So sánh về hiệu quả sinh trưởng

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG HRAPs TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SAU BỂ TỰ HOẠI (Trang 63 - 64)

- Diễn biến thông số EC, Eh, nhiệt độ

3.3.1. So sánh về hiệu quả sinh trưởng

Trong cả 2 công thức, mật độ tảo đầu vào sử dụng tương đương nhau 2.105 – 3.105 tế bào/ml, tuy nhiên sinh trưởng của tảo trong 2 công thức có sự khác nhau rõ rệt. Dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên, tảo phát triển chậm, mật độ tảo tăng không cao, chỉ đạt cực ở mức 6,1.105 tế bào/ml (gấp 3 lần so với ban đầu). Quá trình sinh trưởng của tảo không phân rõ giai đoạn theo đường cong sinh trưởng. Trong công thức với ánh sáng nhân tạo, tảo phát triển mạnh hơn, mật độ tảo tăng gấp13,5 lần so với ban đầu, đạt cực đại 4,45.106 tế bào/ml. Sự sai khác về mật độ tảo giữa 2 thí nghiệm có ý nghĩa thống kê (α<0,05).

Sự khác biệt về hiệu quả sinh trưởng của tảo Chlorella vulgaristrong 2 thí nghiệm đã được chỉ ra do ảnh hưởng của ánh sáng. Cường độ ánh sáng tự nhiên thấp, không ổn định cùng với thời gian sáng:tối ngắn là yếu tố giới hạn sự phát triển của tảo trong thí nghiệm. Yếu tố giới hạn này đã được khắc phục trong thí nghiệm 2 bằng cách thay ánh sáng tự nhiên bằng ánh sáng nhân tạo từ đèn huỳnh quang. Đồng thời, hàm lượng TSS trong nước thải quá cao ở thí nghiệm 1 cũng được loại bỏ bằng hóa chất đông keo tụ TRP-Ai để tăng khả năng truyền quang.

3.3.2.Hiệu quả loại bỏ dinh dưỡng N, P của tảo trong 2

công thức thí nghiệm

Bảng 3.12 trình bày hiệu suất loại bỏ N, P trong 2 công thức thí

nghiệm.Hiệu suất loại bỏ các thông số dinh dưỡng bởi tảo Chlorella vulgaris

trong điều kiện ánh sáng nhân tạo cao hơn trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Hiệu suất loại bỏ dinh dưỡng trong 2 công thức thí nghiệm có sự khác biệt thống kê đối với thông số NH4+ và PO43- (α<0,05). Thí nghiệm với ánh sáng tự nhiên vẫn chưa xử lý được NH4+, PO43- đạt quy chuẩn xả thải, trong khi đó hàm lượng của các thông số dinh dưỡng trong thí nghiệm với ánh sáng nhân tạo đều đạt QCVN 14-2008/BTNMT (Cột B). Dưới điều kiện ánh sáng nhân tạo, TN và TP được loại bỏ tới 87,5 và 76,9%, trong khi điều kiện ánh sáng tự nhiên chỉ đạt mức 70,47% và 44,72%.

Điều kiện ánh sáng nhân tạo còn giúp tảo sinh trưởng tốt, đảm bảo hiệu quả mong muốn trên cả khía cạnh thu hồi sinh khối và xử lý môi trường. Dưới điều kiện ánh sáng nhân tạo giúp khắc phục hạn chế của điều kiện ánh sáng tự nhiên do tính ổn định cao. Thêm nữa, việc chủ động kéo dài thời gian chiếu sáng nhằm kích thích sinh trưởng của tảo đã giúp rút ngắn thời gian xử lý của hệ thống HRAPs (dinh dưỡng đạt quy chuẩn xả thải tại sau 6 ngày thí nghiệm).

Bảng 3.12. Hiệu suất loại bỏ N, P trong 2 công thức thí nghiệm Thông số Hiệu suất xử lý (%)(Ánh sáng tự nhiên) So với QCVN Hiệu suất xử lý (%) (Ánh sáng nhân tạo) So với QCVN COD 89,2 Đạt 88,9 Đạt NH4+ 57,36 Không đạt 94,6 Đạt NO3- - Đạt - Đạt PO43- 52,5 Không đạt 95,15 Đạt Tổng N 70,47 - 87,55 - Tổng P 44,72 - 76,89 -

Nguồn : Kết quả phân tích, 2016

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA HỆ THỐNG HRAPs TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI SAU BỂ TỰ HOẠI (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w