Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các giờ luyện tập phần hóa hữu cơ lớp 11 ban nâng cao (Trang 76 - 87)

VI. Những đóng góp của đề tài

3.7.Đánh giá kết quả thực nghiệm:

Việc áp dụng các biện pháp dạy học mà chúng tôi đã nghiên cứu và sử dụng đã nâng cao được kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với ở lớp đối chứng. Như vậy là biện pháp mới đã có hiệu quả thực sự. Việc xây dựng lược đồ tư duy và lập grap bài học đã tạo được hứng thú rất lớn đối với học sinh, giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Nó có tác dụng giúp các em có thể tự tổng kết, khái quát hóa, đào sâu hơn nữa các kiến thức đã học. Mặt khác phương pháp này lại rất đơn giản, dễ sử dụng, ngay cả khi các em không cần dùng máy vi tính, nó tạo cho các em một phương pháp tư duy không chỉ trong giờ luyện tập môn hóa học mà cả trong từng bài học và các môn học khác.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Sau một thời gian nghiên cứu đề tài: “Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các giờ luyện tập phần hóa hữu cơ lớp 11 – ban nâng cao”, tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ đề ra, cụ thể là:

1. Đã biết cách tiến hành một đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục, đã nghiên cứu hệ thống cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.

2. Đã nghiên cứu và sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy trong việc thiết kế Grap nội dung bài học, xây dựng lược đồ tư duy xác định nội dung và cấu trúc hoạt động dạy và học .

3. Xây dựng được 6 grap nội dung, 6 lược đồ tư duy hệ thống kiến thức phần hữu cơ lớp 11 nâng cao.

4.Thiết kế 3 giáo án.

5.Xây dựng và tuyển chọn 24 bài tập tự luận và trắc nghiệm, hai bài kiểm tra 15 phút.

6. Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm với 2 giáo án bài luyện tập ở hai trường THPT Hưng Yên và đánh giá hiệu quả giờ học ở các lớp thực nghiệm, đối chứng và phân tích kết quả thu được.

Sau thực nghiệm nhận thấy, việc sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy có hiệu quả rất tốt, gây được sự hứng thú học tập đối với học sinh .

Kết quả thực nghiệm sư phạm chứng tỏ đề tài “Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các giờ luyện tập phần hóa hữu cơ lớp 11 – ban nâng cao” là cần thiết và góp phần đổi mới PPDH hóa học, nâng cao chất lượng giờ học.

KHUYẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài chúng tôi có một vài khuyến nghị:

- Đối với môn Hóa học, để nâng cao chất lượng giờ luyện tập, giáo viên cần phối hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp dạy học như grap hay học hợp tác theo nhóm nhỏ hoặc tổ chức cho học sinh xây dựng lược đồ tư duy kết hợp với đàm thoại tìm tòi cùng với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. - Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác dạy học phải được xem như là một tiềm năng cần được khai thác, áp dụng triệt để hơn nữa nhưng cũng không thể lạm dụng nó.

- Việc bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ giáo viên cần phải được thực hiện thường xuyên hơn nữa, phải thực sự đi sâu vào chất lượng, tránh hình thức. Chúng ta không thể đưa tin học vào bài giảng nếu thiếu những giáo viên có trình độ về tin học.

- Đối với các phương pháp dạy học mới hoặc kĩ thuật dạy học mới (như phương pháp lược đồ tư duy), cần phải có sự đầu tư, nghiên cứu sâu hơn nữa để có thể phát huy ưu điểm, hạn chế nhược điểm, từ đó tổng kết, nhân rộng. Trên đây là những nghiên ban đầu của tôi về mảng đề tài này, do thời gian có hạn nên việc triển khai đề tài còn có những hạn chế nhất định. Tôi rất mong được những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để tiếp tục phát triển đề tài này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thị Việt Anh, Những phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học ở trường phổ thông.

2. Nguyễn Duy Ái, Hoàng Nhâm, Trần Quốc Sơn (1996), Hóa học 12- Ban KHTN- NXBGD.

3. Nguyễn Duy Ái, Nguyễn Văn Tòng, Lê Xuân Trọng (1995), Bài tập hóa học 12- Ban KHTN KT, NXBGD.

4. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường, Lý luận dạy học hiện đại - Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học. Potsdam – Hà Nội 2009.

5. Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường ( 2005) , Tài liệu hội thảo tập huấn phát triển năng lực thông qua phương pháp dạy học và phương tiện dạy học. Bộ giáo dục và đào tạo - Dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông.

6. Bộ giáo dục và đào tạo,( Lê Xuân Trọng: Tổng chủ biên) , SGK hóa học 11 nâng cao, NXB giáo dục.

7. Bộ giáo dục và đào tạo, ( Nguyễn Xuân Trường: Tổng chủ biên) SGK hóa học 11 , NXB giáo dục.

8. Bộ giáo dục và đào tạo, Sách giáo viên hóa học 11 nâng cao, NXB giáo dục. 9. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông

và đại học. Một số vấn đề cơ bản,. NXB Giáo dục.

10. Nguyễn Cương, Nguyễn Mạnh Dung, Nguyễn Thị Sửu (2000), Phương Pháp dạy học hoá học tập I , NXBGD.

11. Nguyễn Cương, Nguyễn Thị Sửu, Nguyễn Đức Dũng, Lê Văn Năm, Hoàng Văn Côi, Trịnh Văn Biểu, Đào Văn Hạnh (1995), Thực trạng về phương pháp dạy học hoá học ở các trường trung học phổ thông, kỷ yếu hội thảo khoa học “ Đổi mới phương pháp dạy học các môn học khoa học tự nhiên ở trường trung học phổ thông theo hướng hoạt động hoá người học”, ĐHSP, ĐHQG, Hà Nội, tr.37-51.

12. Hoàng Chúng, Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục.

13. Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng (2006), Hóa học hữu cơ Tập -1,2- NXB Giáo dục.

14. Cao Cự Giác ( 2006), Bài tập lí thuyết và thực nghiệm hoá học ,tập 2, hoá học hữu cơ, NXB GD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Phạm Văn Hoan (2002), Tuyển tập các bài tập hóa học THPT, NXB Giáo dục.

16. Trần Duy Hưng (2000), Quy trình kiến tạo tình huống trong dạy học theo nhóm nhỏ- Nghiên cứu giáo dục .NXB GD.

17. Gia Linh (2007), Hướng dẫn sử dụng bản đồ tư duy, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa.

18. Trần Trung Ninh, Nguyễn Xuân Trường (2006), 555 câu trắc nghiệm hoá học, NXB ĐHQG TP Hồ Chí Minh .

19. Phan Trọng Ngọ ( 2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường , NXBĐHSP.

20. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu ( 2006), Phương pháp dạy học các chương mục quan trọng trong chương trình- sách giáo khoa hoá học phổ thông, NXB ĐHSP.

21. Đặng Thị Oanh. Đặng xuân Thư, Phạm Đình Hiến, Cao Văn Giang, Phạm Tuấn Hùng, Phạm Ngọc Bằng(2007), Tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm trung học phổ thông, NXB Giáo dục.

22. Nguyễn Ngọc Quang (1982), Phương pháp grap và lí luận về bài toán hóa học, Nghiên cứu giáo dục , Hà nội .

23. Nguyễn Ngọc Quang (1994), Lý luận dạy học Hoá học, tập 1, NXBGD 24. Nguyễn Thị Sửu, Chuyên đề: Nâng cao tích tích cực nhận thức của học sinh thông qua giảng dạy hóa học ở trường phổ thông .

26. Trần Quốc Sơn (1986), Cơ sở lí thuyết Hóa hữu cơ, NXB Giáo dục.

27. Quan Hán Thành (2003), Sơ đồ phản ứng hóa học, NXB Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh.

28. Lê Xuân Trọng, Nguyễn Đức Chuy, Cao Thị Thặng, Từ Ngọc Ánh, Nguyễn Phú Tuấn (2003) , Một số vấn đề, đổi mới phương pháp dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông.NXB GD

29. Tony Buzan ( 2007), Sử dụng trí tuệ của bạn (biên dịch Lê Huy Lâm), Nhà xuất bản tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh.

30. Tony Buzan (2007), How to mind map (Lập bản đồ tư duy) , Công ty sách Alpha.

31. Nguyễn Trọng Thọ, Phạm Minh Nguyệt, Lê Văn Hồng, Vũ Minh Đức, Phan Sĩ Thuận (2006), Giải toán Hóa học 12, NXB Giáo dục.

32. Nguyễn Xuân Trường (2006), Sử dụng bài tập trong dạy học hoá học ở trường phổ thông, NXB ĐH SP.

33. Nguyễn Xuân Trường (2005), Phương pháp dạy học hoá học ở trường phổ thông , NXBGD.

34. Nguyễn Xuân Trường (2005), Xây dựng bài toán hữu cơ có thể giải nhanh để làm câu trắc nghiệm khách quan, Tạp chí Hóa học và ứng dụng.

35. Nguyễn Xuân Trường, Nguyễn Thị Sửu, Đặng Thị Oanh, Trần Trung Ninh (2005), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên Giáo viên THPT chu kỳ 3, 2004 – 2007, NXB ĐHSP. 36. Các trang web: www.mindjet.com www.edu.net.vn www.mindmap.com http://violet.vn http://freemind.sourceforge.net/wiki/index.php/Main_Page

PHỤ LỤC 1: Các grap câm

1. Grap câm bài 49: Luyện tập so sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no

HIĐROCACBON NO HIĐROCACBON KHÔNG NO HIĐROCACBON THƠM

Đặc điểm cấu tạo phân tử Công thức chung Phản ứng thế Phản ứng cộng Phản ứng trùng hợp Phản ứng OXH

2. Grap câm bài 56: Luyện tập Ancol, phenol

ANCOL, PHENOL

KHÁI NIỆM, CẤU TRÚC

Ancol Phenol →. TÍNH CHẤT HÓA HỌC Ancol Phenol 1. Phản ứng thế H của nhóm OH 2. Phản ứng thế nhóm OH 3. Phản ứng tách nước 4. Phản ứng oxi hóa 1.Tính axit yếu (P.ứ ở nhóm OH) 2.Phản ứng thế ở vòng thơm ỨNG DỤNG Ancol: Phenol: ĐIỀU CHẾ Ancol Phenol

3. Grap câm bài 62: Luyện tập Axit cacboxylic AXIT CACBOXYLIC CTTQ: CẤU TRÚC: TÍNH CHẤT HÓA HỌC 1. Tính chất của nhóm COOH 2. Phản ứng ở gốc hiđrocacbon ĐIỀU CHẾ

Sản xuất axit axetic trong công nghiệp:

LIÊN KẾT HIĐRO. TÍNH CHẤT VẬT LÍ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ỨNG DỤNG

- Axit axetic: - Các axit khác:

PHỤ LỤC 2: Các đề kiểm tra

1. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

Bài 49: Luyện tập so sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no

(Bài 1 )

Câu 1 Cho sơ đồ chuyển hóa: CH4 → C2H2 → C2H3Cl → PVC. Để tổng hợp 12,5 kg PVC theo sơ đồ trên thì cần V (m3) khí CH4 (ở đktc). Giá trị của V là (hiệu suất của cả quá trình là 80%)

A. 7,168 B. 5,6 C. 35,84. D. 11,2.

Câu 2: Đốt hỗn hợp X gồm C2H4, C2H6, C3H8 thu được 8,96 lit CO2(đktc) và 9 gam H2O . Thể tích oxi (đktc) cần đốt hết hỗn hợp trên là:

A. 5,6 lit. B. 11,2 lit. C. 14,56 lit D. 20,16lit Câu 3: Hiđrocacbon X vừa làm mất màu dung dịch brom, vừa tác dụng với

AgNO3/NH3 tạo kết tủa màu vàng. Công thức phân tử chất X là:

A. C2H2. B. C4H8 C. C6H6 D. C2H4

Câu 4: Hỗn hợp X gồm 0,1 mol propin với 0,05 mol hiđrocacbon A cho X phản ứng với AgNO3 dư trong dung dịch NH3 thu được 26,7 gam kết tủa. Công thức cấu tạo của A là:

A. CH3-CH2-C≡CH B. CH3-C≡C-CH3 C. CH≡C-C≡CH D. CH≡CH Câu 5: Để phân biệt các khí đựng riêng biệt C2H6, C2H4, C2H2 có thể dùng:

A. Dung dịch AgNO3/NH3 B. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch Br2 trong CCl4

C. Dung dịch NaOH D. Quỳ tím

Câu 6 Chất nào sau đây có đồng phân hình học

A. CH3CH2CH2CH3 B CH3CH=CHCH2CH2CH3 C CH3CH=C(CH3)2 D CH3CH=CH2

Câu 7: Trong phòng thí nghiệm, etilen(C2H4) được điều chế từ

A. Crăckinh butan B. Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở 170OC.

C. Cho etylclorua tác dụng với KOH trong ancol.

D. Cho axetilen tác dụng với H2 (Pd, tO). Câu 8: Để loại bỏ một ít tạp chất C2H2 ra khỏi hỗn hợp gồm C2H2 và CH4, người ta

có thể sử dụng dung dịch nào sau đây?

A. Br2. B. NaCl. C. HgSO4, đun nóng D. KOH. Câu 9: Đốt cháy hết m gam hỗn hợp gồm CH4, C3H6, C4H10 thu được 17,92 lít khí

CO2(đktc) và 21,6 gam H2O, m có giá trị là:

A. 6g B. 8g C. 12g D. 4g

Câu10: Cho biết sản phẩm chính của phản ứng sau: CH2=CHCH2CH3 + HCl 

A. CH3-CH(Cl)CH2-CH3 B. CH2Cl-CH2-CH2-CH3 C. CH2=CH-CHCl-CH3 D. CH2=CH-CH2-CH2-Cl

Bảng đáp án

Mỗi câu đúng 1điểm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.D 2.C 3.A 4.D 5.B

6.B 7.B 8.A 9.C 10.A

2. ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT Bài 56: Luyện tập Ancol, phenol

( Bài 2 )

Câu 1 : Tính khối lượng brom phản ứng vừa đủ với 9,4g phenol

A. 16g B. 32g C. 24g D. 48g

Câu 2 : Đun nóng ancol no, đơn chức A với hỗn hợp gồm KBr và H2SO4 đặc thu được chất hữu cơ Y có chứa C, H, Br. Trong đó Br chiếm 73,4% về khối lượng. Xác định công thức phân tử của X

A. C3H7OH B. CH3OH C. C4H9OH D. C2H5OH Câu 3 : Nhận xét nào sau đây là không đúng?

A. Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat có hiện tượng vẩn đục B. Phenol và etanol đều tác dụng với dung dịch brom

C. Phenol và etanol đều tác dụng với na kim loại D. Phenol có trong thành phần nhựa than đá

Câu 4 : Cho 2,84g hỗn hợp X gồm 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với Na tạo ra 4,6g chất rắn và V lít khí H2 ở đktc. Tính V ?

A. 2,24 lit B. 4,48 lit C. 1,792 lit D. 0,896 lit Câu 5 : Để phân biệt ancol etylic và glixerol người ta thường dùng

thuốc thử nào sau đây

A. đồng (II)hidroxit B. Na2CO3 C. NaOH D. Quỳ tím Câu 6 : Cho 7,4 g một ancol X no, đơn chức, mạch hở tác dụng với Na

dư thấy có 1,12lít khí thoát ra ở đktc. Hãy xác định công thức phân tử của X

A. C4H7OH B. C3H5OH C. C4H9OH D. C2H5OH Câu 7 : Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biêt dung dịch

ancol butan – 1 – ol và dung dịch phenol đựng riêng biệt trong 2 lọ mất nhãn

A. Dung dịch

brom B. Quỳ tím C. AgNO3/NH3 D. H2O Câu 8 : C4H10O có bao nhiêu đồng phân ancol bậc 1?

A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

A. Phenol có tính bazơ yếu B. Phenol có tính axit yếu C. Phenol có tính axit mạnh D. Phenol có tính bazơ mạnh Câu 10: Trong các chất sau chất nào có nhiệt độ sôi cao nhất

A. Đimetyl ete B. Etanol C. Phenol D. Metanol Bảng đáp án

Mỗi câu đúng 1 điểm.

1.A 2.D 3.B 4.D 5.A

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp grap và lược đồ tư duy nhằm nâng cao chất lượng dạy và học các giờ luyện tập phần hóa hữu cơ lớp 11 ban nâng cao (Trang 76 - 87)