- Diễn biến thông số EC, Eh, nhiệt độ
3.2.3. Sự biến động của các thông sốmôi trường trong thí nghiệm
− Biến động của nhiệt độ, DO, pH, cường độ ánh sáng
Cường độ ánh sáng sử dụng trong thí nghiệm này được cung cấp bởi hệ thống đèn huỳnh quang với cường độ sáng đo được tại mặt nước là 5000 lux và thời gian chiếu sáng là 16:8 h. Đây là điều kiện ánh sáng phù hợp với điều kiện nhân nuôi tảo trong phòng thí nghiệm. Việc kéo dài pha quang hợp của tảo sẽ giúp thúc đẩy quá trình quang hợp và tổng hợp sinh khối tảo, tạo điều kiện thuận lợi cho tảo phát triển. Ánh sáng nhân tạo đảm bảo sự ổn định về cường độ và thời gian chiếu sáng cho thí nghiệm trong suốt quá trình theo dõi.
Bảng3.9.Giá trị trung bình trong ngày và sự thay đổi các thông số nhiệt độ, pH, DO trong thời gian thí nghiệm
Ngà y Nhiệt độ oC pH - DO (mg/l) EC (µS/cm) Eh (mV) 1 26,75± 0,58 8± 0,01 2,88± 0,34 928,5± 0,7 -69,3± 0,56 2 27,83± 0,57 8,11± 0,09 2,53± 0,21 896± 9,8 -76,3 ± 5,23 3 28,13± 0,21 7,61± 0,02 1,73± 0,50 830,5± 23,3 -45,15± 3,32 4 28,17 ±0,38 6,85± 0,11 3,55± 0,18 721± 14,14 -1,95 ± 6,57 5 27,65± 0,27 6,14± 0,21 3,77± 0,28 694,5± 3,53 39,9± 11,59 6 27,43± 0,35 6,31± 0,12 3,58± 0,16 707,5± 23,33 33,95± 2,89 7 27,67± 0,48 6,29± 0,02 3,97± 0,03 677±11.31 30,6± 1,55 8 28,28± 0,14 6,42± 0,03 3,78± 0,03 723,5± 4,94 28,05± 0,21 9 28,92± 0,16 6,39± 0,03 3,73± 0,04 714,5± 6,36 27,15± 1,06 10 29,40± 0,27 6,44± 0,04 3,64± 0,10 726,5± 4,94 25,15± 1,62
Thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời nên sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết tại thời điểm bố trí thí nghiệm. Nhiệt độ trong cả quá trình có tăng nhưng không nhiều, ngày đầu tiên khoảng 27oC, và ngày kết thúc thí nghiệm khoảng 29,5oC. Nhiệt độ cao hơn so với thí nghiệm 1 (< 25oC) được giải thích là do nền nhiệt của môi trường cao cộng thêm nhiệt từ hệ thống đèn. Tuy nhiên, nhiệt độ dưới 30oC vẫn nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho tảo phát triển (Richmond, 1986). Đồng thời biên độ nhiệt không lớn hạn chế được ảnh hưởng đến hoạt động sinh học của tảo.
Giá trị pH ở thí nghiệm 2 cũng có diễn biến tương tự như thí nghiệm 1, giảm xuống ở 5 ngày đầu của thí nghiệm (từ 8 xuống 6,14) và tăng trở lại ở các ngày tiếp theo (ngày cuối thí nghiệm pH= 6,44). Tương tự thí nghiệm 1, hiện tượng này được giải thích do hoạt động phân hủy chuyển hóa chất hữu cơ mạnh mẽ của vi khuẩn trong nước thải.
Liên quan đến nồng độ DO trong nước, kết quả phân tích cho thấy giá trị DO giảm trong 3 ngày đầu của thí nghiệm (từ 2,88 mg/l xuống1,73 mg/l), sau đó tăng dần. Từ những ngày tiếp theo, DO tăng trở lại do quá trình quang hợp của tảo, DO tại thời điểm kết thúc thí nghiệm là 3,64 mg/l.Hàm lượng DO giảm xuống trong những ngày đầu do bị tiêu thụ để chuyển hóa chất hữu cơ bởi hoạt động của các nhóm vi khuẩn có sẵn trong nước thải. So sánh với thí nghiệm 1 thấy thời gian phân hủy chất hữu cơ của thí nghiệm 2 ngắn hơn (3 ngày so với 5 ngày), có thể do hàm lượng chất hữu cơ ban đầu đưa vào thí nghiệm 2 đã được loại bỏ bớt khi sử dụng chất keo tụ TRP-Ai (Bảng 3.7)
Hình 3.9 Diễn biến thông số DO và pH trong thời gian thí nghiệm - Biến động thông số Eh và EC
Hình 3.10avà Hình 3.10b thể hiện các giá trị của EC và Eh trong thời
gian theo dõi thí nghiệm. EC giảm dần từ 928,5± 0,7xuống 726,5± 4,9 µS/cm. Eh tăng từ -69,3± 0,5 sang 25,1± 1,6 mV thể hiện nước thải đang chuyển dần từ trạng thái yếm khí sang hiếu khí.
(a)
(b)