0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Quy trình thực hành thí nghiệm

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 THPT (Trang 41 -43 )

9. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Quy trình thực hành thí nghiệm

Dựa vào các thao tác cần thiết khi thực hiện một bài thực hành thí nghiệm nghiệm, chúng tôi thiết kế quy trình THTN gồm các bước sau đây:

Hình 2.1: Sơ đồ quy trình thực hành thí nghiệm *) Giải thích quy trình thực hành thí nghiệm

Bước 1. Xác định mục tiêu của bài THTN

Mục đích của bước này là giúp HS xác định được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ nhận thức của mình đối với bài thực hành, đồng thời tạo cho HS tâm lí, ý thức sẵn sàng chuẩn bị cho giờ học.

Yêu cầu đạt được là GV giúp HS xác định mục tiêu cụ thể của từng thí nghiệm: mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng, mục tiêu giáo dục trong đó mục tiêu kĩ năng là trọng tâm.

Bước này giáo viên có thể thực hiện bằng cách hỏi đáp HS qua đó nêu lên mục tiêu của bài.

Bước 1. Xác định mục tiêu của bài thực hành

Bước 2. Chuẩn bị các yêu cầu của thí nghiệm Bước 3. Tiến hành thí nghiệm

Bước 4. Quan sát hiện tượng, ghi chép dữ liệu, giải thích kết quả thí nghiệm

Bước 5. Viết báo cáo thí nghiệm Bước 6. Đánh giá – thu hoạch thí nghiệm

Bước 2. Chuẩn bị các yêu cầu của thí nghiệm

Kiểm tra sự chuẩn bị về lí thuyết

GV thực hiện bằng cách hỏi đáp các kiến thức liên quan đến nội dung của bài thực hành; sau đó bổ sung thêm các kiến thức khác.

Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ…

Bước 3. Tiến hành thí nghiệm

GV hướng dẫn HS thực hiện các bước của bài thí nghiệm.

GV thực hiện các thao tác cùng với lời giảng giải về cơ sở khoa học của các bước. Thao tác chậm đến nhanh dần. Sau khi hướng dẫn xong các bước thí nghiệm, giáo viên phân chia dụng cụ thiết bị, mẫu vật cho các nhóm, cho HS tiến hành thí nghiệm.

Trong quá trình HS tiến hành thí nghiệm, GV quan sát và giúp đỡ các nhóm yếu.

Bước 4. Quan sát hiện tượng, ghi chép dữ liệu và giải thích kết quả của thí nghiệm

Ở bước này, HS quan sát, chỉ ra được sự biến đổi của sự vật, hiện tượng khi chịu sự tác động có chủ định và đưa ra cơ sở khoa học để chứng minh sự biến đổi ấy. HS ghi chép lại hiện tượng đã quan sát được, vẽ hình mô tả trên những thông tin quan sát được.

GV cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả của mình và giải thích được kết quả quan sát được của nhóm mình (bước này có thể thực hiện ngay trong quá trình HS tiến hành làm thí nghiệm nếu nhóm nào xong trước).

Yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi liên quan.

GV bổ sung, giải thích hoàn chỉnh kết quả thí nghiệm rút ra kết luận cuối cùng.

Bước 5. Viết báo cáo kết quả thí nghiệm

GV yêu cầu HS đánh giá, nhận xét tổng kết về bài thực hành, rồi định hướng cho HS hình thức viết bài thu hoạch hay bài báo cáo theo yêu cầu đặt ra của bài THTN. Hình thức này có thể do GV lựa chọn để thích hợp đối với nội dung từng bài thực hành khác nhau từ đó đưa ra các gợi ý cho HS thực hiện.

GV yêu cầu trong bài thu hoạch cần có các nội dung cơ bản sau: chuẩn bị mẫu vật, hóa chất, dụng cụ; cách tiến hành; kết quả thu được; giải thích

Bước 6. Đánh giá - thu hoạch thí nghiệm

GV tổ chức cho HS đưa ra đánh giá, nhận xét tổng kết về bài thực hành, ý thức hoạt động nhóm.

HS nhận xét, đánh giá thành viên trong nhóm và các nhóm đánh giá, nhận xét lẫn nhau căn cứ vào ý thức thực hành và đưa ra nhận xét chung về bài THTN.

Một phần của tài liệu RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM TRONG DẠY HỌC SINH HỌC 10 THPT (Trang 41 -43 )

×