài chính. Thực tế, các nguồn vốn tài trợ này thường có lãi suất thấp hơn, vì vậy nếu các công ty cho thuê tài chính tiếp cận được vói nguồn vốn này sẽ mở rộng được quy m ô kinh doanh. Thêm vào đó họ còn giảm được chi phí sử dụng vốn từ đó giảm được phí cho thuê, thu hút được thêm các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cho thuê tài chính. Đặc biệt, việc cho phép các công ty cho thuê tài chính được tiếp cận với các nguồn vốn lãi suất thấp là rất hữu ích với các công ty có đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp nông thôn.

• Hình thành và phát triển thị trường trao đổi máy móc thiết bịcũ

Hiện nay tại Việt Nam, việc nhập khẩu các thiết bịcũ không còn quá xa lạ đối với các doanh nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, việc nhập khẩu này thường là tự phát, các doanh nghiệp tự tìm kiếm nguồn hàng, tự phân tích, đánh giá lợi hại dẫn đến rất nhiều bất cập như nhập thiết bị không phù hợp, nhập thiết bị quá cũ, không còn khả năng sản xuất. Vì vậy, việc Chính phủ hỗ trợ để hình thành và phát triển thị trường trao đổi máy móc thiết bị cũ tại Việt Nam sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có được thêm nguồn thiết bị sản xuất với giá rẻ, tận dụng được công nghệ của thế giới. Bên cạnh đó, thị trường trao đổi máy móc, thiết bịcũ sẽ tạo điều kiện cho các công ty cho thuê tài chính xử lý được các tài sản cho thuê được thu hổi do hết hợp đổng hoặc chấm dứt hợp đổng trước thời hạn. Thị trường trao đổi máy móc, thiết bị cũ còn giúp kích hoạt phương thức mua và cho thuê lại.

Tuy nhiên, khi phát triển thị trường đạc biệt này, Chính phù cần phải có những quy định chật chẽ và cụ thể bởi việc định giá, đánh giá đối với các thiết bị cũ là vô cùng khó khăn. Nếu các chính sách quản lý không chặt chẽ, nghiêm minh thì rất dễ biến nước ta thành "bãi rác thải" công nghiệp.

2. K i ế n nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

• Ngân hàng Nhà nước sớm ban hành quy chế cho phép các công ty cho thuê tài chính được phép thực hiện chuyển nhượng (bán) các quyển lợi của một sô khoản cho nhà đẩu tư, từ đó thu được vốn tương ứng với các kỳ hạn của các khoản phải thu cho các nhà đầu tư là các Ngân hàng Thương mại.

• Ngân hàng Nhà nước cho phép công ty cho thuê tài chính có thể mang bộ hổ sơ cho thuê tài chính đến Ngân hàng Nhà nước để chiết khấu như các ngân hàng thương mại khác.

• Ngân hàng Nhà nước cần tạo điểu kiện cho công ty cho thuê tài chính được tiếp cận các nguổn vốn tài trợ khác của các tổ chức trong và ngoài nước...

• Ngân hàng Nhà nước cẩn tạo điều kiện trao quyển chủ động cho các công ty cho thuê tài chính và sớm phê duyệt đề án phát hành trái phiếu của Công ty cho thuê tài chính. Nguổn vốn từ việc phát hành trái phiếu để huy động vốn trung dài hạn là giải pháp quan trọng và lâu dài của Công ty CTTC, đặc biệt là nguổn vốn dài hạn. Đây là một trong những kênh huy động vốn đã được quy định tại Nghị định số 16 của Chính phủ, nhưng từ trước tới nay chỉ có duy nhất một công ty CTTC quốc tế Việt Nam phát hành được 30 tỷ đổng.

3. Kiến nghị đôi vói Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn đóng một vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Công ty cho thuê tài chính. Vì thế để cho Công ty có thể phất triển ổn định trong tương lai, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cấn hỗ trợ:

• Từng bước thực hiện cổ phần hoa Công ty cho thuê tài chính để thu hút vốn đầu tư từ các cổ đông trong và ngoài nước.

• Với thực trạng về sử dụng vốn cũng như huy động vốn của Công ty hiện nay, Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cẩn hỗ trợ Công ty về nguổn vốn. Đặc biệt kiến nghị với Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thực hiện việc bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Công ty để tăng thêm vốn hoạt động, đổng thời nâng cao vị thế của Công ty cho thuê tài chính- Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.

• Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cấn có chính sách đào tạo, bổi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên cùa Công ty.

• Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam có thể tạo điều kiện cho Công ty mờ rộng đối tượng khách hàng và phát triển thị phần cho thuê thông qua việc giới thiệu

về hoạt động CTTC của Công ty qua Hội nghị khách hàng của Ngân hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam cẩn cung cấp những thông tin tín dụng chính xác, kịp thời, đầy đủ hơn nữa góp phẩn tâng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

KẾT LUẬN

Hoạt động cho thuê tài chính ở Việt Nam bất đầu xuất hiện từ năm 1996 và phát triển cho đến nay. Thời gian qua, cấc công ty cho thuê tài chính đã góp phẩn giảm sức ép, giảm gánh nạng cho hệ thống Ngân hàng thương mại trong việc cung ứng vốn đối với các doanh nghiệp và nền kinh tế. Hoạt động của các Công ty cho thuê tài chính 10 năm nhìn lại được đánh giá như một sị khởi đẩu thành công tốt đẹp, khẳng định vị thế cho thuê tài chính trên thị trường tài chính tiền tệ. Mặc dù hiện nay sị phát triển của hình thức cho thuê mới chỉ ở bước đầu, còn gập rất nhiều khó khăn song đây sẽ là xu thế tất yếu của Việt Nam nhằm phát triển một thị trường vốn hoàn chỉnh, góp phần trong công cuộc công nghiệp hoa - hiện đại hoa đất nước, tạo đà cho Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.

Đứng trước thịc tế đó, các Ngân hàng thương mại đã có chiến lược phát triển hoạt động cho thuê tài chính của mình. Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam được thừa hưởng nhiều thế mạnh về vốn, về quản trị điều hành, tín dụng... của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra và từng bước xác định được nền tảng vững chắc cho sị phát triển sau này, thích ứng với môi trường cạnh tranh, hội nhập. Mong rằng trong tương lai, với những thành tịu khả quan đạt được và những chủ trương chiến lược kinh doanh phù hợp, Công ty sẽ ngày càng tạo được thế đứng của mình trên thị trường cho thuê tài chính ở Việt Nam.

Thông qua quá trình nghiên cứu, phân tích đề tài "Hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam", khóa

luận đã giải quyết được các vấn đề sau đây:

- Hệ thống hóa những lý luận chung về hoạt động cho thuê tài chính trên thế giới cũng như ở Việt Nam.

- Phân tích, đánh giá thịc trạng hoạt động cùa Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng ngoại thương Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2006 để thấy được những kết quả m à công ty đã đạt được bên cạnh đó là những hạn chế cần được khắc phục, giải quyết.

- Đề xuất một số giải pháp có ý nghĩa thịc tiễn nhằm phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.

Bên cạnh đó, khoa luận cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, cũng như Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam nhằm hổ trợ cho sự phát triển của hoạt động cho thuê tài chính.

Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình nghiên cữu và giải quyết vấn để song khoa luận không thể tránh khỏi một số khiếm khuyết do những hạn chế về mạt

kiến thữc của em cũng như tính mới mẻ của hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo cũng như độc giả quan tâm đến vấn đề này để có thể trưởng thành hơn trong lĩnh vực nghiên cữu. Em xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp hoạt động cho thuê tài chính tại công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương việt nam (Trang 89 - 96)