Động thái tăng trưởng số lá của rau cải xanh

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm Fito – Biomix – RR xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu sử dụng canh tác rau nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3– xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 71 - 72)

Số lá rau ảnh hưởng đến diện tích, thông qua diện tích lá ảnh hưởng đến diện tích quang hợp của cây từ đó ảnh hưởng đến năng suất của rau.

Số liệu bảng 3.9 cho thấy: Số lá trên cây không có sự chênh lệch nhiều trong giai đoạn 10– 25 ngày sau gieo. Số lá trên cây dao động trong khoảng từ 4,67– 7 lá/cây. Giai đoạn 24 ngày sau gieo, có sự khác biệt số lá giữa các công thức. Công thức 4 có số lá cuối cùng nhiều nhất đạt 8,33 lá/cây, công thức 1 có số lá ít nhất (6 lá/cây). Số lá cuối cùng/cây giữa công thức 3, CT3 và CT5 sự sai khác là có ý nghĩa so với công thức đối chứng (CT1). Các công thức 2 có số lá tương đương với CT, sai khác là không có ý nghĩa.(Bảng 3.9)

Bảng 3.9: Số lá rau cải xanh qua các giai đoạn ở từng công thức phân bón

Công thức Thời gian sau gieo (ngày)

10 15 20 25 30 35 CT1 5,33 6,0 6,0 6,0 6,0 6,0c CT2 5,33 5,33 6,0 6,0 6,0 6,16c CT3 5,0 5,33 6,0 6,33 6,3 7,50b CT4 4,67 5,33 5,67 6,0 6,0 8,33a CT5 5,0 5,67 6,33 7,0 7,0 8,03a LSD 5% 0,72 CV% 7,2

Nguồn: Kết quả thí nghiệm, 2015

Ghi chú: Các chữ cái khác nhau trên cùng một cột thể hiện sự sai khác là có ý ngĩa ở mức 95%

Hình 3.6 thể hiện được động thái tăng trưởng số lá qua các giai đoạn tại các mức phân bón khác nhau.

Hình 3.6: Động thái tăng trưởng số lá tại các mức phân bón khác nhau

Tốc độ tăng trưởng số lá của cải xanh tại các công thức đều có xu hướng tăng dần, Đặc biệt là giai đoạn từ 20 ngày sau gieo trở đi, số lá có sự biến động nhiều hơn do giai đoạn này cây trồng được bổ sung nước, các chất dinh dưỡng, được xới xáo, giúp đất thoáng khí thúc đẩy quá trình tổng hợp của cây diễn ra thuận lợi. Tốc độ tăng trưởng số lá giữa các công thức là khác nhau. Công thức đối chứng (CT1) có tốc độ tăng trưởng không biến động. Công thức 4 (giảm 70% phân vô cơ) có tốc độ tăng trưởng số lá đạt cao nhất 11,65% lá/ngày, tăng gấp 11,65 lần so vơí đối chứng. Công thức 3 (giảm 50% phân vô cơ), CT5 (100% phân hữu cơ) và CT2 (giảm 30% phân vô cơ) đều có tốc độ tăng trưởng số lá cao gấp 0,8 – 8,5 lần so với đối chứng. Có thể thấy, công thức 3 giảm 50% phân vô cơ và cân đối một lượng phân hữu cơ cho kết qảu tốt nhất về tăng trưởng số lá cải xanh.

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm Fito – Biomix – RR xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu sử dụng canh tác rau nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3– xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w