Nội dung và phương pháp thực nghiệm

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 (Trang 67)

11, bậc THPT

3.2. Nội dung và phương pháp thực nghiệm

3.2.1. Chọn trường thực nghiệm

- Chúng tôi chọn 2 trường THPT ở Hà Tĩnh để tiến hành thực nghiệm.

1. Trường THPT Nghi Xuân

2. Trường THPT Nguyễn Đỗng Chi

- Nhằm đáp ứng được yêu cầu của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi tiến hành tìm hiểu chất lượng học tập bộ môn Sinh học của các lớp trong các trường. Chúng tôi chọn mỗi trường 2 lớp. Các lớp có sĩ số gần bằng nhau, có trình độ và chất lượng học tập tương đương nhau.

3.2.2. Nội dung thực nghiệm

Mỗi lớp được chọn thực nghiệm chúng tôi tiến hành giảng dạy 4 bài trong 4 tiết Bài 1: Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp.

Bài 2: Hô hấp ở thực vật. Bài 3: Tiêu hóa ở động vật (tt)

Bài 4: Tuần hoàn ở các nhóm động vật (tt).

3.2.3. Phương pháp thực nghiệm

- Ở đây chúng tôi tiến hành thực nghiệm theo mục tiêu (không có lớp đối chứng): Mỗi trường 2 lớp với số lượng khoảng 180 học sinh

Lớp Sĩ số Trường

10 A1 44 THPT Nghi Xuân

10 A2 45 THPT Nghi Xuân

10A1 46 THPT Nguyễn Đỗng Chi

10A2 45 THPT Nguyễn Đỗng Chi

- Trước TN chúng tôi cho học sinh làm 1 bài kiểm tra 45 phút với các câu hỏi thuộc nội dung kiến thức những bài đã học thuộc chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 cần kĩ năng suy luận.

- Sử dụng quy trình và các biện pháp để rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh như phần nội dung đã trình bày.

- Trong quá trình rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh sau mỗi bài dạy chúng tôi cho học sinh làm 1 bài kiểm tra 15 phút với các câu hỏi cần kĩ năng suy luận. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra 4 lần với 4 đề (phần phụ lục).

- Cuối đợt thực nghiệm, chúng tôi cho HS ở mỗi lớp làm 1 bài kiểm tra 45 phút với các câu hỏi thuộc nội dung kiến thức chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 cần kĩ năng suy luận (phần phụ lục) với mục đích kiểm tra độ bền kiến thức cũng như khả năng duy trì và phát triển kĩ năng suy luận của học sinh.

- Tất cả các bài kiểm tra trước, trong và cuối quá trình thực nghiệm chúng tôi không chấm điểm mà chủ yếu xem xét khả năng suy luận của HS đạt đến mức độ nào bằng cách đối chiếu giữa bài làm của học sinh với các tiêu chí đề ra chủ yếu đánh giá 4 tiêu chí đầu trong 5 tiêu chí đã đề ra.

- Các đề kiểm tra được thực hiện cùng thời điểm, cùng đề và cùng tiêu chí đánh giá. - Sau đó tiến hành đánh giá và so sánh kết quả (theo các tiêu chí) các bài làm của học sinh trước và sau khi được rèn luyện về kĩ năng suy luận.

3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm và đánh giá 3.3.1. Phân tích định lượng

3.3.1.1. Trong thực nghiệm

a. Phân tích định lượng các bài kiểm tra trong thực nghiệm

Sau mỗi bài kiểm tra chúng tôi đánh giá mức độ rèn luyện kĩ năng suy luận của HS bằng cách đối chiếu bài làm của HS với các tiêu chí đã đề ra

Thống kê số liệu sau các lần kiểm tra thể hiện qua bảng 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 như sau:

Bảng 3.1. Bảng tổng hợp kết quả đạt được của tiêu chí 1 qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Số bài Mức độ đạt được

Mức 3 (%) Mức 2 (%) Mức 1(%)

1 180 23,33 32,20 45,57

2 180 34,44 37,78 27,78

3 180 37,78 41,11 21,11

4 180 40,00 50,00 10,00

Bảng 3.2. Bảng tổng hợp kết quả đạt được của tiêu chí 2 qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Số bài Mức độ đạt được

Mức 3 (%) Mức 2 (%) Mức 1(%) 1 180 17,22 37,78 45,00 2 180 22,23 40,06 37,71 3 180 27,78 56,67 15,55 4 180 30,00 61,10 8,9 68

Bảng 3.3. Bảng tổng hợp kết quả đạt được của tiêu chí 3 qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Số bài Mức độ đạt được

Mức 3 (%) Mức 2 (%) Mức 1(%)

1 180 6,10 34,44 59,46

2 180 19,45 44,45 46,10

3 180 22,77 47,23 30,00

4 180 28,33 51,67 20,00

Bảng 3.4. Bảng tổng hợp kết quả đạt được của tiêu chí 4 qua các lần kiểm tra

Lần kiểm tra Số bài Mức độ đạt được

Mức 3 (%) Mức 2 (%) Mức 1(%)

1 180 2,78 25,56 71,66

2 180 7,78 36,20 56,11

3 180 17,77 44,45 37,78

4 180 25,00 54,44 20,56

Qua bảng các bảng 3.1 – 3.4 cho thấy:

- Ở bài kiểm tra số 1 HS chủ yếu đạt được mức độ 1 của kĩ năng suy luận (45,00 – 71,66), mức 2 và mức 3 còn rất hạn chế đặc biệt là ở mức 3 của tiêu chí 3 và tiêu chí 4. - Kết quả kiểm tra đối với mỗi tiêu chí/kĩ năng ở ba lần tiếp theo cho thấy số HS đạt mức 1 giảm xuống rất nhanh, còn số HS đạt mức 2, mức 3 tăng dần lên, đặc biệt là mức 3. Điều thay đổi đáng kể nhất là ở 3 kĩ năng: kĩ năng thiết lập được mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề; kĩ năng tổ chức, sắp xếp các thông tin trong các phán đoán mới mang tính logic; kĩ năng đưa ra được phán đoán mới (kết luận) xác thực đã có sự tiến bộ đáng kể so với lần kiểm tra 1.

3.3.1.2. Sau thực nghiệm

Sau khi kiểm tra, tiến hành đối chiếu kết quả bài làm của HS với các tiêu chí đã đề ra. So sánh với kết quả kiểm tra trước thực nghiệm, kết quả thu được theo bảng sau:

Bảng 3.5. Bảng tổng hợp các mức độ của từng tiêu chí của kĩ năng suy luận

Mức độ Mức 3 Mức 2 Mức 1 1 180 Trước TN 12% 18% 70% 180 Sau TN 30% 62% 8% 2 180 Trước TN 14% 28% 58% 180 Sau TN 35% 54% 11% 3 180 Trước TN 4% 25% 71% 180 Sau TN 29% 49% 22% 4 180 Trước TN 0% 16% 84% 180 Sau TN 26% 52% 22%

Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 1 trước TN và sau TN

Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 2 trước TN và sau TN

Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 3 trước TN và sau TN

Hình 3.4. Đồ thị biểu diễn các mức độ đạt được của tiêu chí 4 trước TN và sau TN

Qua bảng 3.5 và các đồ thị 3.1, 3.2, 3.3, 3.4 cho thấy: Ở giai đoạn trước TN học sinh chủ yếu đạt ở mức 1 của các tiêu chí. Ở tiêu chí số 1 và 2 tỉ lệ học sinh đạt ở mức 2 và 3 cũng tương đối cao, nhưng ở tiêu chí 3 và 4 thì tỉ lệ học sinh đạt ở mức 2 và 3 còn rất hạn chế đặc biệt là mức 3 ở tiêu chí số 4 không có học sinh nào. Qua đó

một phần đã chứng tỏ HS có kiến thức nhưng chưa biết vận dụng và lập luận để tìm ra vấn đề. Sau khi được rèn luyện về kĩ năng suy luận (sau TN) kết quả cho thấy mức độ 1 giảm đi rõ rệt, còn mức độ 2 và mức độ 3 tăng lên một cách đáng kể. Điều này chứng tỏ việc sử dụng các bài tập tình huống và qui trình rèn luyện như luận văn đã đề xuất có tác dụng tốt trong việc rèn luyện và phát triển kĩ năng suy luận cho HS.

3.3.2. Phân tích định tính

Thông qua việc lên lớp, dự giờ, trao đổi với giáo viên bộ môn và học sinh, qua việc phân tích chất lượng lĩnh hội của học sinh ở những bài kiểm tra, chúng tôi nhận thấy:

* Về hiệu quả của việc sử dụng bài tập tình huống trong dạy - học:

Việc sử dụng các bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong dạy - học đã có tác dụng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong học tập bộ môn. Cụ thể:

- Không khí lớp học sôi nổi trước các bài tập tình huống nêu ra. Đa số học sinh được lôi cuốn vào nội dung bài học, các em tranh luận rất sôi nổi, hứng thú, chủ động tìm ra kiến thức mới. Đồng thời các em còn lấy lại được kiến thức cơ bản, sửa chữa những sai lầm do hiểu chưa cặn kẽ về kiến thức.

- Các bài tập tình huống đã kích thích được tính tích cực suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

* Về hiệu quả của qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận:

- Ở giai đoạn trước thực nghiệm, HS có kiến thức nhưng không biết sử dụng phù hợp, không biết rút ra tiền đề cần thiết từ các dữ kiện của câu hỏi hoặc từ lượng kiến thức mà mình đã có. HS còn lúng túng trong việc sắp xếp thông tin cũng như thiết lập mối quan hệ về mặt nội dung giữa các tiền đề một cách khoa học, chặt chẽ.

- Trong quá trình thực nghiệm, HS rất hăng hái tham gia thảo luận giữa các nhóm, giữa các cá nhân để rút ra được phán đoán mới xác thực. Càng về sau của quá trình thực nghiệm, khả năng lập luận của các em càng tốt, sự thích ứng và mức độ tự lực của các em càng cao. Các em có cơ hội bộc lộ và phát huy được thế mạnh của bản thân.

- Ở giai đoạn sau thực nghiệm, bên cạnh cải thiện được kĩ năng suy luận, HS còn phát triển được các kĩ năng nhận thức khác như phân tích – tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, đặc biệt là phát triển được kĩ năng tự học. Các em biết cách lập luận, trình bày vấn đề logic hơn, ngắn gọn hơn nhưng đầy đủ. Các em đã biết cách sắp xếp thông tin

trong các phán đoán mới logic, đầy đủ. Đặc biệt, trước một nội dung kiến thức cơ bản các em có khả năng phán đoán các tình huống ra đề có thể sử dụng trong bài kiểm tra, bài thi.

* Tóm lại: Việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong dạy- học Sinh học bước đầu đã đem lại hiệu quả. Tuy nhiên để rèn luyện kĩ năng này cho HS có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhưng có thể khẳng định rằng hướng sử dụng bài tập tình huống trong dạy - học Sinh học để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS là một hướng tốt, có tính khả thi. Vì vậy, nếu chúng ta xây dựng hệ thống bài tập tình huống phù hợp, có phương pháp sử dụng khéo léo kết hợp vận dụng qui trình rèn luyện kĩ năng suy luận phù hợp thì phương pháp này sẽ đem lại hiệu quả cao trong dạy - học, góp phần nâng cao chất lượng học tập bộ môn Sinh học nói riêng và chất lượng học tập nói chung ở trường THPT.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận:

Thực hiện mục tiêu của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã đạt được những kết quả sau:

1.1. Góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận của việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS. Cụ thể là:

- Xác định khái niệm, đặc điểm, ưu - nhược điểm của dạy học bằng bài tập tình huống.

- Lập quy trình thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS trong dạy - học Sinh học.

1.2. Kết quả điều tra thực trạng dạy - học môn Sinh học ở trường phổ thông đã cho thấy:

- Việc sử dụng phương pháp dạy học tích cực ở trường phổ thông đang còn nhiều hạn chế, đặc biệt việc dạy- học bằng bài tập tình huống rất ít được quan tâm sử dụng.

- Việc rèn luyện các kĩ năng nhận thức nói chung và kĩ năng suy luận nói riêng cho HS chưa được chú trọng đúng mức, chưa có biện pháp và kế hoạch cụ thể.

- HS còn yếu về kĩ năng suy luận và mong muốn được rèn luyện thêm trong các tiết học bên cạnh việc cung cấp kiến thức.

1.3. Vận dụng quy trình thiết kế bài tập tình huống, chúng tôi đã thiết kế được 54 bài tập tình huống, sắp xếp theo mạch nội dung từ chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vận đến chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật và phân thành 2 nhóm tương ứng với việc sử dụng để rèn luyện kĩ năng suy luận trong nghiên cứu tài liệu mới (26 bài tập tình huống) và củng cố, ôn tập (28 bài tập tình huống).

1.4. Đã đề xuất được các tiêu chí đánh giá kỹ năng suy luận thông qua bài tập tình huống ở học sinh trong quá trình dạy học sinh học.

1.5. Xây dựng được 4 giáo án có sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho HS để sử dụng trong quá trình thực nghiệm. 4 đề kiểm tra 15 phút và 1 đề kiểm tra 1 tiết có sử dụng kĩ năng suy luận để kiểm tra đánh giá kĩ năng suy luận của học sinh trong và sau quá trình thực nghiệm.

1.6. Kết quả thực nghiệm bước đầu đánh giá được việc sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kĩ năng suy luận trong dạy - học Sinh học đem lại hiệu quả, khẳng định tính đúng đắn giả thuyết khoa học của đề tài.

2. Kiến nghị:

Trên cơ sở những kết quả thu được, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

2.1. Nghiên cứu thiết kế bổ sung các bài tập tình huống rèn kỹ năng suy luận cho các chương khác thuộc phần Sinh học cơ thể.

2.2. Mở rộng đề tài theo hướng nghiên cứu rèn các kỹ năng tư duy cho học sinh trong quá trình dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thi An, 2012. Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kĩ năng suy luận cho học sinh trong dạy - học phần Sinh học tế bào (Sinh học 10 THPT). Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Đại học Vinh, Nghệ An.

2. Ban tổ chức kì thi Olympic 30 tháng 4 lần thứ V, 1999. Tuyển tập đề Olympic 30 tháng 4 môn Sinh học. Nxb Giáo dục.

3. Ban tổ chức kì thi, 2009. Tuyển tập đề Olympic 30 tháng 4 lần thứ XV năm 2009.

Nxb Đại học Sư phạm.

4. Ban tổ chức kì thi, 2010. Tuyển tập đề Olympic 30 tháng 4 lần thứ XVI năm 2010.

Nxb Đại học Sư phạm.

5. Ban tổ chức kì thi, 2012. Tuyển tập đề Olympic 30 tháng 4 lần thứ XIII năm 2012.

Nxb Đại học Sư phạm.

6. Ban tổ chức kì thi, 2013. Tuyển tập đề Olympic 30 tháng 4 lần thứ XIX năm 2013.

Nxb Đại học Sư phạm.

7. Đinh Quang Báo (chủ biên), Nguyễn Đức Thành, 2001. Lý luận dạy học Sinh học (phần đại cương). Nxb Giáo dục Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006. Sinh học 11. Nxb Giáo dục.

10. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006. Sinh học 11 - Sách giáo viên. Nxb Giáo dục.

11. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2006. Sinh học 11 nâng cao - Sách giáo viên. Nxb Giáo dục.

12. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2009. Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức và kĩ năng môn Sinh học lớp 11. Nxb Giáo dục Việt nam.

13. Bộ Giáo dục và đào tạo, 2010. Giáo dục kĩ năng sống trong môn Sinh học ở trường THPT. Nxb Giáo dục Việt nam.

14. Hà Lệ Chi, 2004. Sử dụng tình huống để rèn luyện một số kĩ năng nhận thức cho học sinh trong dạy – học Sinh học ở trường trung học phổ thông. Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Huế.

15. Nguyễn Đình Chỉnh, 1999. “Hình thành kĩ năng và năng lực cho học sinh trong quá trình dạy học”, Tạp chí giáo viên và nhà trường, (số 15), tr. 13 – 14

16. Hoàng Chúng, 1983. Phương pháp thống kê toán học. Nxb Giáo dục Việt nam. 17. Nguyễn Văn Duệ (chủ biên), Trần Văn Kiên, Dương Tiến Sỹ, 2000. Dạy học giải

quyết vấn đề trong bộ môn Sinh học (bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ 1997-2000 cho GV THPT). Nxb Giáo dục Hà Nội.

18. Phan Đức Duy, 1999, Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kỹ năng dạy học sinh học. Luận án tiến sĩ giáo dục, Đại học Quốc gia, Hà Nội. 19. Ngô Doãn Đãi, 2001. Đa dạng hoá phương pháp giảng dạy để nâng cao chất

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w