- Phần mềm sử dụng xử lý số liệu: Excel 2010 và Rstudio.
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.2. Quá trình sinh trưởng và phát triển của tảo trong điều kiện ánh sáng tự nhiên
Khả năng sinh trưởng và phát triển của tảo được đánh giá thông qua nồng độ Chlorophyll - a và mật độ tảo trong thời gian theo dõi thí nghiệm. Hai thông số này được theo dõi và ghi lại kết quả theo 2 mốc thời gian trong ngày. Bảng 3.2
trình bày diễn biến về mật độ và nồng độ Chlorophyll - a theo thời gian.
Bảng 3.2. Giá trị trung bình của mật độ tảo và Chlorophyll-a trong thời gian thí nghiệm Ngày Mật độ (tế bào/ml) Chloropyll-a (µg/l) 1 210000± 14142 205,7± 3,6 2 275500± 7778 222,95± 6,15 3 285000± 7071 231,25± 5,86 4 310500± 707 273,8± 4,66 5 411000± 1414 327,05± 8,55 6 510000± 56568 461,95± 51,40 7 420000± 1026 353,3± 0,84 8 480000± 14142 441,05± 17,18 9 610000± 14142 570,85± 13,50 10 525000± 7071 464,85± 6,71
Nguồn: Kết quả phân tích, 2016
Kết quả cho thấy có sự thay đổi về mật độ tảo qua các ngày tiến hành thí nghiệm, tuy nhiên sự biến động không lớn. Sau 10 ngày bố trí thí nghiệm, mật độ tảo tăng lên 2,5 lần từ 210000±14142lên 525000± 7071 tế bào/ml. Liên quan đến diễn biến, mật độ tảo có xu hướng tăng lên trong vài ngày đầu sau đó có sự biến động không theo quy luật. Từ mật độ ban đầu là 2.105 tế bào/ml, sau 6 ngày mật độ tảo trong hệ thống tăng lên gấp 2,4 lần.Từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 10, mật độ tảo dao động trong khoảng từ 420000± 1026 đến 525000± 7071 tế bào/ml. Trong đó, mật độ tảo thấp được ghi nhận vào ngày thứ 7 và ngày thứ 10, biến động mật độ tảo trong 2 ngày này là rất nhỏ. Kết quả nghiên cứu này có thể giải thích bởi giả thiết rằng mật độ tảo chịu tác động do sự không ổn định của ánh sáng tự nhiên trong thời gian nghiên cứu(Bảng 3.4). Cường độ ánh sáng trung bình trong thời gian thí nghiệm có thể chỉ đủ để tảo phát triển đến một mật độ nhất định và chững lại vào ngày
thứ 6. Sau đó, sự nhạy cảm của tảo với điều kiện ánh sáng được thể hiện và diễn giải bởi sự tăng giảm không có quy luật trong 4 ngày cuối (Hình 3.2).
Hình 3.2 : Diễn biến mật độ tảo và hàm lượng Chlorophyll-a trong thời gian thí nghiệm
Xu hướng biến động của nồng độ chlorophyll-a tương tự như với xu hướng biến động về mật độ tảo. Nồng độ chlorophyll-a ban đầu là205,75± 3,60µg/l , tăng dần theo thời gian nghiên cứu đến ngày thứ 6, đạt cực đại tại ngày thứ 9 (570,85± 13,50µg/l) và giảm dần tại các ngày tiếp theo. Nồng độ Chlorophyll-a đo được tại ngày thứ 10 chỉ còn 464,85± 6,71µg/l.
Từ kết quả theo dõi về sự biến động của mật độ tảo và nồng độ Chlorophyll –a trong thí nghiệm một dưới điều kiện ánh sáng tự nhiên (mùa đông) thấy rằng quá trình sinh trưởng của tảo diễn ra chậm, không ổn định. Các pha sinh trưởng diễn ra không rõ ràng theo 3 giai đoạn (tăng trưởng, cân bằng và suy tàn) như lý thuyết sinh trưởng thông thường của tảo theo công bố của một số tác giả như Tamiya (1963) ;Sharma (1998).Mật độ tảo bị giới hạn bởi cường độ ánh sáng thấp và nhạy cảm với sự thay đổi cường độ theo ngày (đặc biệt thể hiện rõ vào những ngày nghiên cứu cuối cùng). Mật độ tảothu được trong nghiên cứu thấp hơn so với nghiên cứu của Võ Thị Kiều Thanh và cộng sự (2012) khi cho rằng mật độ của tảo Chlorella vulgaris có thể tăng gấp 8-10 lần trong môi trường nước thải sau 9 ngày nghiên cứu.Bên cạnh yếu tố về ánh sáng, để giải thích cho sự phát triển chậm của tảo cần xem xét thêm đến các yếu tố môi trường khác nhưpH, nhiệt độ, DO, EC, Eh và điều kiện pha quang hợp. Diễn biến các thông số này được trình bày cụ thể trong phần dưới đây.