VI. Những đóng góp của đề tài
2.5. Hệ thống bài tập hóa học rèn luyện kĩ năng cho học sinh trong các bà
bài luyện tập phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao.
Các bài luyện tập gồm 2 phần: phần kiến thức cần nắm vững và phần bài tập để rèn luyện kĩ năng cho học sinh, củng cố vững chắc phần kiến thức đang ôn tập. Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, chúng tôi xây dựng và tuyển chọn thêm một số bài tập sau đây để sử dụng thêm trong các bài luyện tập phần hữu cơ lớp 11 nâng cao.
2.5.1. Bài tập tự luận.
Bài 1: Cho dãy chuyển hóa sau:
A1→ Etylbenzen n- C6H14 CRK X Y
A2 → A3→ Cao su buna Xác định X, Y, A1, A2, A3 . Viết các phương trình hóa học.
Bài 2: Trong các chất sau: Br2, H2, HCl, H2SO4, H2O. Chất nào có thể tác dụng được với anken và ankylbenzen? Viết phương trình hóa học. Cho biết quy tắc chi phối hướng của các phản ứng ( nếu có) ?
Bài 3: Xác định sản phẩm của phản ứng sau: a/ Isopentan tác dụng với :
+ Cl2 (a/s, tỉ lệ mol 1:1). + Br2 (a/s, tỉ lệ mol 1:1).
b/ Propen tác dụng với Cl2 (ở 5000C, tỉ lệ mol 1:1) . c/ Propin tác dụng với DD AgNO3 trong NH3. d/ Toluen tác dụng với Cl2 (tỉ lệ mol 1:1) khi có :
+ Xúc tác bột Fe, t0.
Bài 4: Hãy dùng phương pháp hóa học nhân biết các chất lỏng trong mỗi ống nghiệm sau: Toluen,vinylbenzen, phenylaxetilen,heptan
Bài 5. Viết PTHH biểu diễn dãy biến hóa sau:
b) Tinh bột (1) glucozơ (2) ancol etylic (3) etylen (4) anđehit axetic (5) ancol etylic (6) buta-1,3-đien (7) cao su buna.
Bài 6. Cho m gam hỗn hợp etanol, glixerol và phenol tác dụng hết với natri dư thu được 5,6 (l) H2(đktc). Cho m gam hỗn hợp đó tác dụng với Cu(OH)2 thì khối lượng Cu(OH)2 tham gia phản ứng là 4,9 g. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp đó thu được 48,4 g CO2.
a) Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra. b) Tính m.
Bài 7. Hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
a) Ancol A[ O] anđehit B [ O] axit CA(H2SO4đ) este C
4H8O2
Bài 8. Ba hợp chất hữu cơ có cùng nhóm định chức và có công thức phân tử tương ứng là: CH2O2; C2H4O2; C3H4O2.
a) Biện luận xác định CTCT của từng chất.
b) Phân biệt ba chất trên bằng phương pháp hóa học.
Bài 9. So sánh tính axit của:
a) Axit floaxetic, axit cloaxetic, axit β-clopropionic. +Cl2 ? A B Ancol benzylic p- cresol a) CH3 (4) (3) (1); (2) CH3COOH CH3CHO C2H5OH CH3COONa CH4 b) CH4 C2H2 C2H4
b) Các dẫn xuất clo của axit axetic và axit axetic. c) Axit acrylic và axit propionic.
Bài 10. Hỗn hợp X gồm hai axit CH3COOH và axit C2H5COOH (tỉ lệ mol 1:1). Lấy 6,7 gam hỗn hợp X cho tác dụng với 5,75 gam ancol C2H5OH (có xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp este (hiệu suất các phản ứng este hóa đều bằng 80%).
a) Viết các PTHH của các phản ứng xảy ra. b) Tìm m.
Bài 11: Hỗn hợp Y gồm hai axit hữu cơ đơn chức, mạch hở có phân tử khối hơn kém nhau 12đvC. Cho a (g) hỗn hợp Y tác dụng với Na dư thu được hai muối có khối lượng lớn hơn khối lượng hỗn hợp Y ban đầu là 0,55g. Mặt khác, nếu cho a (g) hỗn hợp Y vào 90 ml dung dịch NaOH 0,4 M rồi cô cạn được 2,61 g chất rắn khan.
a) Tìm a.
b) Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của 2 axit.
2.5.2.Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Hãy chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau ?
A. Các ankin đều có phản ứng tạo kết tủa với dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Các chất C2H2, C3H4, C4H8 là đồng đẳng của nhau. C. Stiren làm mất màu nước brom ở nhiệt độ phòng. D. Chỉ có các anken mới làm mất màu dung dịch KMnO4.
Bài 2: Cho isopren tác dụng với dung dịch Br2 (dung môi CCl4) theo tỉ lệ mol 1:1 thì thu được bao nhiêu sản phẩm cộng (chỉ xét ở dạng CTCT) ?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Bài 3: Một hiđrocacbon A có CTPT là C5H8. Khi cho X tác dụng với H2 (xt: Ni, t0 ) thì thu được isopentan. Mặt khác, khi cho X vào dung dịch AgNO3
trong NH3 thì thấy xuất hiện kết tủa vàng. Hãy cho biết X là chất nào sau đây ?
A. 2 – metylbut – 3 – in B. Pent – 1 – in
C. Isopren D. 3 – metylbut – 1 – in
Bài 4: Số chất ứng với công thức phân tử C4H8 có khả năng làm mất màu dung dịch brom là:
A. 4 B. 5 C. 6 D. 7
Bài 5. Đốt cháy hoàn toàn 1,06 gam hỗn hợp 2 ancol no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau rồi cho toàn bộ lượng CO2 sinh ra hấp thụ vào 1 lit dung dịch NaOH 0,2M. Sau thí nghiệm nồng độ dung dịch NaOH còn lại là 0,1M (giả sử thể tích dung dịch không đổi). CTPT 2 ancol là
A. CH3OH và C2H5OH B. C2H5OH và C3H7OH C. C3H7OH và C4H9OH D. C4H9OH và C5H11OH
Bài 6. Cho sơ đồ điều chế phenol: Ancol propylic → Propen → Y→ phenol. Công thức của chất Y trong sơ đồ trên là
A. C6H6 B. C6H5CH(CH3)2 C. C6H5CH2CH2CH3 D. C6H5CH3
Bài 7. Đun 55,2 gam hỗn hợp 3 ancol no, đơn chức với H2SO4 đặc ở 140oC thu được hỗn hợp các ete có số mol bằng nhau và có khối lượng là 44,4 gam. Số mol của mỗi ete trong hỗn hợp là
A. 0,1 mol B. 0,2 mol C. 0,3 mol D. 0,4 mol
Bài 8. Cho các chất sau: (1)C2H5OH; (2)C6H5OH; (3)C2H5Cl; (4)CH3OCH3. Sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi của các chất trên, thứ tự đúng là A. (1); (2); (3); (4). B. (4); (3); (2); (1).
C. (4); (3); (1); (2). D. (3); (4); (1); (2).
Bài 9. Trong các ancol sau: (1)Propan-2-ol; (2) 2-metylpropan-2-ol; (3) Metanol; (4) Etanol, số ancol bị oxi hóa tạo thành xeton là
Bài 10. Hợp chất Y có thành phần gồm C, H, O. Biết Y tác dụng với Na cho H2, với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh và với dung dịch AgNO3/NH3 cho Ag. Khi đốt cháy 0,1 mol A thì thu được không quá 4,48 lít (ĐKTC) khí sản phẩm. CTCT của Y là
A. HCHO B. HCOOH C. HCOOCH3 D. HO-CH2-CHO
Bài 11. Cho 12,7 g hỗn hợp CH3COOH và RCOOH tác dụng hết với Na thu được 2,24 lít (đktc) H2. Tổng khối lượng muối thu được là
A. 25,5 g B. 20,8 g C. 19,9 g D. 17,1 g
Bài 12. Để nhận biết các dung dịch riêng biệt: etyl axetat, fomanđehit, axit axetic, etanol, ta có thể tiến hành dùng các thuốc thử theo trình tự nào sau đây?
A. Quỳ tím, natri kim loại.
B. Quỳ tím, dung dịch AgNO3/NH3, natri kim loại.
C. Natri kim loại, dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch H2SO4. D. Phenolphtalein, dung dịch AgNO3/NH3, natri kim loại.
Bài 13. X là hỗn hợp các axit hữu cơ đơn chức mạch hở, m gam X tác dụng KHCO3, dư thoát ra 0,045 mol CO2. Đốt cháy m gam X thu được 6,336 gam CO2 và 2,412 gam nước. m có giá trị là
A. 1,968 B. 3,154 C. 3,436 D. 3,873