Quy trình rèn luyện kĩ năng THTN

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm trong dạy học sinh học 10 THPT (Trang 45 - 47)

9. Cấu trúc luận văn

2.3.1. Quy trình rèn luyện kĩ năng THTN

Dựa vào quy trình rèn luyện kĩ năng của chương trình đào tạo của dự án VAT (Vietnam Australia Training) chúng tôi xây dựng quy trình rèn luyện cho HS kĩ năng THTN như sau:

Hình 2.2: Sơ đồ quy trình rèn luyện cho học sinh kĩ năng THTN

trong dạy học Sinh học 10 THPT

Bước 1. Giới thiệu bản chất, yêu cầu và ý nghĩa của kĩ năng

Bước 2. GV hướng dẫn, HS thực hiện từng bước quá trình THTN Bước 3. HS thảo luận, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá quá trình

thực hiện của bản thân

*) Giải thích quy trình rèn luyện cho HS kĩ năng THTN

Bước 1. Giới thiệu bản chất, yêu cầu và ý nghĩa của kĩ năng THTN

Khi đã hiểu rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của kĩ năng thì HS sẽ thấy thích thú, nhiệt tình và có nhu cầu học tập. Bên cạnh đó, người học cũng cần hiểu được yêu cầu của kĩ năng để tự đánh giá bản thân còn thiếu sót những gì khi làm thực hành và rút kinh nghiệm. Vì vậy, mặc dù không phải là bước chính nhưng bước này cần phải chuẩn bị hết sức chu đáo để có thể đạt được mục đích đề ra.

* Mục đích: tạo tâm thế và hứng thú cho HS đối với việc học tập kĩ năng

Bước 2. GV hướng dẫn, HS thực hiện từng bước quá trình THTN

GV hướng dẫn là rất cần thiết nhưng không được gây cho người học sự bắt chước máy móc.

* Mục đích: nâng cao hiệu quả rèn luyện, rút ngắn thời gian học tập cho HS

* Phương pháp thực hiện: GV thực hiện thao tác mẫu theo đúng trình tự các

bước thực hiện. GV yêu cầu HS theo dõi và giải thích rõ các bước làm để HS hiểu hoặc để HS tự rút ra các bước làm.

Để hình thành và khắc sâu cách thực hiện cho người học, GV nên sử dụng phương pháp vấn đáp - gởi mở tạo bầu không khí tâm lý tích cực cho người học, tạo điều kiện cho các em chủ động học tập kĩ năng mới.

HS thực hiện thao tác THTN theo quy trình mục 2.2.1.

Trong quá trình HS thực hiện, GV phải bao quát toàn lớp học để kịp thời định hướng và giải đáp thắc mắc của các em.

Bước 3. HS thảo luận, đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá quá trình thực hiện của bản thân

* Mục đích: giúp HS có khả năng tự đánh giá và tự điều chỉnh khi hoàn thành

công việc.

* Phương pháp thực hiện: sau khi các cá nhân (nhóm) hoàn thành bài tập theo

đúng thời gian qui định, GV yêu cầu các em đưa ra những kết quả, ý kiến, so sánh kết quả với nhau. GV có thể nêu ra các câu hỏi hướng dẫn hoặc cung cấp thêm

thông tin hỗ trợ để HS thảo luận thành công. Cuối cùng GV tổng kết, nhận xét và

thì GV phải phân tích câu trả lời của HS để chỉ ra sai lầm (vì sao sai lầm, sai lầm ở chỗ nào) và hướng dẫn cách sửa chữa.

Bước 4. HS tự lực làm lại và hoàn thiện kĩ năng

Đây là bước HS tự làm ở bài thực hành tiếp theo sau khi GV đã hướng dẫn làm ở bài thực hành thứ nhất. HS phải thực hiện theo quy trình 2.2.1. Với bài thực hành sau, quy trình rèn luyện KNTHTN sẽ không có bước “giới thiệu bản chất, yêu cầu, ý nghĩa của kĩ năng” mà chuyển Bước 2 thành Bước 1.

Khi đánh giá hiệu quả rèn luyện của HS, tùy vào mức độ đạt được kĩ năng, GV yêu cầu HS tự lực làm lại và nâng dần mức độ khó để HS hoàn thiện kĩ năng.

Một phần của tài liệu Rèn luyện cho học sinh kĩ năng thực hành thí nghiệm trong dạy học sinh học 10 THPT (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)