Bài tập tình huống sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 (Trang 41)

11, bậc THPT

2.2.1.Bài tập tình huống sử dụng trong khâu nghiên cứu tài liệu mới

* Nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Bài tập tình huống 1: (Dạy - học cơ chế hấp thụ nước)

Hai bạn HS tranh luận:

Bạn Hằng cho rằng : Nếu trồng cây trong môi trường chứa hàm lượng muối khoáng vô cơ cao thì cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.

Bạn Hiền thì lại cho rằng: Nếu trồng cây trong môi trường chứa hàm lượng muối khoáng vô cơ cao thì cây sẽ chết.

Em có suy nghĩ gì về ý kiến của hai bạn trên.

Bài tập tình huống 2: (Dạy - học cơ chế hấp thụ khoáng)

Một bạn HS phát biểu rằng:

Trong 2 cơ chế hấp thụ khoáng từ đất vào lông hút của rễ là hấp thụ theo cơ chế thụ động và hấp thụ theo cơ chế chủ động thì cơ chế hấp thụ khoáng chủ yếu cho cây là hấp thụ khoáng theo cơ chế thụ động.

Theo em phát biểu đó đúng hay sai ? Giải thích.

Bài tập tình huống 3: (Dạy - học ảnh hưởng của môi trường đối với sự hấp thụ nước)

Bạn Oanh lúng túng khi giải thích hiện tượng cây trồng bị héo trong các trường hợp sau :

- Do bón phân hóa học quá nhiều - Do di dời cây.

- Do thời tiết quá lạnh kéo dài.

- Trời mưa nhiều ngày sau đó nắng to.

Em hãy giúp bạn Oanh giải thích các hiện tượng trên và cho biết ảnh hưởng của môi trường đến sự hấp thụ nước.

Bài tập tình huống 4: (Dạy - học động lực dòng mạch gỗ)

Có ba cây với thiết diện lá như nhau, cùng độ tuổi, cho thoát hơi nước trong điều kiện chiếu sáng như nhau trong một tuần. Sau đó cắt thân đến gốc và đo lượng dịch tiết ra trong một giờ, người ta thu được số liệu như sau :

Cây Lượng nước thoát (ml) Lượng dịch tiết (ml)

Hồng 6,2 0,02

Hướng dương 4,8 0,02

Cà chua 10,5 0,07

- Từ bảng số liệu em rút ra nhận xét gì ?

- Tại sao muốn cắm hoa được tươi lâu, trước khi cắm hoa vào lọ người ta phải cắt cuống hoa ngầm dưới nước rồi đưa nhanh vào lọ để cắm

Bài tập tình huống 5: (Dạy - học chứng minh có quá trình thoát hơi nước)

Một thí nghiệm được tiến hành như sau :

Cho 2 cây đậu xanh còn nguyên rễ, thân, lá cắm vào 2 bình tam giác có chứa lượng nước bằng nhau, cho một ít dầu ăn vào 2 bình tam giác. Cây ở bình 1 để nguyên, cây ở bình 2 cắt bỏ lá. Đặt 2 bình vào chổ sáng trong 1 giờ. Dùng cân để cân 2 bình tam giác đó, nhận thấy lượng nước ở bình 1 bị hao hụt cân lệch về phía bình 2.

Hình 2.1: Thí nghiệm về chứng minh thoát hơi nước ở lá

- Em hãy cho biết tiến hành thí nghiệm trên nhằm mục đích gì ? - Tại sao phải cho dầu ăn vào bình tam giác.

Bài tập tình huống 6: (Dạy - học các con đường thoát hơi nước)

Lá cây A có đặc điểm có lớp cutin mỏng, khí khổng phân bố ở mặt trên và mặt dưới của lá gần như đồng đều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lá cây B có đặc điểm có lớp cutin dày, khí khổng phân bố không đều ở hai mặt của lá, khí khổng chủ yếu tập trung ở mặt dưới của lá.

- Em có nhận xét gì về đặc điểm sinh lí về ánh sáng của 2 cây A, B

- Nếu giả sử các cây A, B hoạt động sinh lí bình thường trong cùng một môi trường quang đảng, ảnh sáng vừa phải. Theo em tốc độ thoát hơi nước qua lớp cutin của cây nào nhanh hơn? Giải thích.

Bài tập tình huống 7: (Dạy - học vai trò của các nguyên tố đại lượng)

Bảng số liệu thống kê kết quả nghiên cứu về thành phần trong hạt và thân cây ngô (% khối lượng)

Thành phần Trong hạt Trong thân

K2O 29,8 27,2

CaO 2,2 5,7

MgO 15,5 11,4

P2O5 45,6 9,1

Fe2o3 0,8 0,8

Dựa vào bảng số liệu trên một HS nhận xét : các nguyên tố K, P, Mg, Ca, Fe là các nguyên tố đa lượng và cây ngô là cây lấy hạt nên không cần nhiều P, Fe, Mg.

Theo em nhận xét của bạn HS trên đúng hay sai ? Giải thích.

Hình 2.2: Chu trình Canvin

Một nhà sinh lí học thực vật khi nghiên cứu về pha tối quang hợp ở thực vật C3: Khi ông tắt ánh sáng hoặc ông tăng nồng độ CO2 thì sau một thời gian ông phân tích thấy có 1 chất (A) tăng và một chất (B) giảm.

- Theo em 2 chất A và B đó là gì?

- Tại sao nói không có CO2 thì không có O2

Bài tập tình huống 10: (Dạy - học pha tối quang hợp ở thực vật C4).

Một bạn HS mô tả pha tối của thực vật C4 bằng sơ đồ nhưng có 2 vị trí bạn không thể nào nhớ ra được (kí hiệu là X và Y) như sau

Tế bào mô giậu Tế bào bao bó mạch

PEP AM Ban ngày Axit piruvic AM Ban ngày

- Em hãy giúp bạn chỉ ra X và Y ở đây là gì?

- Tại sao dưới cường độ ánh sáng mạnh thực vật C3 xảy ra hô hấp sáng, còn thực vật C4 thì không xảy ra hô hấp sáng.

Bài tập tình huống 12: (Dạy - học pha tối của thực vật CAM)

Một bạn HS bối rối khi giải thích: Tại sao ở cây thuốc bỏng (cây sống đời) nếu hái lá nhai vào buổi sáng sớm thì lá có vị chua nhưng nếu nhai lá vào buổi chiều tối thì lại có vị nhạt.

Em hãy giúp bạn giải thích hiện tượng trên.

Bài tập tình huống 11: (Dạy - học quang hợp ở các nhóm thực vật C3 và C4) 44

Canvin Y

X

Khi học về thực vật C4, dựa vào ảnh hưởng của nhiệt độ, cường độ ánh sáng đến quang hợp của thực vật C3, thực vật C4. Một bạn học sinh đã khái quát bằng sơ đồ như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 2.3: Sơ đồ về mối quan hệ quang hợp của thực vật C3, C4 với cường độ ánh sáng và nhiệt độ

- Em hãy cho biết đường công I, II, III, IV ứng với nhóm thực vật nào? Giải thích. - Tại sao nói thực vật C4 là nhóm thực vậtcó năng suất sinh học cao nhất

Bài tập tình huống 13: (Dạy - học ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đến quang hợp)

Nhà sinh lí học người Nga Tilmriazev đã tiến hành một thí nghiệm như sau với mục đích xác định vai trò của cường độ ánh sáng đến quang hợp.

Lần 1: chiếu sáng với cường độ 60 Calo/dm2/giờ. Thì lá cây A thải ra 0,12 mg CO2/dm2/giờ.

Lần 2: chiếu sáng với cường độ 100 Calo/dm2/giờ. Thì lá cây A không thấy hấp thụ cũng không thấy thải khí CO2.

Lần 3: chiếu sáng với cường độ 140 Calo/dm2/giờ. Thì thấy lá cây A đã hấp thụ thêm 0,4 mg CO2/dm2/giờ

Lần 4: chiếu sáng ở cường độ 200 Calo/dm2/giờ. Thì thấy lá cây A hấp thụ CO2

là lớn nhất khoảng 1,6 mg CO2/dm2/giờ.

- Em có nhận xét gì từ kết quả nghiên cứu trên.

- Cường độ ánh sáng là 100 Calo/dm2/giờ và 200 Calo/dm2/giờ đối với cây A được gọi là gì?

Bài tập tình huống 14: (Dạy - học ảnh hưởng của nồng độ CO2 đến quang hợp) Một bạn học sinh đã làm một thí nghiệm như sau:

Lấy 2 cây cà chua giống hệt nhau (A và B) được trồng cạnh nhau trong nhà kính với các điều kiện môi trường giống nhau, chỉ khác nhau về nồng độ CO2. Sau 6h thấy khối lượng cây A tăng lên, nhưng khối lượng cây B thì không thấy thay đổi.

Em có nhận xét gì về nồng độ CO2 để có kết quả trên.

Bài tập tình huống 15: (Dạy - học khái niệm về hô hấp thực vật).

Để nghiên cứu bản chất hô hấp ở thực vật, người ta đã tiến hành các thí nghiệm được minh họa bởi các hình vẽ sau:

Hình 2.4: Thí nghiệm về hô hấp hấp ở thực vật

Khi quan sát hình trên bạn Yến có thắc mắc như sau:

Tại sao ở thì nghiệm A, ống nghiệm đựng nước vôi ở bên phải bị đục còn ống nghiệm đựng nước vôi bên trái thì không bị đục.

Tại sao giọt nước màu trong ống mao dẫn ở thí nghiệm B lại di chuyển sang phía bên trái mà lại không di chuyển sang phải hay đứng yên.

- Em hãy giúp bạn Yến giải đáp thắc mắc trên.

- Theo em để chứng minh hô hấp có thải nhiệt mà sử dụng thí nghiệm C đã hoàn toàn chính xác chưa? Vì sao?

Bài tập tình huống 16: (Dạy - học các con đường hô hấp ở thực vật).

Một nhà khoa học đã tiến hành làm thí nghiệm như sau: Ống nghiệm 1: Bổ sung glucôzơ + ti thể

Ống nghiệm 2: Bổ sung Axit piruvic + ti thể

Cả 2 ống nghiệm được đặt trong điều kiện nhiệt độ 300C. Sau một thời gian thì thấy ở ống nghiệm số 2 có hiện tượng sủi bọt khí, còn ống nghiệm thứ nhất không thấy hiện tượng gì.

- Thí nghiệm trên đã chứng minh điều gì?

- Tại sao hô hấp kị khí tạo ra được rất ít ATP trong khi đó hô hấp hiếu khí tạo ra được rất nhiều ATP.

Bài tập tình huống 17: (Dạy - học hô hấp sáng ở thực vật)

Có ý kiến cho rằng: “ Hô hấp sáng gắn liền với nhóm thực vật C3” - Ý kiến đó là đúng hay sai? Giải thích. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Em nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng “Hô hấp sáng vừa có lợi lại vừa có hại cho thực vật”.

* Nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật

Bài tập tình huống 18: (Dạy - học tiêu hóa ở động vật có cơ quan tiêu hóa dạng ống)

Ba bạn HS tranh luận

Bạn thứ nhất cho rằng : trong ống tiêu hóa thì cơ quan tiêu hóa và hấp thụ chính là dạ dày.

Bạn thứ hai thì cho rằng : trong ống tiêu hóa thì cơ quan tiêu hóa và hấp thụ chính là ruột non.

Bạn thứ ba thì lại cho rằng : trong ống tiêu hóa thì cơ quan tiêu hóa chính là dạ dày còn cơ quan hấp thụ chính là ruột non.

Em đồng ý với quan điểm của bạn nào ? Giải thích.

Bài tập tình huống 19: (Dạy - học tiêu hóa ở thú ăn thực vật)

Khi tìm hiểu về tiêu hóa của thú ăn thực vật, một HS đã thắc mắc như sau

- Tại sao cỏ có hàm lượng prôtêin rất thấp, nhưng bò vẫn sinh trưởng và phát triển tốt và thịt bò lại chứa hàm lượng prôtêin cao.

- Tại sao khi bò bị nhiễm bệnh thay vì cho bò uống thuốc kháng sinh người ta thường dùng thuốc kháng sinh tiêm trực tiếp vào máu.

Em hãy giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Ở người, lượng O2 trong phổi chiếm 36%, trong máu chiếm 51% và ở các cơ là 13% tổng lượng O2 trong cơ thể. Ở một loài động vật có vú khác, lượng ôxi ở phổi, trong máu và ở các cơ tương ứng là 5%, 70% và 25%.

Từ sự phân bố O2 trong cơ thể, em có suy nghĩ gì về môi trường sống của loài động vật có vú này.

Bài tập tình huống 21: (Dạy - học tuần hoàn hở ở động vật)

Một HS đã lúng túng khi giải thích : tại sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ và ít vận động.

- Em hãy giúp bạn giải quyết vứng mắc trên.

- Tại sao châu chấu có khả năng hoạt động linh hoạt nhưng lại duy trì hệ tuần hoàn hở trong cơ thể.

Bài tập tình huống 22: (Dạy - học các loại hệ tuần hoàn ở động vật)

Một bạn HS thắc mắc: tại sao đều cùng là động vật có xương sống nhưng cá lại có hệ tuần hoàn đơn trong khi đó lưỡng cư, bò sát, chim, thú lại có hệ tuần hoàn kép.

Em hãy giúp bạn để giải đáp thắc mắc trên.

Bài tập tình huống 23: (Dạy - học hệ tuần hoàn kép ở động vật)

An cho rằng : Máu chảy trong động mạch luôn là máu đỏ tươi (máu giàu O2), còn máu chảy trong tĩnh mạch luôn là máu đỏ thẩm (máu giàu CO2).

Theo em kết luận của bạn An là đúng hay sai ? Giải thích.

Bài tập tình huống 24: (Dạy - học tính chu kì của tim)

Theo kết quản nghiên cứu về nhịp tim của một số loài được thống kê như sau :

Loài động vật Nhịp tim (số lần/phút)

Voi 35-45

Mèo 110-130 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cừu 70-80

Chuột 720-780

Từ kết quả nghiên cứu em rút ra nhận xét gì ? Giải thích tại sao lại dẫn tới sự khác nhau đó.

Bài tập tình huống 25: (Dạy - học vận tốc máu ở động vật)

Nghiên cứu về vận tốc máu chảy trong hệ mạch của người trưởng thành thu được kết quả như sau:

Loại mạch máu Vận tốc máu (mm/s)

Động mạch chủ 500-600

Động mạch lớn 150-200

Động mạch bé 5

Mao mạch 0,5

Tĩnh mạch 60-140

Tĩnh mạch chủ 200

- Qua kết quả nghiên cứu đó em có nhận xét gì về vận tốc máu chảy trong hệ mạch? Ý nghĩa của sự thay đổi đó.

- Theo em mạch đập ở cổ tay có phải do máu chảy trong mạch gây ra hay không ? Giải thích.

Bài tập tình huống 26: (Dạy – học vai trò của thận trong điều hòa áp suất thẩm thấu)

Khi tìm hiểu về vai trò của thận trong cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu một HS đã khái quát vai trò của thận bằng sơ đồ sau : “Đời cha ăn mặn -> đời con khát nước -> đời cháu đi tiểu”

Bằng phép suy luận em hãy chứng minh vai trò của thận bằng sơ đồ mà bạn HS đưa ra ở trên là đúng.

2.2.2. Bài tập tình huống sử dụng trong khâu củng cố, ôn tập.

* Nội dung chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật

Bài tập tình huống 27: (Củng cố hay ôn tập cơ chế hấp thụ nước)

Một nhà khoa học khi nghiên cứu về áp suất thẩm thấu của các tế bào rễ câyMột nhà khoa học khi nghiên cứu về áp suất thẩm thấu của các tế bào rễ cây đã thống kê cho bảng số liệu sau

đã thống kê cho bảng số liệu sau::

STT Loài thực vật Áp suất thẩm thấu của tế bào rễ

1 Rong đuôi chó 3,11 atm

2 Bèo hoa dâu 3,45 atm

3 Cây mướp 8,79 atm

4 Cây bắp cải 10,34 atm

5 Cây phi lao 19,27 atm

6 Cây xương rồng 26, 15 atm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

-Từ bảng số liệu trên có thể rút ra nhận xét gì

- Mối liên hệ giữa áp suất thẩm thấu với khả năng hút nước của cây.

Bài tập tình huống 28: (Củng cố hay ôn tập cơ chế hấp thụ khoáng)

Có một giả thuyết cho rằng : Hấp thụ khoáng luôn gắn liền với quá trình hô hấp của rễ.

- Theo em giả thuyết trên có đúng không? Giải thích.

- Ứng dụng hiểu biết đó vào trong sản xuất nông nghiệp như thế nào ?

Bài tập tình huống 29: (Củng cố hay ôn tập phần động lực của dòng mạch gỗ).

Nam thắc mắc : Hiện tượng ứ giọt chỉ xuất hiện ở cây thân thảo hoặc cây bụi thấp vào buổi sáng sớm mà không thấy xuất hiện vào buổi trưa hoặc có ở cây thân gỗ cao.

Hà thắc mắc : nhờ vào đâu mà cây bạch đàn có thể cao hàng chục thậm chí hàng trăm mét nhưng nước vẫn được vận chuyển từ rễ lên lá.

Em hãy giúp 2 bạn để giải quyết thắc mắc.

Bài tập tình huống 30: (Củng cố hay ôn tập nội dung trao đổi khoáng ở thực vật)

Bạn Minh lúng túng khi giải thích hiện tượng sau :

Trên một vùng đất ngập mặn cây lúa phát triển rất kém, trong khi đó một số loài như sú, vẹt, đước lại phát triển tốt

- Em hãy giúp bạn Minh giải thích hiện tượng trên.

- Có ý kiến cho rằng : Đất chua thì nghèo chất dinh dưỡng. Theo em ý kiến đó là đúng hay sai ? Giải thích.

Bài tập tình huống 31 : (Củng cố hay ôn tập mối quan hệ 2 pha trong quang hợp)

Một bạn HS khi học xong phần quang hợp đã vẽ sơ đồ quá trình quang hợp như sau:

Hình 2.5: Sơ đồ mối quan hệ hai

pha của quá trình quang hợp

Do sơ suất bạn chưa chú thích các số trên sơ đồ. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh sơ đồ bằng cách chú thích vào các số 1  6 trên sơ đồ.

Bài tập tình huống 32: (Củng cố hay ôn tập nội dung sắc tố quang hợp ở thực vật)

Một nhà khoa học đã tiến hành chiết rút hệ sắc tố của cây đậu xanh bằng dung môi hữu cơ thu được 4 loại sắc tố sau :

Tên nhóm sắc tố Công thức phân tử

Diệp lục a C55H72O5N4Mg Diệp lục b C55H70O6N4Mg 50 1 2 3 4 5 6 ATP NADPH

4 3 2 1 Carôten C40H56 Xanthophin C40H56On (n| :1->6)

Sau khi thu được 4 loại sắc tố trên người ta tiến hành sắc kí trên giấy thu được sắc kí đồ như sau.

Vệt xuất phát

Em hãy cho biết các vạch 1, 2, 3, 4 tương ứng với những loại sắc tố nào của lá? Giải thích.

Bài tập tình huống 33: (Củng cố hay ôn tập nội dung quang hợp ở thực vật)

Một bạn HS đã viết phương trình tổng quát về quang hợp ở cây xanh và chỉ ra nguồn gốc của các nguyên tố có trong sản phẩm quang hợp như sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6CO2 + 12H2O C6H12O6 + 6O2 + 6H2O

Em có suy nghĩ gì về cách viết của bạn HS trên.

Bài tập tình huống 34:(Củng cố hay ôn tập nội dung quang hợp ở các nhóm thực

vật)

Dưới đây là sơ đồ cố định CO2 ở một loài thực vật:

Em hãy cho biết

- Tên chu trình? Chu trình đó thích nghi với điều kiện ngoại cảnh như thế nào? - Các chất tương ứng với các số 1,2,3,4 là gì và chứa bao nhiêu nguyên tử C.

Bài tập tình huống 35: (Củng cố hay ôn tập quang hợp ở thực vật)

CO2 (4) (3)

Chu trình Canvin (1) (2) CO2

Một bạn HS tỏ ra lúng túng khi sắp xếp các quá trình sau để được một thứ tự

Một phần của tài liệu Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện cho học sinh kỹ năng suy luận trong dạy học chương chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh học 11 (Trang 41)