0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 THPT (Trang 68 -90 )

9. Cấu trúc luận văn

3.7. Kết quả thực nghiệm

Trong quá trình rèn luyện, chúng tôi thu được kết quả như sau:

3.7.1. Phân tích định lượng

Chúng tôi tiến hành đánh giá sự tiến bộ về kĩ năng THTN của HS ở hai lớp thực nghiệm, còn 2 lớp đối chứng không có quá trình rèn luyện theo quy trình nên chúng tôi không đánh giá về kĩ năng. Trước khi bắt đầu thực hành bài 12 chúng tôi đánh giá kĩ năng với tổng số HS là 89. Sau mỗi bài thực hành thông qua việc đặt các câu hỏi yêu cầu HS xác định mục tiêu của bài thực hành, chuẩn bị yêu cầu và quan sát HS tiến hành thao tác thí nghiệm; viết báo cáo kết quả thí nghiệm và đánh giá, nhận xét, tổng kết bài thực hành và ý thức hoạt động nhóm chúng tôi thu được bảng sau:

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá định lượng về kĩ năng THTN trong thực nghiệm Kĩ năng Các kĩ năng thành phần

Kết quả

(% HS đạt yêu cầu)

Bài 12 Bài 15 Bài 20 Xác định mục

tiêu của bài thực hành

Xác định mục tiêu kiến thức 48,31 82,02 94,38

Xác định mục tiêu kĩ năng 33,7 75,28 91,01

Xác định mục tiêu thái độ 47,19 80,89 92,13

Chuẩn bị các yêu cầu của

bài thực hành

Nêu được các nguyên liệu

cần thiết 21,35 70,79 89,89

Nêu được dụng cụ - hoá

chất (nếu có) 20,22 67,42 85,39 Tiến hành thí nghiệm Thành thục các thao tác thí nghiệm 7,87 68,54 78,65 Quan sát các hiện tượng, ghi chép dữ liệu và giải thích kết quả thí nghiệm

Nêu được các hiện tượng 37,07 87,64 93,26

Giải thích được kết quả thí

nghiệm 10,11 73,03 80,9

Viết báo cáo kết quả thí

nghiệm

Viết được báo cáo thí

nghiệm 21,35 79,78 88,76 Đánh giá - thu hoạch thí nghiệm Nhận xét, đánh giá tổng kết được bài thực hành và ý thức hoạt động nhóm 24,72 74,16 83,15

Từ bảng thống kê trên, ta dễ dàng nhận thấy:

- Ở bài 12, đã có 48,31% số HS xác định được mục tiêu kiến thức của bài thực hành và 47,19% số HS xác định được mục tiêu thái độ do các bài thực hành thường được phân phối ở cuối chương nên HS đã có cơ sở lý thuyết để xác định mục tiêu kiến thức nhưng chỉ có 33,7% số HS xác định được mục tiêu kĩ năng. Sau khi được GV hướng dẫn cách xác định mục tiêu của bài thực hành, HS của nhóm TN đã có sự tiến bộ về kĩ năng này thể hiện ở bài 15: số HS đạt yêu cầu về xác định mục tiêu kiến thức là 82,02%, xác định mục tiêu kĩ năng là 75,28%, xác định mục tiêu thái độ

là 80,89% và đến bài 20 số HS đạt yêu cầu về xác định mục tiêu của bài thực hành là trên 90%

- Về kĩ năng chuẩn bị yêu cầu bài thực hành, ở bài 12 số HS nêu được các nguyên liệu, dụng cụ - hóa chất cần thiết cho bài thực hành lần lượt là 21,35% và 20,22%. Đến bài 15, số HS nêu được các yêu cầu của bài thực hành là trên 65% còn ở bài 20 là trên 85%. Như vậy, so với bài 12 số HS đạt yêu cầu về kĩ năng này là tăng gấp 4 lần.

- Chỉ gần 10% số HS đạt yêu cầu về thao tác thực hành thí nghiệm ở bài 12 nhưng sau khi được hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm HS đã có sự tiến bộ về kĩ năng này thể hiện là số HS đạt yêu cầu về các thao tác thực hành thí nghiệm ở bài 15, 20 lần lượt là 68,54% và 78,65%

- Về kĩ năng quan sát các hiện tượng, ghi chép dữ liệu và giải thích kết quả thí nghiệm, ở bài 12 số HS nêu được hiện tượng thí nghiệm là 46,07% và giải thích được kết quả thí nghiệm là 10,11%. Đến bài 15, chúng tôi thu được kết quả: nêu được hiện tượng thí ngiệm là 87,64%, giải thích được kết quả thí nghiệm là 73,03%. Còn ở bài 20, số HS nêu được hiện tượng thí ngiệm là 93,26%, giải thích được kết quả thí nghiệm là 80,9%.

- Cũng giống như ở kĩ năng chuẩn bị yêu cầu của bài thực hành thì ở kĩ năng viết báo cáo thí nghiệm số HS đạt yêu cầu là trên 20% ở bài 12. Ở các bài thực hành sau, số HS đạt yêu cầu về kĩ năng này tăng đáng kể là 79,78% ở bài 15 và 88,76% ở bài 20.

- Cuối cùng về kĩ năng đánh giá – thu hoạch thí nghiệm, HS cũng có sự tiến bộ đáng kể thể hiện là ở bài 12, chỉ có 24,72% số HS đánh giá, nhận xét, tổng kết được bài thực hành và ý thức hoạt động nhóm thì đến bài 20 số HS đạt yêu cầu về kĩ năng này tăng lên là 83,15%.

Như vậy, xu hướng chung là số lượng HS đáp ứng được các tiêu chí kĩ năng ở giai đoạn giữa và sau thực nghiệm là tăng đáng kể theo chiều hướng tích cực. Kĩ năng THTN sẽ được hình thành và phát triển một cách hoàn chỉnh ở HS khi được rèn luyện theo một quy trình nhất định. Điều này phần nào chứng minh được tính hiệu quả và khả thi của quy trình rèn luyện KNTHTN cho HS.

Sau quá trình rèn luyện, để khẳng định mức độ lĩnh hội kiến thức đã học, năng lực tư duy, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin để thực hiện các yêu cầu trong đề KT, cũng như tốc độ làm bài và khả năng lưu giữ thông tin, tôi tiến hành KT 1

lần nữa sau TN, kết quả thu được cũng được xử lý bằng toán thống kê và trình bày ở các bảng 3.3, 3.4, 3.5 và hình 3.1

Bảng 3.3: Kết quả kiểm tra sau TN

TT Nhóm bài Số KT Số học sinh đạt điểm Xi X 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 1 TN 89 0 0 2 3 15 16 23 19 9 2 6,77 ĐC 88 0 2 3 12 18 19 17 13 3 1 5,96

Bảng 3.4: Ảnh hưởng của việc rèn luyện kĩ năng THTN cho HS qua lần KT sau TN

Lần KT Nhóm n X ± m

1 TN 89 6,77 ± 0,16

ĐC 88 6,31 ± 0,18

Bảng 3.5: Phân loại trình độ HS ở hai lớp thực nghiệm trong đợt KT sau TN Lần KT Nhóm Số bài KT Điểm dưới

TB Điểm TB Điểm khá Điểm giỏi SL % SL % SL % SL % 1 TN 89 5 5,62 31 34,83 42 47,19 11 12,36 ĐC 88 17 19,32 37 42,05 30 34,09 4 4,54 6.77 5.96 5.4 5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 Thực nghiệm Đối chứng Số lần kiểm tra

Điểm trung bình kiểm tra

Thực nghiệm Đối chứng

Từ kết quả các bảng 3.3, 3.4, 3.5 và hình 3.1 chúng tôi đưa ra nhận xét: - Điểm trung bình qua lần KT sau TN ở nhóm TN là 6,77 cao hơn nhóm ĐC là 5,96

- Sau TN, mức độ bền vững kiến thức ở nhóm TN cao hơn hẳn nhóm ĐC. - Tỷ lệ điểm KT dưới trung bình và trung bình của nhóm TN lần lượt là: 5,62% và 34,83% còn ở nhóm ĐC là: 19,32% và 42,05%. Điểm khá và giỏi ở nhóm ĐC nhìn chung là thấp hơn so với nhóm TN, cụ thể là: nhóm ĐC là: 34,09% và 4,54%, còn nhóm TN là: 47,19% và 12,36%. Như vậy sau TN ở nhóm TN tỉ lệ HS đạt điểm khá giỏi chiếm tỉ lệ cao, ở nhóm ĐC tỉ lệ HS đạt điểm trung bình và yếu cao, tỉ lệ HS đạt điểm khá, giỏi thấp.

3.7.2. Phân tích định tính

Qua kết quả bài kiểm tra trước, giữa và sau thực nghiệm cho thấy hiệu quả của chương trình rèn luyện. Sự tiến bộ rõ rệt đã chứng tỏ HS lĩnh hội tốt kiến thức GV cung cấp và đã từng bước hình thành được kỹ năng. Sự thành thạo các kỹ năng sẽ được hoàn thiện dần qua quá trình rèn luyện.

Điều này được chứng minh qua kết quả các bài kiểm tra trước, giữa và sau thực nghiệm của các em như sau:

- Đối với câu hỏi kiểm tra trước thực nghiệm: Hãy xác định mục tiêu kiến thức của bài "Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh"

Nhóm HS Nguyễn Văn Dòng, Trần Hồng Sơn, Nguyễn Thị Tâm ở lớp 10C và Hồ Văn Kiên, Trần Văn Ngọc, Chu Văn Tài ở lớp 10D vẫn còn lúng túng không trả lời được thì ở bài tiếp theo các em tuy chưa trả lời rõ ràng nhưng đã có ý đúng. Đến bài 20 với câu hỏi kiểm tra: Hãy xác định mục tiêu kiến thức của bài "Thực

hành:Quan sát các kì của nguyên phân trên tiêu bản rễ hành” các em đã trả lời là:

quan sát được các kì của nguyên phân của tiêu bản rễ hành. Tôi cũng nhận thấy là các em không còn rụt rè, sắp xếp các từ ngữ lộn xộn khi trả lời câu hỏi GV nêu ra.

Với câu hỏi: Hãy xác định mục tiêu kĩ năng của bài "Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh"

Nhóm HS Trần Văn Ngọc, Chu Văn Tài, Lê Hữu Trí đã trả lời: mục tiêu kĩ năng của bài "Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh" là HS có được kĩ năng thực hành thí nghiệm sau khi thực hành xong. Đây là một câu trả lời chung chung không xác định chính xác các kĩ năng làm tiêu bản hiển vi, kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng quan sát, kĩ năng vẽ hình mô tả cần phải có sau khi học xong

bài "Thực hành: Quan sát các kì nguyên phân trên tiêu bản của rễ hành" thì các em đã trả lời là: mục tiêu kĩ năng của bài "Thực hành: Quan sát các kì nguyên phân trên tiêu bản của rễ hành” là HS có được kĩ năng sử dụng kính hiển vi, kĩ năng quan sát, kĩ năng vẽ hình mô tả sau khi thực hành xong.

Với câu hỏi: Hãy xác định mục tiêu thái độ của bài "Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh"

Các HS như Phan Văn Huy, Hà Văn Hùng, Hồ Thị Huyền đã trả lời: mục tiêu thái độ của bài "Thực hành: Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh" là HS có thái độ đúng đắn trong việc chăm sóc cây trồng, bón phân hợp lí. Câu trả lời này cho chúng ta thấy rõ: các em đã nắm rõ cơ sở lý thuyết và có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.

Như vậy, để có kĩ năng xác định mục tiêu của bài thực hành thì HS phải nắm rõ cơ sở lý thuyết và được rèn luyện theo một quy trình nhất định.

- Về kĩ năng chuẩn bị yêu cầu của bài thực hành, khi đặt câu hỏi: Để thực

hiện bài “Thực hành Thí nghiệm co và phản co nguyên sinh” , chúng ta cần chuẩn bị những mẫu vật gì?

HS Nguyễn Văn Dòng đã trả lời: mẫu vật cần chuẩn bị là cành củi khô do em không nắm được cơ sở lý thuyết mà trả lời linh tinh cho có. Sau khi được hướng

dẫn ở bài 12 thì đến bài 15 với câu hỏi: Để thực hiện bài “Thực hành: Một số thí

nghiệm về enzim” , chúng ta cần chuẩn bị những mẫu vật gì? em đã trả lời: Mẫu vật

cần chuẩn bị là củ khoai tây sống, quả dứa, gan lợn tươi.

- Các thao tác tiến hành thí nghiệm của các em cũng tốt hơn trong quá trình THTN. Một số HS như Chu Thị Hà, Nguyễn Văn Qúy, Lê Hữu Trí ở buổi thực hành đầu tiên còn không làm được tiêu bản quan sát và lúng túng khi sử dụng kính hiển vi quan sát tiêu bản thì đến bài 20 các em đã sử dụng kính hiển vi quan sát được tiêu bản rễ hành.

- Ở bài thực hành đầu tiên, chúng tôi quan sát thấy HS còn nhận xét, đánh giá về ý thức hoạt động nhóm lấy lệ. Khi nhận xét về ý thức hoạt động nhóm của nhóm mình cũng như các nhóm khác đèu tốt cả mà không nêu ra ưu, nhược điểm trong quá trình thực hành và ý thức thức thực hành. Sau khi được GV chỉnh sửa, các em đã có ý thưc hơn trong việc đánh giá, nhận xét ý thức hoạt động nhóm.

- Về kĩ năng quan sát hiện tượng, ghi chép dữ liệu và giải thích hiện tượng, ở bài 12 có đến 37,07% số HS nêu được hiện tượng thí nghiệm nhưng chỉ có 10,11% số HS giải thích được kết quả thí nghiệm do các em đã quan sát được hiện tượng

trên thực tế qua kính hiển vi còn khi phải vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng thì các em còn rất lúng túng. Đến bài 20, tỉ lệ HS nêu được hiện tượng thí nghiệm tăng lên là 93,26% còn giải thích kết quả thí nghiệm tăng lên là 80,9% .

- HS cũng có sự tiến bộ trong việc viết báo cáo thí nghiệm. Ban đầu, các em còn viết báo cáo sơ sài, hành văn lủng củng thậm chí có HS còn nhầm lẫn giữa mẫu vật và dụng cụ - hóa chất thí nghiệm, phần giải thích kết quả còn lan man không giải thích được bản chất của kết quả nhưng ở các bài tiếp theo phần giải thích kết quả thí nghiệm của các em đã chi tiết hơn, hành văn mạch lạc, rõ ràng.

- Chúng tôi nhận thấy khả năng giao tiếp, tư duy logic của HS tăng lên theo từng bài, ban đầu HS còn rụt rè trong việc đưa ra ý kiến, nói chưa rõ ràng, chưa biết sắp xếp từ ngữ cũng như chưa biết hợp tác làm việc cùng nhau, viết báo cáo thì sau đó các em đã biết hợp tác, biết lắng nghe, biết bổ sung ý kiến cho nhau, viết được báo cáo thí nghiệm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

1. Trong chương này, qua kết quả phân tích định lượng, chúng tôi nhận thấy ở bài thực hành đầu tiên các kĩ năng THTN của HS còn yếu thể hiện: chỉ khoảng 20% số HS có các kĩ năng chuẩn bị yêu cầu của bài thực hành, kĩ năng viết báo cáo thí nghiệm, kĩ năng đánh giá – thu hoạch thí nghiệm, thậm chí kĩ năng thao tác thí nghiệm chỉ có 7,87% HS đạt yêu cầu, kĩ năng giải thích kết quả thí nghiệm chỉ đạt 10,11%, riêng kĩ năng xác định mục tiêu của bài thực hành có trên 30% HS đạt yêu cầu do các em đã có cơ sở lý thuyết từ các bài học trước. Sau quá trình rèn luyện, trên 3/4 số HS đạt được yêu cầu về kĩ năng THTN

2. Kết quả phân tích định tính cho thấy trước thực nghiệm HS còn trả lời linh tinh, lấy lệ về các kĩ năng xác định mục tiêu của bài thực hành thí nghiệm, kĩ năng chuẩn bị yêu cầu của bài thực hành, viết báo cáo thí nghiệm còn sơ sài, giải thích còn lan man nhưng ở các bài thực hành tiếp theo các em đã có sự tiến bộ nhất định

3. Qua kết quả phân tích định lượng và phân tích định tính đã phần nào khẳng định được tính hiệu quả, khoa học và đúng đắn của chương trình rèn luyện cho HS kĩ năng THTN.

4. Chương trình rèn luyện đã bước đầu hình thành cho HS được các kĩ năng THTN, cũng như rèn luyện cho các em ý thức vận dụng các kĩ năng này vào quá trình nghiên cứu khoa học sau này.

5. Hầu hết HS đều thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của các kĩ năng THTN nên các em cũng có ý thức tự rèn luyện và thực hành trong thực tế các kĩ năng sau khi đã tham gia vào chương trình rèn luyện.

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận

Đối chiếu với nhiệm vụ của đề tài đã được đề ra, chúng tôi nhận thấy đề tài đã đạt được một số kết quả như sau:

1.1. Góp phần hệ hống hóa cơ sở lí luận của việc rèn luyện kĩ năng THTN vào dạy học Sinh học 10 THPT thể hiện ở việc xác định các khái niệm thực hành, thực hành thí nghiệm, kĩ năng, kĩ năng THTN và vai trò của việc rèn luyện KNTHTN trong dạy học Sinh học ở trường THPT.

1.2. Đề xuất được quy trình thực hành thí nghiệm gồm 6 bước: Xác định mục tiêu bài thực hành; Chuẩn bị các yêu cầu của thí nghiệm; Tiến hành thí nghiệm;

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 THPT (Trang 68 -90 )

×