Hiện trạng quản lý, xử lý phụ phẩm nông nghiệp

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm Fito – Biomix – RR xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu sử dụng canh tác rau nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3– xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 64 - 66)

Với một xã nông nghiệp như Lão Hộ thì lượng phế thải đồng ruộng sau thu hoạch là rất lớn. Trong khi đó, các cấp chính quyền và người dân địa

phương đều chưa nhận thức được hậu quả gây ra từ phế thải đồng ruộng. Chính vì vậy, công tác quản lý phế thải nông nghiệp tại địa phương nay vẫn chưa được chú trọng, vẫn chưa có một công nghệ xử lý phế thải nông nghiệp nào được áp dụng tại địa phương. Người nông dân vẫn chủ yếu xử lý phụ phẩm nông nghiệp nói chung cũng như rơm rạ nói riêng bằng các hình thức truyền thống, không mang lại hiệu quả cao.

Bảng 3.3: Một số hình thức xử lý rơm rạ tại xã Lão Hộ

Hình thức xử lý Tỉ lệ (%)

Ủ phân 6,7

Làm thức ăn gia súc 40,5

Vùi gốc rạ tại ruộng 38,5

Hình thức khác (đun nấu, vứt ra ao hồ bờ ruộng, lót

chuồng trại…) 14,3

Nguồn: phiếu điều tra nông hộ, 2015

Tại xã Lão Hộ, người nông dân đã sử dụng nhiều hình thức xử lý rơm rạ, nhưng chủ yếu gồm ủ phân, làm thức ăn gia súc, đốt và vùi gốc taị ruộng . Người dân cũng áp dụng một số hình thức khác như đun nấu tại nhà, lót chuồng trại gia súc gia cầm, một số hộ còn vứt ngay ra bờ ruộng, ao hồ… Trong đó, làm thức ăn cho gia súc và vùi gốc tại ruộng là 2 hình thức được sử dụng nhiều nhất. Đơn giản bởi vì với hình thức làm thức ăn cho gia súc thì người dân tiết kiệm được chi phí mua thức ăn cho trâu, bò. Tuy nhiên, số lượng nuôi trâu bò của mỗi hộ không lớn nên lượng rơm thu về không hết, lượng còn lại đem vứt ra ngoài ao hồ, mương máng gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan thôn xóm. Việc vùi gốc rạ tai cũng đem lại những lợi ích nhất định bao gồm việc trả lại chất dinh dưỡng cây lúa đã lấy đi từ đất, duy trì sức sản xuất của đất. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, việc cầy vùi gốc rạ vào đất ướt làm tăng lượng khí nhà kính – metan được giải phóng ra ngoài môi trường không khí. Hình thức đốt rơm rạ chiếm tỉ lệ không cao như hai hình thức trên chỉ khoảng 14,3%. Hình thức này tuy mang một số lợi ích nhất định đó là xử lý nhanh gọn, dễ làm, không tồn nhiều công sức, tiêu hủy được mềnh bệnh, nhưng bên cạnh đó việc đốt rơm rạ làm mất chất dinh dưỡng của đất, tạo khí nhà kính – CO2, khói bụi gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng

đến sức khỏe con người. Có khoảng 6,7% số hộ gia đình xử lý rơm rạ bằng cách ủ phân thông thường, trộn rơm rạ vào ủ với phân chuồng, sau khoảng 6 – 12 tháng mang phân hoai mục ra bón. Xử lý rơm rạ bằng cách ủ phân thông thường tương đối dễ làm, tận dụng được nguồn chất thải của gia súc, gia cầm, tuy nhiên rất tốn thời gian mà hiệu quả bón cho cây trồng lại không cao.

Một phần của tài liệu Ứng dụng chế phẩm Fito – Biomix – RR xử lý phụ phẩm nông nghiệp thành phân hữu sử dụng canh tác rau nhằm giảm thiểu hàm lượng NO3– xã Lão Hộ, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(123 trang)
w