KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG HRAPs TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SAU BỂ TỰ HOẠI (Trang 64 - 67)

- Diễn biến thông số EC, Eh, nhiệt độ

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

-Nước thải đầu vào hệ thống HRAPs có tính chất như sau: Hàm lượngTSS 814 ± 12,25 mg/l ; PO43-29,055 ± 1,31mg/l ; Phốtpho tổng số 17,82 ± TSS 814 ± 12,25 mg/l ; PO43-29,055 ± 1,31mg/l ; Phốtpho tổng số 17,82 ± 0,55 mg/l; NO3-1,151±0,04mg/l; NH4+33,065 ± 0,08 mg/l; Nitơ tổng số 166,6 ± 2,42 mg/l, COD 252 ± 4 mg/l.Kết quả phân tích chất lượng nước cho thấy nước thải sau bể tự hoại đáp ứng được cho hoạt động sinh trưởng, phát triển của tảo và hoàn toàn thích hợp xử lý bằng hệ thống HRAPs. Trong thí nghiệm 1 (ánh sáng tự nhiên) hàm lượng TSS cao (814± 12,24 mg/l) gây ảnh hưởng tới khả năng truyền quang của ánh sáng. Do vậy trong thí nghiệm 2 (ánh sáng nhân tạo), TSS được loại bỏ bớt bằng TRP-Ai.

-Thí nghiệm xử lý nước thải bằng hệ thống HRAPs dưới điều kiện ánhsáng tự nhiên cho kết quả tảo Chlorella vulgaris phát triển không tốt, hệ sáng tự nhiên cho kết quả tảo Chlorella vulgaris phát triển không tốt, hệ

thống HRAPs chưa đạt được hiệu quả mong muốn về mật độ tảo. Do đó, hiệu quả xử lý dinh dưỡng còn thấp (TN70,47%, TP 44,72%), thông số NH4+ và PO43- đều chưa đạt giá trị cho phép xả thải theo QCVN 14 :2008 (Cột B). Nguyên nhân do sự hạn chế về cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng tại thời điểm nghiên cứu.

-Thí nghiệm xử lý nước thải bằng hệ thống HRAPs dưới điều kiện ánhsáng nhân tạo cho kết quả tảo Chlorella vulgaris phát triển tốt, mật độ tảo sáng nhân tạo cho kết quả tảo Chlorella vulgaris phát triển tốt, mật độ tảo

đạt cực đại 4,4.106 tế bào/ml, tăng trên 10 lần so với mật độ ban đầu. Hiệu quả loại bỏ COD đạt 88,9%; NH4+ đạt 94,6 %; PO43- đạt 95,1%; TN 87,55 % và TP 76,9%. Đặc biệt NH4+ và PO43- đạt QCVN 14:2008 (cột B) sau 6 ngày vận hành hệ thống.

-Việc thay đổi nguồn cấp là ánh sáng nhân tạo và loại bỏ bớt phần lớnTSS trong nước thải đầu vào đã khắc phục được nhược điểm của thí nghiệm TSS trong nước thải đầu vào đã khắc phục được nhược điểm của thí nghiệm sử dụng ánh sáng tự nhiên. Với tính ổn định cao và chủ động kéo dài được

thời gian chiếu sáng đã giúp rút ngắn thời gian xử lý của hệ thống HRAPs (đạt quy chuẩn xả thải tại sau 6 ngày thí nghiệm).

2. Kiến nghị

Do thí nghiệm đòi hỏi khối lượng công việc lớn nhưng thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp hoàn thiện hơn cho đề tài nghiên cứu này :

-Hạn chế của ánh sáng tự nhiên trong nghiên cứu đã được đề cập đến, tuy nhiên thời điểm nghiên cứu tiến hành trong mùa đông với cường độ ánh sáng thấp và thiếu ổn định nên dẫn tới hiệu quả của hệ thống HRAPs chưa được như mong muốn. Tuy nhiên, nguồn năng lượng tự nhiên này hoàn toàn có thể tận dụng để tiết kiệm điện năng nếu nghiên cứu vào mùa hè (cường độ ánh sáng mạnh).

-Hiệu quả của hệ thống HRAPs chỉ thể hiện trong việc loại bỏ các thông số dinh dưỡng N và P, và một phần nào đó là chất hữu cơ, không có ý nghĩa nhiều trong việc loại bỏ TSS, coliform, clo hay kim loại nặng. Do vậy HRAPs chỉ là một hợp phần trong toàn bộ hệ thống xử lý nước thải. Từ đó nên có những nghiên cứu chuyên sâu hơn nhằm kết hợp giữa HRAPs với các hệ thống xử lý khác để hoàn thiện quy trình xử lý.

-Cần tiến hành nâng cấp và hoàn thiện hệ thống theo hướng xử lý liên tục có tuần hoàn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG HRAPs TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SAU BỂ TỰ HOẠI (Trang 64 - 67)