- Trà hòa tan an thần từ 4 loại cao dược liệu là: lá Sen, lá Vông nem, cây Lạc tiên và cây Trinh nữ.
- Siro an thần từ 4 loại cao dược liệu là: lá Sen, lá Vông nem, cây Lạc tiên và cây Trinh nữ.
- Thuốc giọt trợ tim từ cao dược liệu là: cây Lạc tiên và hoạt chất Natri camphosulfonat.
3.2.2 Hóa chất
NaCl CH3OH (CH3COO)2Zn I2 H2SO4đđ
FeCl3 C2H5OH (CH3COO)2Pb Mg HCl
KI (CH3)2CH(CH2)2OH (CH3COO)2UO2 NaOH CH3COOH
HgCl2 HCHO K4[Fe(CN)6] Ion cloric (CH3CO)2O
Gelatin CHCl3 Bi(NO3)3 (CH3)2CO
Nhựa cationit acid mạnh Phenolphthalein Nước cất
3.2.3 Thiết bị
- Máy đo pH TDS – OAKTON - Tủ sấy
- Bếp cách thủy - Cân điện tử - Cột sắc ký
Các thiết bị này được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Hóa Phân tích - Bộ môn Hóa học, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ.
3.3 Hoạch định thí nghiệm
Dựa theo tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam III (2002), Dược điển Việt Nam IV (2010). Thử nghiệm các yêu cầu kỹ thuật để:
1. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho Trà hòa tan an thần 2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho Siro an thần
3. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho Thuốc giọt trợ tim
4. Đưa ra bộ tiêu chuần cơ sở cho 3 loại sản phẩm đã nghiên cứu
3.4 Tiến hành thí nghiệm
3.4.1 Thử nghiệm các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho Trà hòa tan an thần Trà hòa tan an thần
3.4.1.1 Đánh giá cảm quan
- Tính chất: màu sắc, mùi, vị của sản phẩm và của dung dịch Trà khi pha. - Tiến hành: Lấy 5 g sản phẩm cho vào becher, rồi sau đó hòa tan trong 50 ml nước nóng và quan sát hiện tượng.
3.4.1.2 Tỷ lệ vụn nát của sản phẩm
- Nguyên tắc:
Cân một lượng sản phẩm nhất định (p gam) rây qua rây làm thành phẩm (đường kính 1 mm). Cân toàn bộ phần đã lọt qua rây (a gam).
Ghi chú:
Lượng sản phẩm lấy để thử (tuỳ theo bản chất của sản phẩm) từ 100 - 200 g. - Tiến hành:
Cân 3 g sản phẩm cho qua rây đường kính 1 mm và tiến hành thí nghiệm 3 lần để thu được giá trị trung bình.
100 % p a X 3.4.1.3 Độ ẩm (W) - Nguyên tắc:
Sấy cốc cân sạch trong tủ sấy ở 105oC đến trọng lượng không đổi, dùng cân phân tích xác định trọng lượng cốc cân mo (g). Bỏ vào 2 – 3 g sản phẩm, đem cân phân tích, ghi nhận khối lượng, khi đó tổng lượng cốc cân và mẫu là m1 (g).
Đặt cốc vào tủ sấy đang ở nhiệt độ 105oC, sấy khoảng 4 giờ thì lấy cốc mẫu ra để nguội 15 phút trong bình hút ẩm có chất hút ẩm rồi cân. Cân xong để cốc vào sấy tiếp khoảng 2 giờ thì cân lại lần nữa đến khi trọng lượng cốc mẫu không đổi giữa các lần sấy. Ghi nhận m2 (g).
- Tiến hành:
Lấy 4 cốc cân sau khi sấy, ghi nhận khối lượng và sau đó cho vào mỗi cốc 2 g sản phẩm Trà hòa tan an thần. Tiếp tục tiến hành theo nguyên tắc trên và ghi nhận kết quả. Tính độ ẩm theo công thức sau:
1 2 1 0 W m m x 100% m m 3.4.1.4 pH
- Nguyên tắc: Sử dụng máy đo pH
Trị số pH của một dung dịch được xác định bằng cách đo thế hiệu giữa điện cực chỉ thị nhạy cảm với ion hydrogen (thường là điện cực thủy tinh) và một điện cực so sánh (thí dụ điện cực calomel bão hoà).
Máy đo là một điện thế kế có trở kháng đầu vào gấp ít nhất 100 lần trở kháng của các điện cực sử dụng. Nó thường được phân độ theo đơn vị pH và có độ nhạy đủ để phát hiện được những thay đổi cỡ 0,05 đơn vị pH hoặc ít nhất 0,003 V. Các điện cực thủy tinh phù hợp và các kiểu máy đo pH kể cả máy đo pH hiện số đều phải đáp ứng yêu cầu trên.
Tất cả các phép đo đều cần phải tiến hành trong cùng một điều kiện nhiệt độ khoảng từ 20 đến 25oC, trừ những trường hợp có quy định khác trong chuyên luận riêng.
Pha dung dịch Trà: Tiến hành cân 5 g sản phẩm Trà hòa tan an thần cho vào một becher 100 ml, thêm 50 ml nước cất. Dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan hết sản phẩm.
Hiệu chuẩn máy: Dùng dung dịch đệm chuẩn thứ nhất pH = 4,02, đo và chỉnh máy
để đọc được trị số pH của chuẩn tương ứng với nhiệt độ của dung dịch. Dùng một dung dịch đệm chuẩn thứ hai pH = 10,01 và dung dịch đệm chuẩn thứ ba pH = 7,41, trị số pH của đệm chuẩn thứ 3, phải không được sai khác nhiều hơn 0,05 đơn vị pH so với trị số pH = 7.
Phương pháp đo: Nhúng các điện cực vào trong dung dịch Trà và đo trị số pH ở cùng nhiệt độ đo của các dung dịch đệm chuẩn khi hiệu chuẩn máy. Sau cùng đo lại trị số pH của dung dịch đệm chuẩn dùng để hiệu chuẩn máy và điện cực. Nếu sự khác nhau giữa lần đọc này và trị số gốc của dung dịch đệm chuẩn ấy lớn hơn 0,05 thì các phép đo phải làm lại. Tiến hành 3 lần.
3.4.1.5 Tỷ trọng
- Nguyên tắc: Đo bằng Picnomet Tỷ trọng tương đối 20
20
d của một chất là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích cho trước của chất đó, và khối lượng của cùng thể tích nước cất, tất cả đều cân ở 20oC.
- Tiến hành:
Pha 5 g Trà trong 50 ml nước. Cân chính xác picnomet 10 ml rỗng, khô và sạch. Đổ vào picnomet 10 ml mẫu thử đã điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn 20oC, chú ý không để có bọt khí. Giữ picnomet ở nhiệt độ 20oC trong khoảng 30 phút. Dùng một băng giấy lọc để thấm hết chất lỏng thừa trên vạch mức, làm khô mặt ngoài của picnomet, cân rồi tính khối lượng chất lỏng chứa trong picnomet. Tiếp đó đổ mẫu thử đi, rửa sạch picnomet, làm khô bằng cách tráng ethanol rồi tráng aceton, thổi không khí nén hoặc không khí nóng đuổi hết hơi aceton, sau đó xác định khối lượng nước cất chứa trong picnomet ở nhiệt độ 20oC như làm với mẫu thử. Tỷ số giữa khối lượng mẫu thử và khối lượng nước cất thu được là tỷ trọng
20 20
d cần xác định. Tiến hành 3 lần để lấy giá trị trung bình.
3.4.1.6 Định tính alkaloid
- Nguyên tắc:
Hợp chất Alkaloid sẽ tạo tủa với các thuốc thử: Thuốc thử Mayer: cho tủa vàng nhạt hoặc trắng; Wagner: tủa màu nâu; Dragendorff : tủa màu vàng cam đến đỏ.
+ Pha thuốc thử Mayer: Hòa tan 1,36 g HgCl2 trong 60 ml nước cất và hòa tan 5 g KI trong 10 ml nước cất. Hỗn hợp hai dung dịch và thêm nước cho đủ 100 ml.
+ Pha thuốc thử Dragendorff:
Dung dịch 1: Hoà tan 0,85 g bismuth nitrat base (TT) trong 40 ml nước và 10 ml acid acetic (TT).
Dung dịch 2: Hoà tan 8 g kali iodid (TT) trong 20 ml nước.
Trộn đồng thể tích dung dịch 1 và dung dịch 2. Thêm 100 ml nước và 20 ml acid acetic (TT) vào mỗi 10 ml hỗn hợp thu được.
+ Thuốc thử Wagner: Hòa tan 1,27 g I2 và 2 g KI trong 20 ml nước cất. Thêm nước cho đủ 100 ml.
Hòa tan 3 g sản phẩm trong 30 ml nước cất, thêm dung dịch HCl 2M đến khi có phản ứng acid. Cho vào 4 ống nghiệm mỗi ống một vài ml. Thêm vài giọt thuốc thử Mayer, Wagner, riêng Dragendorff thì thêm vào 1 ml. Quan sát hiện tượng xảy ra.
3.4.1.7 Định tính Tanin
- Nguyên tắc:
Hợp chất Tanin sẽ tạo màu với các thuốc thử: Thuốc thử Stiasny: xuất hiện trầm hiện màu đỏ; Gelatin mặn: xuất hiện trầm hiện màu vàng nhạt; Chì acetate bão hòa: cho trầm hiện màu vàng nhạt; Dung dịch FeCl3 5 %: dung dịch xuất hiện màu xanh đen hay xanh rêu.
- Tiến hành: Pha các thuốc thử: + Dung dịch FeCl3 5 %.
+ Gelatin mặn: NaCl (5 g), gelatin (0,5 g) hòa tan trong 100 ml nước cất. + Chì acetate bão hòa
+ Pha thuốc thử Stiasny: Formol 36 % (20 ml), HCl đậm đặc (10 ml).
Hòa tan 5 g trà an thần trong15 ml nước cất. Cho vào 5 ống nghiệm mỗi ống nghiệm 2 ml. Thêm thuốc thử và quan sát hiện tượng.
3.4.1.8 Định tính steroid và triterpenoid
Hợp chất steroid và triterpenoid sẽ tạo dung dịch màu với các thuốc thử. Thuốc thử Liebermann – Burchard: dung dịch đổi thành màu xanh dương, lục, cam hoặc đỏ và các màu này bền không đổi; Salkowski: dung dịch đổi thành màu đỏ, xanh, xanh – tím.
- Tiến hành: Pha các thuốc thử:
+ Liebermann – Burchard: Anhydrid acetic (20 ml), H2SO4đđ (1 ml). + Salkowski: H2SO4đđ
Hòa tan 5 g Trà vào 15 ml nước cất và 20 ml cloroform. Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 2 ml và lần lượt thử với các thuốc thử trên. Quan sát hiện tượng.
3.4.1.9 Độ nhiễm khuẩn
- Yêu cầu của sản phẩm:
+ Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 104 trong 1 g. + Tổng số Enterobacteria không quá 500 trong 1 g.
+ Nấm và mốc không quá 100 trong 1 g. + Không được có Salmonella trong 1 g.
+ Mẫu không có Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. trong 1 g.
- Tiến hành:
Gửi mẫu Trà hòa tan an thần đến Công Ty Cp Dược Hậu Giang.
3.4.2 Thử nghiệm các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho Siro an thần Siro an thần
3.4.2.1 Đánh giá cảm quan
- Tính chất: màu sắc, mùi, vị, bọt khí, tủa trong nước.
- Tiến hành: Lấy 2 ml siro cho vào ống nghiệm rồi quan sát. Sau đó lấy 1 ml siro pha loãng trong 1 ml nước cất rồi nhận xét về độ tủa trong nước.
3.4.2.2 Tỷ trọng
- Nguyên tắc: Đo bằng Picnomet Tỷ trọng tương đối 20
20
d của một chất là tỷ số giữa khối lượng của một thể tích cho trước của chất đó, và khối lượng của cùng thể tích nước cất, tất cả đều cân ở 20oC.
- Tiến hành:
Cân chính xác picnomet 10 ml rỗng, khô và sạch. Đổ vào picnomet 10 ml mẫu thử là sản phẩm Siro an thần đã điều chỉnh nhiệt độ thấp hơn 20oC, chú ý không để có bọt khí. Giữ picnomet ở nhiệt độ 20oC trong khoảng 30 phút. Dùng một băng giấy lọc để thấm hết chất lỏng thừa trên vạch mức, làm khô mặt ngoài của picnomet, cân rồi tính khối lượng chất lỏng chứa trong picnomet. Tiếp đó đổ mẫu thử đi, rửa sạch picnomet, làm khô bằng cách tráng ethanol rồi tráng aceton, thổi không khí nén hoặc không khí nóng đuổi hết hơi aceton, sau đó xác định khối lượng nước cất chứa trong picnomet ở nhiệt độ 20oC như làm với mẫu thử. Tỷ số giữa khối lượng mẫu thử và khối lượng nước cất thu được là tỷ trọng 20
20
d cần xác định. Tiến hành 3 lần để lấy giá trị trung bình.
3.4.2.3 pH
- Nguyên tắc: Sử dụng máy đo pH
Trị số pH của một dung dịch được xác định bằng cách đo thế hiệu giữa điện cực chỉ thị nhạy cảm với ion hydrogen (thường là điện cực thủy tinh) và một điện cực so sánh (thí dụ điện cực calomel bão hoà).
- Tiến hành:
Chuẩn bị mẫu: Lấy 10 ml Siro cho vào becher 50 ml.
Hiệu chuẩn máy: Dùng dung dịch đệm chuẩn thứ nhất pH = 4,02, đo và chỉnh máy
để đọc được trị số pH của chuẩn tương ứng với nhiệt độ của dung dịch. Dùng một dung dịch đệm chuẩn thứ hai pH = 10,01 và dung dịch đệm chuẩn thứ ba pH = 7,41, trị số pH của đệm chuẩn thứ 3, phải không được sai khác nhiều hơn 0,05 đơn vị pH so với trị số pH = 7.
Phương pháp đo: Nhúng các điện cực vào trong dung dịch Siro an thần đã chuẩn bị
và đo trị số pH ở cùng nhiệt độ đo của các dung dịch đệm chuẩn khi hiệu chuẩn máy. Sau cùng đo lại trị số pH của dung dịch đệm chuẩn dùng để hiệu chuẩn máy và điện cực. Nếu sự khác nhau giữa lần đọc này và trị số gốc của dung dịch đệm chuẩn ấy lớn hơn 0,05 thì các phép đo phải làm lại. Tiến hành 3 lần.
3.4.2.4 Định tính alkaloid
- Nguyên tắc: Hợp chất Alkaloid sẽ tạo tủa với các thuốc thử: Thuốc thử Mayer: cho tủa vàng nhạt hoặc trắng; Wagner: tủa màu nâu; Dragendorff : tủa màu vàng cam đến đỏ.
- Tiến hành: Lấy 10 ml siro pha loãng trong 40 ml nước cất, lọc và thêm dung dịch HCl 2M đến khi có phản ứng acid. Cho vào 4 ống nghiệm mỗi ống 5 ml. Thêm thuốc thử và quan sát hiện tượng.
3.4.2.5 Định tính Tanin
- Nguyên tắc: Hợp chất Tanin sẽ tạo màu với các thuốc thử: Thuốc thử Stiasny: xuất hiện trầm hiện màu đỏ; Gelatin mặn: xuất hiện trầm hiện màu vàng nhạt; Chì acetate bão hòa: cho trầm hiện màu vàng nhạt; Dung dịch FeCl3 5 %: dung dịch xuất hiện màu xanh đen hay xanh rêu.
- Tiến hành: Lấy 5 ml siro an thần hòa tan trong 15 ml nước cất. Cho vào 5 ống, mỗi ống 2 ml. Rồi thêm thuốc thử như trên và quan sát hiện tượng.
3.4.2.6 Định tính steroid và triterpenoid
- Nguyên tắc: Hợp chất steroid và triterpenoid sẽ tạo dung dịch màu với các thuốc thử. Thuốc thử Liebermann – Burchard: dung dịch đổi thành màu xanh dương, lục, cam hoặc đỏ và các màu này bền không đổi; Salkowski: dung dịch đổi thành màu đỏ, xanh, xanh – tím.
- Tiến hành: Hòa tan 5 ml siro vào 30 ml dung môi cloroform, cho vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 3 ml, đánh số thứ tự và lần lượt thử với các thuốc thử trên.
3.4.2.7 Định tính saponin
- Nguyên tắc: Tính tạo bọt là một tính chất đặc trưng của saponin, căn cứ vào tính tạo bọt để xác định sự hiện diện của saponin.
- Tiến hành: Lấy 5 ml siro pha loãng trong 95 ml nước cất. Lấy 10 ống nghiệm có chiều cao 16 cm đường kính 16 mm, cho vào ống nghiệm lần lượt 1, 2, 3,…, 10 ml dung dịch. Thêm nước cất vào mỗi ống cho đủ 10 ml. Bịt miệng ống nghiệm, lắc theo chiều dọc của ống nghiệm trong 15 giây, mỗi giây lắc hai lần. Để yên 15 phút đo chiều cao các cột bọt trong mỗi ống nghiệm.
+ Nếu chiều cao của cột bọt của tất cả các ống đều thấp dưới 1 cm: đánh giá chỉ số bọt dưới 100. Tức không có saponin.
+ Nếu chiều cao cột bọt 1 cm là ống số 1 hoặc số 2, cần pha loãng dung dịch đi 10 lần và thực hiện trở lại.
+ Nếu chiều cao của cột bọt của tất cả các ống đều cao hơn 1 cm, cần pha loãng và thực hiện lại.
3.4.2.8 Độ nhiễm khuẩn
- Yêu cầu của sản phẩm:
+ Tổng số vi khuẩn hiếu khí sống lại được không quá 104 trong 1 ml. + Tổng số Enterobacteria không quá 500 trong 1 ml.
+ Nấm và mốc không quá 100 trong 1 ml. + Không được có Salmonella trong 1 ml.
+ Mẫu không có Escherichia coli, Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureus. trong 1 ml.
- Tiến hành:
Gửi mẫu Siro an thần đến Công Ty Cp Dược Hậu Giang.
3.4.3 Thử nghiệm các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho
Thuốc giọt trợ tim
3.4.3.1 Đánh giá cảm quan
- Tính chất: màu sắc, mùi, tủa trong nước, độ trong.
- Tiến hành: Lấy 5 ml thuốc giọt trợ tim cho vào becher rồi quan sát. Sau đó hòa tan 2 ml thuốc trong 2 ml nước cất rồi nhận xét về độ tủa trong nước. Lấy 3 ml chế phẩm vào ống nghiệm sạch, soi dưới ánh sáng thường.
3.4.3.2 pH
- Nguyên tắc: Sử dụng máy đo pH
Trị số pH của một dung dịch được xác định bằng cách đo thế hiệu giữa điện cực chỉ thị nhạy cảm với ion hydrogen (thường là điện cực thủy tinh) và một điện cực so sánh (thí dụ điện cực calomel bão hoà).
- Tiến hành:
Chuẩn bị mẫu: Lấy 10 ml Thuốc giọt trợ tim cho vào becher 50 ml.
Hiệu chuẩn máy: Dùng dung dịch đệm chuẩn thứ nhất pH = 4,02, đo và chỉnh máy
dung dịch đệm chuẩn thứ hai pH = 10,01 và dung dịch đệm chuẩn thứ ba pH = 7,41, trị số pH của đệm chuẩn thứ 3, phải không được sai khác nhiều hơn 0,05 đơn vị pH so với trị số pH = 7.
Phương pháp đo: Nhúng các điện cực vào trong dung dịch Thuốc giọt trợ tim đã chuẩn bị và đo trị số pH ở cùng nhiệt độ đo của các dung dịch đệm chuẩn khi hiệu