5.3.3.1 Yêu cầu kỹ thuật:
- Tính chất: Dung dịch màu cánh gián, mùi dược liệu, không cáo cặn. - Tủa trong nước: Không tạo tủa trong nước.
- Độ đồng đều thể tích [14]: 20 ml +10% (20 ml – 22 ml). - pH: 6,45 – 6,95.
- Tỷ trọng: 1,1 – 1,2.
- Định tính: Phải có phản ứng định tính đúng của các hợp chất như: alkaloid, flavonoid, saponin; hoạt chất Natri camphosulfonat.
- Định lượng: Hàm lượng quy định tính trên 100 ml chế phẩm: Natri – camphosulfonat, C10H15O4Sna: 10,0 g 10,0 % (9,0 g – 11,0 g).
- Độ nhiễm khuẩn: Đạt mức 4, phụ lục 13.6, DĐVN IV.
5.3.3.2 Phương pháp thử:
- Bằng cảm quan chế phẩm phải đạt yêu cầu đã nêu: Dung dịch màu cánh gián, mùi dược liệu, không cáo cặn.
- Tủa trong nước:
Hòa tan 2 ml thuốc trong 2ml nước cất và quan sát không thấy tủa trong nước.
- Độ đồng đều thể tích:
Lấy 5 chai bất kỳ trong 1 lô sản xuất, xác định thể tích thuốc từng chai bằng ống đong chuẩn khô sạch, có độ chính xác phù hợp. Thể tích của mỗi chai phải đạt trong giới hạn cho phép. Nếu có 1 chai không đạt, kiểm tra 5 chai khác. Lần thứ hai không được có chai nào nằm ngoài giới hạn cho phép.
- pH: 6,45 – 6,95. Thử theo DĐVN IV. Phụ lục 6.2. Đo bằng máy đo pH. - Tỷ trọng: 1,1 – 1,2. Thử theo DĐVN IV. Phụ lục 6.5. Đo bằng picnomet. - Định tính:
+ Thuốc thử: Mayer, Dragendorff, Wagner; Cyaniding; NaOH hạt, acid acetic loãng, Kẽm uranyl acetate.
+ Tiến hành: * Alkaloid:
Lấy 5 ml dung dịch thuốc pha với 15 ml nước cất, lọc và thêm dung dịch HCl 2M đến khi có phản ứng acid. Cho vào 4 ống nghiệm mỗi ống 5 ml. Thêm thuốc thử và quan sát hiện tượng.
Thuốc thử Mayer: cho tủa vàng nhạt hoặc trắng; Wagner: tủa màu nâu; Dragendorff : tủa màu vàng cam đến đỏ.
* Flavonoid:
Lấy 3,5 ml thuốc giọt trợ tim, pha với 6 ml methanol. Chia vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 2 ml, đánh số 1 và 2. Ống 1 làm đối chứng, ống 2 thêm 1ml ancol isoamyl, 0,5ml HCl đậm đặc, 3 – 5 hạt Mg. Quan sát hiện tượng.
Nếu sản phẩm có chứa flavon, flavanon, flavonol, flavononol, xanthon dung dịch sẽ có màu cam, đỏ hoặc tím. Nếu chứa isoflavon, isoflavanon, auron dung dịch không đổi màu.
* Saponin:
Lấy 5 ml siro pha loãng trong 100 ml nước cất. Lấy 10 ống nghiệm có chiều cao 16 cm đường kính 16 mm, cho vào ống nghiệm lần lượt 1, 2, 3,…, 10 ml dung dịch. Thêm nước cất vào mỗi ống cho đủ 10 ml. Bịt miệng ống nghiệm, lắc theo chiều dọc của ống nghiệm trong 15 giây, mỗi giây lắc hai lần. Để yên 15 phút đo chiều cao các cột bọt trong mỗi ống nghiệm.
+ Nếu chiều cao của cột bọt của tất cả các ống đều thấp dưới 1 cm: đánh giá chỉ số bọt dưới 100. Tức không có saponin.
+ Nếu chiều cao cột bọt 1 cm là ống số 1 hoặc số 2, cần pha loãng dung dịch đi 10 lần và thực hiện trở lại.
+ Nếu chiều cao của cột bọt của tất cả các ống đều cao hơn 1 cm, cần pha loãng và thực hiện lại.
* Natri camphosulfonat:
+ Lấy 10ml chế phẩm, bốc hơi trên cách thủy đến khô (khoảng 30 phút), cho vào cắn một mảnh nhỏ NaOH hạt (TT), rồi nung nóng nhẹ, hơi bốc ra có mùi long
+ Lấy 1ml chế phẩm + 5 ml nước cất, acid hóa bằng acid acetic loãng, thêm dung dịch Kẽm uranyl acetate, sẽ có tủa vàng.
- Định lượng:
Hàm lượng quy định tính trên 100 ml chế phẩm: Natri –camphosulfonat, C10H15O4Sna: 10,0 g 10,0 % (9,0 g – 11,0 g).
* Thuốc thử: theo DĐVN IV.
Dung dịch phenolphthalein, dung dịch NaOH 0,1 N, nhựa cationit acid mạnh.
* Tiến hành:
+ Chuẩn bị nhựa và cột trao đổi ion.
+ Lấy khoảng 5g nhựa cationit, rửa 2 – 3 lần với nước, rồi ngâm 4 – 5 giờ trong nước để cho các hạt nhựa nở ra.
+ Cố định buret dài khoảng 15 – 25 cm, với đường kính trong cột khoảng 1 – 2 cm. + Lót ít bông dày khoảng 0.5 – 1 cm ở phía dưới trên chỗ thắt của buret. Đổ nước vào khoảng 1/2 chiều cao, khi đổ nhựa vào thì mở khóa vòi cho nước chảy ra. (Chú ý không để cho các bọt khí bị giữ lại giữa các kẻ của hạt nhựa. Khi chiều cao của cột nhựa đạt yêu cầu (8 – 10 cm), cho một lớp bông mỏng lên trên và vẫn giữ mực nước luôn cao hơn 4 – 5 cm so với lớp nhựa).
+ Sau khi cho nhựa vào cột, xử lý bằng HCl 4%, cho chảy với tốc độ 20 – 25 giọt / phút. Rửa như vậy cho đến khi dung dịch chảy ra không có phản ứng với dung dịch amoni sulfocyanid 5% hay kali ferocyanid 5%. Tiếp theo rửa cột với nước cho tới khi nước rửa không còn phản ứng với ion clorid. (Chú ý luôn giữ mực nước cao hơn 4 – 5 cm so với lớp nhựa. Đậy cột bằng mặt kính đồng hồ hay ống nghiệm lớn). + Kiểm tra độ trung tính của nước rửa:
Lấy khoảng 150 ml nước rửa, thêm 2 giọt dung dịch phenolphthalein (TT), chuẩn bằng NaOH 0,1 N (CĐ) tới màu hồng. Chỉ được dùng không quá 0,05 ml dung dịch NaOH 0,1 N (CĐ), nếu nhiều hơn, phải tiếp tục rửa lại cho sạch.
+ Lấy 5,0 ml chế phẩm cho vào cốc, thêm 10 – 20 ml nước. Rót dung dịch thu được vào cột trao đổi cation, cho chảy với tốc độ 0,6 – 0,7 ml / phút và hứng vào bình nón 250 ml. Tráng rửa cốc bằng 10 – 20 ml nước, đổ vào cột, rửa với tốc độ như trên. Tráng lại nhiều lần với nước, đổ vào cột, tiếp tục rửa với tốc độ 3 ml / phút, cho đến khi hứng được khoảng 200 ml (bình 1).
Chú ý: Phải giữ mực nước trên cột, không để cho bọt khí lọt vào lớp nhựa.
+ Kiểm tra: Cho nước vào rửa cột, hứng dịch rửa bằng bình nón khác (bình 2) đến khi thu được khoảng 200 ml. Thêm 1 – 2 giọt dung dịch phenolphthalein (TT), chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 N (CĐ) tới màu hồng. Lượng dung dịch NaOH 0,1 N (CĐ) đã dùng khoảng 0,1 – 0,2 ml (tức đã rửa hết long não nước).
Trường hợp 1: Kết quả kiểm tra bình 2 đạt
Cho 2 – 3 giọt dung dịch phenolphthalein (TT) vào bình 1, định lượng bằng dung dịch NaOH 0,1 N (CĐ) tới màu hồng.
Mỗi 1 ml dung dịch NaOH 0,1 N (CĐ) # 0,02543 g C10H15O4SNa. Hàm lượng Natri camphosulfonat, C10H15O4SNa trong 100 ml chế phẩm.
. .0, 02543.100 ( )
5
n k
X g
K: Hệ số hiệu chỉnh dung dịch NaOH 0,1 N (CĐ).
Trường hợp 2: Kết quả kiểm tra bình 2 không đạt (chưa rửa hết long não nước).
Tiến hành định lượng lại trên 5,0 ml chế phẩm khác, với tốc độ nước chảy chậm hơn (1 – 1,2 ml / phút) đến khi hứng được khoảng 200 ml dung dịch, rồ tiếp tục định lượng như trên.
- Độ nhiễm khuẩn: Thử theo DĐVN IV, phụ lục 13.6.