VI. Những đóng góp của đề tài
2.6.2. Bài 56: Luyện tập Ancol, Phenol
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Củng cố, hệ thống hóa tính chất hóa học và phương pháp điều chế ancol, phenol.
HS hiểu:
- Mối liên quan giữa cấu trúc và tính chất đặc trưng của ancol, phenol. - Sự giống và khác nhau về tính chất hóa học giữa ancol và phenol.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, tìm mối liên hệ giữa kiến thức cơ bản để lập bảng tổng kết, từ đó có cách nhớ hệ thống.
- Vận dụng kiến thức đã học từ đó biết cách giải đúng bài tập.
3. Tình cảm, thái độ
Ý thức cẩn thận, trung thực, kiên trì, chính xác trong học tập hóa học.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thiết kế giáo án dạng mở và tổ chức thảo luận nhóm kết hợp với sử dụng lược đồ tư duy và grap.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV:- Lược đồ tư duy và grap nội dung kiến thức cần nắm vững bài 56 luyện tập chương 8.
- Phần mềm Mindjet Mind manger pro 7. - Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
HS: Ôn tập các kiến thức về ancol, phenol
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. a) Nêu khái niệm, CTTQ của ancol, phenol?
b) Phân tích sự giống nhau, khác nhau về cấu trúc phân tử; tính chất vật lí của ancol và phenol?
Câu 2. a) Nêu các tính chất hóa học cơ bản của ancol? Viết PTHH minh họa ở dạng CTTQ?
b) Nêu các tính chất hóa học cơ bản của phenol, minh họa bằng PTHH? c) So sánh sự giống nhau, khác nhau về tính chất hóa học giữa ancol và phenol? Nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau đó?
Câu 3. a) Nêu các phương pháp điều chế ancol? b) Nêu các phương pháp điều chế phenol?
c) Nêu các ứng dụng của ancol, phenol?
Câu 4: Bài 5 tự luận trang 44 khóa luận.
Câu 5: Bài 6 tự luận trang 44 khóa luận.
Câu 6: Bài 5 trắc nghiệm trang 46 khóa luận.
Câu 7: Bài 6 trắc nghiệm trang 46 khóa luận.
Câu 8: Bài 7 trắc nghiệm trang 46 khóa luận.
Câu 9: Bài 8 trắc nghiệm trang 46 khóa luận.
Câu 10: Bài 9 trắc nghiệm trang 46 khóa luận.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Kiến thức cần nắm vững
Hoạt động 1. Khái quát kiến thức, chia nhóm giao nhiệm vụ.
- Sử dụng lược đồ tư duy nội dung kiến thức cần nắm vững của bài 56 (hoặc sử dụng grap nội dung bài 56 hướng dẫn HS làm việc theo grap câm bài 56 phụ lục 1 )
- Những phần kiến thức nào của ancol và phenol cần ghi nhớ?
- Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ và phân công công việc cho mỗi nhóm (Làm các bài tập trong phiếu học tập ): + Nhóm 1: Câu 1a
+ Nhóm 2: Câu 1b + Nhóm 3: Câu 2a + Nhóm 4: Câu 2b
- Có 4 phần cần nhớ: + Khái niệm, cấu tạo. + Cấu trúc, tính chất vật lí. + Tính chất hóa học.
+ Phương pháp điều chế, ứng dụng. - Làm việc theo nhóm.
Hoạt động 2: Tổ chức cho các nhóm hoạt động
( Hoàn thiện lược đồ tư duy hoặc grap)
1. Phần khái niệm, cấu tạo. Cấu trúc, tính chất vật lí. Tính chất hóa học
- Tổ chức cho các nhóm lên trình bày kết quả qua bảng phụ.
- Tổ chức cho HS thảo luận giữa các nhóm.
- GV chỉnh lí phần bài làm của các nhóm, mở dần 3 nhánh của lược đồ
- Làm việc theo nhóm: làm bài tập của nhóm mình và dự kiến kết quả của các nhóm khác.
- Theo dõi kết quả của các nhóm. - Theo dõi lược đồ tư duy (nội dung nhánh 1, 2, 3) và chỉnh sửa.
hoặc hoàn thiện grap (nhấn mạnh sự khác nhau về cấu trúc, tính chất vật lí).
2. Tính chất hóa học , điều chế và ứng dụng.
-Yêu cầu các nhóm làm bài tập trong phiếu học tập và trình bày qua bảng phụ:
+ Nhóm 1:Câu 2c +Nhóm 3:Câu 3b + Nhóm 2:Câu 3a +Nhóm 4:Câu 3c
- Tổ chức cho HS thảo luận giữa các nhóm.
- GV chỉnh lí phần bài làm của các nhóm, mở tiếp nhánh còn lại của lược đồ (nhấn mạnh phần so sánh tính chất hóa học) hoặc grap nội dung bài học
- Làm việc theo nhóm: làm bài tập của nhóm mình và dự kiến kết quả của các nhóm khác.
- Theo dõi kết quả của các nhóm. - Theo dõi lược đồ tư duy (hoặc grap).
B. Bài tập vận dụng
Hoạt động 3. Các bài tập tự luận.
-Yêu cầu các nhóm làm bài tập trong phiếu học tập và trình bày qua bảng phụ:
+ Nhóm 1: Câu 4a + Nhóm 2: Câu 4b + Nhóm 3: Câu 5 + Nhóm 4: Câu 6
- Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. -GV nhận xét, chữa bài. Mở đáp án . - Làm việc nhóm: + Nhóm 1: (1) C6H5CH3 + Cl2 askt C6H5CH2Cl + HCl (2) C6H5CH3 + Cl2 p- ClC6H4CH3 + HCl (3) C6H5CH2Cl + NaOH → C6H5CH2OH + NaCl (4) p- ClC6H4CH3 + NaOHđặc, đủ bột Fe/ to
p- HOC6H4CH3 + NaCl + Nhóm 2: (C6H10O5)n C6H12O6 C2H5OH C2H4 CH3CHO C2H5OH C4H6 Cao su buna. + Nhóm 3: Đặt: mol C2H5OH = x; molGlixerol = y; molC6H5OH = z. → m = 46x + 92y + 94z (*1) Mol H2 = 0,5x + 1,5y + 0,5z = 0,25 (*2) Mol CO2 = 2x +3y +6z =1,1 (*3) nCu(OH)2 = 0,5y = 0,05 (*4) Giải hệ (*2); (*3); (*4) được : x= y = z = 0,1 mol. (*1) → m=23,2 g. + Nhóm 4: CTPT: CnH2n2O → mancol = (14n+18)x =1,06 (*1) Mol CnH2n2O = x → mol CO2 = nx
Mol NaOH pư = 0,1 mol → mol CO2 = nx =0,05 (*2) Từ (*1); (*2) → n = 2,5. → CTPT2 ancol: C2H5OH và C3H7OH Pcao/ to cao + O2 /xt,to + H2O/ H+ + Enzim - 2CO2 H2SO4đ/170oC - H2O + H2 / Ni,to XT,to -(H2O+H2 ) Pcao/ t o cao
Hoạt động 4. Các bài tập trắc nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm làm bài tập trong phiếu học tập và trình bày qua bảng phụ:
+ Nhóm 1: Câu 7 +Nhóm 3:Câu 9 + Nhóm 2: Câu 8 +Nhóm 4:Câu 10 - Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. -GV nhận xét, chữa bài, mở đáp án. + Nhóm 1: 7B + Nhóm 2: 8A + Nhóm 3: 9C + Nhóm 4:10A
Kiểm tra 15 phút (bài 2phụ lục 2 )
GV nhận xét đánh giá hoạt động các nhóm về kết quả, tinh thần thái độ làm việc nhóm (khen, nhắc nhở).
Dặn dò, BTVN: BT SGK/ 235: 1-7. Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
2.6.3. Bài 62: Luyện tập Axit cacboxylic.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
Thông qua việc hệ thống hóa kiến thức và luyện tập làm cho HS:
- Hiểu thêm mối quan hệ giữa cấu trúc và tính chất vật lí, tính chất hóa học và phương pháp điều chế của axitcacboxylic.
- Biết các ứng dụng thông thường của axit cacboxylic. - Vận dụng để giải bài tập nhận biết và so sánh.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng so sánh, tìm mối liên hệ giữa kiến thức cơ bản để lập bảng tổng kết, từ đó có cách nhớ hệ thống.
- Vận dụng kiến thức đã học từ đó biết cách giải đúng bài tập.
Ý thức cẩn thận, trung thực, kiên trì, chính xác trong học tập hóa học.
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thiết kế giáo án dạng mở và tổ chức thảo luận nhóm kết hợp với sử dụng lược đồ tư duy hoặc grap.
C. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
GV: - Lược đồ tư duy hoặc grap nội dung kiến thức cần nắm vững bài 62 luyện tập chương 9.
- Phần mềm Mindjet Mind manger pro 7. - Máy tính, máy chiếu.
- Phiếu học tập.
HS: Ôn tập các kiến thức về axit axetic
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. a) Nêu khái niệm, CTTQ của axit cacboxylic? b) Phân tích đặc điểm cấu trúc của nhóm -COOH?
Câu 2. Liên kết hiđro và ảnh hưởng của liên kết hiđro đến tính chất vật lí của axit cacboxylic như thế nào?
Câu 3. Nêu các tính chất hóa học cơ bản của axit cacboxylic bằng các phản ứng tổng quát?
Câu 4. a) Các phương pháp điều chế axit cacboxylic? PTHH minh họa? b) Những ứng dụng cơ bản của axit cacboxylic?
Câu 5. Bài 7 tự luận trang 44 khóa luận.
Câu 6. Bài 8 tự luận trang 44 khóa luận.
Câu 7. Bài 9 tự luận trang 44 khóa luận.
Câu 8. Bài 10 tự luận trang 45 khóa luận.
Câu 9. Bài 10 trắc nghiệm trang 47 khóa luận.
Câu 10. Bài 11 trắc nghiệm trang 47 khóa luận.
Câu 12. Bài 13 trắc nghiệm trang 47 khóa luận.
BTVN: BT SGK/ 259,260: 1-9.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Kiến thức cần nắm vững
Hoạt động 1. Khái quát kiến thức, chia nhóm.
- Sử dụng lược đồ tư duy của bài 62 (hoặc sử dụng grap nội dung bài 62 hướng dẫn HS làm việc theo grap câm bài 62 phụ lục 1)
- Những phần kiến thức nào của axitcacboxylic cần ghi nhớ?
- Chia lớp thành 4 nhóm theo 4 tổ) và phân công công việc cho mỗi nhóm (Làm các bài tập trong phiếu học tập ):
+ Nhóm 1: Câu 1 +Nhóm 3:Câu 3 + Nhóm 2: Câu 2 +Nhóm 4:Câu 4
- Có 4 phần cần nhớ: + Khái niệm,cấu tạo. + Cấu trúc, tính chất vật lí. + Tính chất hóa học.
+ Phương pháp điều chế, ứng dụng. - Làm việc theo nhóm.
Hoạt động 2: Tổ chức cho các nhóm hoạt động
( Hoàn thiện lược đồ tư duy hoặc grap )
- Tổ chức cho các nhóm lên trình bày kết quả qua bảng phụ.
- Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. - GV chỉnh lí phần bài làm của các nhóm, mở dần các nhánh của lược đồ (hoặc grap).
- Làm việc theo nhóm: làm bài tập của nhóm mình và dự kiến kết quả của các nhóm khác.
- Theo dõi kết quả của các nhóm. - Theo dõi lược đồ tư duy (hoặc grap)
B. Bài tập vận dụng
Hoạt động 3. Bài tập tự luận.
- Yêu cầu các nhóm làm bài tập trong phiếu học tập:
+ Nhóm 1: Câu 5 + Nhóm 2: Câu 6 + Nhóm 3: Câu 7 + Nhóm 4: Câu 8
- Tổ chức cho các nhóm lên trình bày kết quả qua bảng phụ.
- Tổ chức cho HS thảo luận nhóm. -GV nhận xét, chữa bài. Mở đáp án. - Làm việc nhóm: + Nhóm 1: + Nhóm 2: a) (1)CH2O2 phải là axit:HCOOH → (2)C2H4O2 : CH3COOH (3)C3H4O2: CH2=CH-COOH b)* Dùng dd Br2 nhận biết được (3). * Dùng dd AgNO3/NH3: nhận biết được (1); còn lại là (2). + Nhóm 3: a) CH2FCOOH>CH2ClCOOH> CH2ClCH2COOH. b) CCl3COOH>CHCl2COOH> CH2ClCOOH>CH3COOH + Nhóm 4:
Mol CH3COOH =mol C2H5COOH = 0,05.
Mol C2H5OH = 0,125. →C2H5OH dư.
→n mỗi este = 0,05 Mà hiệu suất 80% → n mỗi este = 0,04 mol. →meste= 7,6 g.
Hoạt động 4. Bài tập trắc nghiệm.
- Yêu cầu các nhóm làm bài tập trong phiếu học tập:
+ Nhóm 1: Câu 9 + Nhóm 2: Câu 10 + Nhóm 3: Câu 11 + Nhóm 4: Câu 12
- Tổ chức cho các nhóm lên trình bày kết quả qua bảng phụ.
- Tổ chức cho HS thảo luận cả lớp. -GV nhận xét, chữa bài.
Mở đáp án.
Đai diện các nhóm trả lời: + Nhóm 1: Câu 9A
+ Nhóm 2: Câu 10D + Nhóm 3: Câu 11B + Nhóm 4: Câu 12C
GV nhận xét đánh giá hoạt động các nhóm về kết quả, tinh thần thái độ làm việc nhóm (khen, nhắc nhở).
Dặn dò, BTVN: BT SGK/ 259,260: 1-9. Chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm
- Đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phương pháp grap, lược đồ tư duy và khả năng áp dụng chúng trong bài luyện tập.
- Kiểm nghiệm tính phù hợp của hệ thống bài tập đã lựa chọn và xây dựng.
3.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sư phạm.
- Thiết kế kế hoạch bài dạy thực nghiệm có sử dụng phương pháp Grap, lược đồ tư duy trong tổ chức hoạt động học tập của học sinh.
- Chọn đối tượng, địa bàn thực nghiệm.
- Thực hiện bài dạy thực nghiệm, tiến hành kiểm tra đánh giá sau giờ dạy. - Xử lí thống kê kết quả bài dạy thực nghiệm sư phạm.
- Đánh giá tính hiệu quả của phương pháp grap, lược đồ tư duy trong bài học
- Kết luận về cách thức xây dựng grap, lược đồ tư duy và phương pháp sử dụng trong dạy học phần kiến thức cần nhớ của bài luyện tập.
3.3. Nội dung thực nghiệm:
Thực nghiệm hai bài luyện tập phần hữu cơ trong chương trình và SGK hóa học 11 nâng cao cụ thể là:
Bài 49: Luyện tập: So sánh đặc điểm cấu trúc và tính chất của hiđrocacbon thơm với hiđrocacbon no và không no.
Bài 56: Luyện tập: Ancol, phenol
3.4. Phương pháp thực nghiệm: Chúng tôi tiến hành theo phương pháp đối chứng và theo các bước sau: pháp đối chứng và theo các bước sau:
HS lớp 11 A6 (45 HS) (lớp thực nghiệm ) và HS 11A4 (45HS) ( lớp đối chứng) trường THPT Khoái Châu – Hưng Yên.
HS lớp 11 A7 (45 HS) (lớp thực nghiệm ) và HS 11A8 (45HS) ( lớp đối chứng) trường THPT Nguyễn Siêu– Hưng Yên.
- Phương pháp đánh giá chất lượng bài học: Dựa vào bài kiểm tra 15 phút.
3.5. Tiến hành thực nghiệm:
Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm như sau:
1. Xin ý kiến nhận xét, đánh giá chất lượng các grap và lược đồ tư duy đã xây dựng chương 2 trong khóa luận của GV giảng dạy bộ môn hóa học tại trường: THPT Khoái Châu – Hưng Yên; THPT Nguyễn Siêu– Hưng Yên trong năm học 2010-2011.
2. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại hai lớp của trường THPT Khoái Châu – Hưng Yên và hai lớp của trường THPT Nguyễn Siêu – Hưng Yên
- Tiến hành giảng dạy bằng lược đồ tư duy có vận dụng bài tập đã xây dựng vào tiết dạy ở lớp 11A6 và giảng dạy bình thường ở lớp 11 A4 THPT Khoái Châu – Hưng Yên.
Tiến hành giảng dạy bằng lược đồ tư duy có vận dụng bài tập đã xây dựng vào tiết dạy ở lớp 11A7 và giảng dạy bình thường ở lớp 11 A8 THPT Nguyễn Siêu – Hưng Yên
- Sau mỗi tiết dạy ở hai lớp đều cho làm bài kiểm tra 15 phút như nhau và thang điểm cho từng bài là như nhau.
( Đề bài và đáp án của bài kiểm tra được trình bày ở phần phụ lục )
Các lớp thực nghiệm và đối chứng được chọn ở mỗi trường đều tương đương nhau về trình độ và khả năng học tập.
3.6 Kết quả thực nghiệm sư phạm
Tại trường: THPT Khoái Châu – Hưng Yên
Lớp 11A6 (Lớp thực nghiệm) Lớp 11A4 (Lớp đối chứng)
Tỉ lệ % Số HS đạt Điểm Số HS đạt Tỉ lệ % 8.89 4 10 1 2.2 13.33 6 9 4 6.67 31.11 14 8 8 20 40 18 7 12 31.11 4.44 2 6 8 17.78 0 0 5 4 8.89 2.22 1 4 6 6.67 0 0 3 2 4.44 0 0 2 0 2.22 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0
Bảng 1: Kết quả kiểm tra chất lượng. .( Bài 1 )
0 5 10 15 20 25 30 35 40 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 1: Kết quả kiểm tra chất lượng.( Bài 1 )
Điểm số %
Tại trường: THPT Nguyễn Siêu – Hưng Yên
Lớp 11A7 (Lớp thực nghiệm) Lớp 11A8 (Lớp đối chứng)
Tỉ lệ % Số HS đạt Điểm Số HS đạt Tỉ lệ % 11.11 5 10 2 2.22 22.22 10 9 7 15.55 31.11 14 8 8 17.77 26.67 12 7 10 22.22 4.44 2 6 12 26.67 4.44 2 5 3 6.67 2.22 1 4 0 0 0 0 3 1 2.22 0 0 2 2 4.44 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0
Bảng 2: Kết quả kiểm tra chất lượng .( Bài 2 )
0 5 10 15 20 25 30 35 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm Đối chứng
Biểu đồ 2: Kết quả kiểm tra chất lượng.( Bài 2 )
Điểm số %
3.7. Đánh giá kết quả thực nghiệm:
Việc áp dụng các biện pháp dạy học mà chúng tôi đã nghiên cứu và sử dụng đã nâng cao được kết quả học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm cao hơn so với ở lớp đối chứng. Như vậy là biện pháp mới đã có hiệu quả thực sự. Việc xây dựng lược đồ tư duy và lập grap bài học đã tạo được hứng thú rất lớn đối với học sinh, giúp các em tích cực, chủ động, sáng tạo hơn trong học tập. Nó có tác dụng giúp các em có thể tự tổng kết, khái quát hóa, đào sâu hơn nữa các kiến thức đã học. Mặt khác phương pháp này lại rất đơn giản, dễ sử dụng, ngay cả khi các em không cần dùng máy vi tính, nó tạo cho các em một phương pháp tư duy không chỉ trong giờ luyện tập môn hóa học mà cả trong từng bài học và các môn học khác.