dụng của những cổ đông lớn, của HĐQT và người quản lý trong quản trị, điều hành NHTMCP
Như đã phân tích, việc tìm cách tối ưu hóa lợi ích khi tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nói chung luôn là một mục tiêu tất yếu của mỗi cá nhân, tổ chức. NHTMCP là loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp do tính chất đối vốn và số lượng cổ đông lớn, quy mô hoạt động lớn. Chính điều này quyết định đến cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Tuy được thành lập bởi các sáng lập viên, song sau khi cổ phần được phát hành, các sáng lập viên đó phải chia sẻ quyền lực với các cổ đông khác. Mặc dù vậy, sự khác nhau về phân chia cổ phần trong ngân hàng đã đưa đến vai trò, địa vị, quyền lợi của mỗi cổ đông là khác nhau. Từ đó có cổ đông lớn và cổ đông nhỏ (hay còn gọi là cổ đông thiểu số). Đã xuất hiện xu hướng những cổ đông lớn, người quản lý lạm dụng quyền lực của mình để tìm cách trục lợi cá nhân mà không quan tâm đến hoạt động chung của ngân hàng hoặc phớt lờ lợi ích của cổ đông khác. Thậm chí trên thực tế đã có trường hợp lợi dụng ảnh hưởng của mình để chi phối hoạt động của ngân hàng, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để thu lời bất chính mà điển hình nhất là trường hợp của Nguyễn Đức Kiên và NHTMCP Á Châu (ACB) năm 2013.
Chính vì vậy, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực của cổ đông lớn và người quản lý là vấn đề cần phải được coi trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của những cổ đông nhỏ, qua đó làm lành mạnh hóa các hoạt động quản trị, điều hành kinh doanh của ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP cần có những quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể là:
Một là, cần nâng cao tính độc lập, và vai trò của BKS hoặc thành viên HĐQT độc lập. Đây là cơ quan có chức năng kiểm soát quản trị nội bộ của NHTMCP. Việc nâng cao tính độc lập, tính chuyên nghiệp và hiệu lực của
89
BKS và thành viên HĐQT độc lập là một trong những giải pháp cơ bản và chủ yếu để ngăn ngừa sự lạm quyền của HĐQT, cổ đông lớn hoặc người quản lý ngân hàng. Pháp luật hiện hành cũng đã chú ý đến vấn đề này song còn chưa triệt để. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và mới nhất là Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của BKS, song lại chưa quy định về cơ chế, chế tài khi những cơ quan khác không chấp hành khi BKS thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
Mặt khác, xét về mặt pháp lý thì thành viên BKS do chính ĐHĐCĐ bầu và miễn nhiệm; nhưng trên thực tế BKS thường do chính các thành viên HĐQT chỉ định, mà thành viên HĐQT thường cũng chính là những cổ đông lớn; và họ tự bầu cho mình làm thành viên HĐQT và đồng thời có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn và bầu thành viên BKS. Và như vậy, thành viên BKS là không hoàn toàn độc lập, họ sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định từ HĐQT hoặc người điều hành. Họ cũng không phải là người có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nghề nghiệp; không chuyên trách kiểm soát nội bộ ngân hàng. Có thể nói, trong nội bộ ngân hàng họ sẽ có vị thế và cả uy tín thấp hơn so với thành viên HĐQT và người điều hành. Vì vậy, BKS trên thực tế khó hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ như luật định và trở nên hình thức.
Hai là, tăng cường vai trò giám sát của cổ đông. Pháp luật có thể xem xét để quy định bổ sung quyền chất vấn của cổ đông cũng như cơ chế đảm bảo thực thi quyền đó. Điều này được thực hiện sẽ góp phần làm tăng khả năng giám sát điều hành của cổ đông, giúp ngăn chặn sớm hành vi gây thiệt hại cho ngân hàng của người quản lý. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện quy định trách nhiệm đối với người quản lý thông tin khi người này ngăn cản việc thực thi quyền tiếp cận thông tin của cổ đông cũng như quy định thêm quyền khởi kiện của cổ đông khi họ bị vi phạm quyền tiếp cận thông tin.
90 KẾT LUẬN
Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTMCP nói riêng đang dần hội nhập sâu vào cộng đồng tài chính, ngân hàng quốc tế và đã vượt qua những biến động bất thường từ bên ngoài, điển hình là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và suy thoái toàn cầu hiện nay, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Những hạn chế về quản trị ngân hàng hiện nay là một tất yếu, phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước và bảo đảm sự an toàn cho hệ thống tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, những hạn chế này chỉ là tạm thời và chắc chắn sẽ được khắc phục trong tương lai cùng với sự phát triển của nền tài chính và hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như yêu cầu hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Những nghiên cứu đóng góp về vấn đề quản trị, điều hành ngân hàng rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cho công tác giảng dạy, hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng như các nhà hoạch định chính sách phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quản trị, điều hành NHTMCP theo hướng phù hợp các chuẩn mục quốc tế, dự liệu tình hình phát triển của các NHTMCP và thị trường tài chính sẽ tạo ra một hành lang pháp lý bền vững, an toàn cho hoạt động của NHTMCP Việt Nam, góp phần nâng cao nặng lực cạnh tranh của các NHTMCP VIệt Nam trên thị trường tài chính – ngân hàng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những điểm yếu lớn nhất của hệ thống NHTMCP Việt Nam là năng lực quản trị, điều hành. Nguyên nhân là do các ngân hàng chưa có kinh nghiệm, hơn nữa pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP còn yếu, chưa thống nhất. Vì vậy, pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP cần sớm được hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra một hành lang pháp lý ổn định cho
91
hoạt động của các NHTMCP, định hướng và giúp các NHTMCP xây dựng bộ máy hiệu quả, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của mình. Bằng việc khảo sát thực trạng về pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam, Luận văn đã phân tích, đánh giá, luận giải những ưu điểm cũng như một số bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này; làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam trong thời gian tới.
92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Ngọc Bích (2007), Mô hình quản trị trong công ty đại chúng,
Bài tham luận tại buổi hội thảo Chuyển đổi mô hình quản trị trong công ty đại chúng do Thời báo kinh tế Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu phối hợp tổ chức, ngày 06/3/2007, Hà Nội.
2. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng. Hà Nội.
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 về đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký chuyển đổi giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. Hà Nội.
4. Chính phủ (2009), Nghị định 59/2009/NĐ-CP ngày 16/07/2009 về tổ chức và hoạt của ngân hàng thương mại. Hà Nội.
5. Stijn Claessens (2010), Tại sao quản trị doanh nghiệp lại quan trọng với Việt Nam: Tầm quan trọng với ngân hàng, Hội nghị bàn tròn Châu
Á về quản trị doanh nghiệp do OECD phối hợp WB tổ chức.
6. Bùi Xuân Hải (2011), Luật doanh nghiệp bảo vệ cổ đông, pháp luật và thực tiễn, Nxb.Chính trị Quốc gia.
7. Bùi Xuân Hải (2011), Một số vấn đề về mô hình quản trị công ty trên thế giới và Việt Nam, Hội thảo “Pháp luật về quản trị công ty: Những
vấn đề lý luận và thực tiễn” tại Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học quốc gia TP.HCM, 12/2011.
8. Bùi Xuân Hải (2006), So sánh cấu trúc quản trị nội bộ của CTCP Việt Nam với các mô hình điển hình trên thế giới, Tạp chí Khoa học pháp lý,
93
9. Khúc Quang Huy (Biên dịch) (2008), Basel II, sự thống nhất quốc tế về đo lường và các tiêu chuẩn vốn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
10. Trịnh Thanh Huyền (2009), Vấn đề quản trị ngân hàng thương mại ở Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
11. Cao Đình Lành (2007), Quản trị công ty cổ phần theo Luật Doanh nghiệp 2005, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ
Chí Minh.
12. Ngân hàng Nhà nước (2010), Thông tư số 06/2010/TT-NHNN ngày 26/02/2010 hướng dẫn về tổ chức, quản trị, điều hành, vốn điều lệ, chuyển nhượng cổ phần, bổ sung, sửa đổi Giấy phép, Điều lệ của ngân hàng thương mại
13. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo về Luật Kinh tế, Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
14. Phạm Duy Nghĩa (chủ biên), So sánh pháp luật về quản trị doanh nghiệp của một số nước trên thế giới – Bài học kinh nghiệm và kiến nghị giải pháp hoàn thiện pháp luật công ty ở Việt Nam, Đề tài đặc biệt
cấp Quốc gia, Mã số: QG 04.23.
15. Bùi Minh Nguyệt (2010), Bảo vệ quyền lợi của cổ đông trong công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn,
Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Hà Nội.
16. Ngô Viễn Phú (2003), Bàn về tính chất của quyền cổ đông, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, (số 12/2003).
17. Ngô Viễn Phú (2004), Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luận án Tiến sỹ Luật học, Hà Nội.
18. Quốc hội (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 07/1997/QH10 ngày 12/12/1997.
94
19. Quốc hội (2004), Luật số 20/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng.
20. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005.
21. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán số 70/2006/QH11 ngày 29/06/2006.
22. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.
23. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014
24. Quách Thúy Quỳnh (2010), Quyền của cổ đông thiểu số theo pháp luật Việt Nam, Tạp chí Luật học, tháng 4/2010, tr.19.
25. Tạp chí Ngân hàng, Họp đại hội đồng cổ đông và vốn điều lệ của ngân hàng cần được thực tiễn kiểm nghiệm, số 12/2012.
26. Lê Văn Tề, Nguyễn Thị Xuân Liễu (2003), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê, Hà Nội.
27. Văn Thanh (2011), Quản trị công ty tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, Cổng điện tử Ngân hàng Nhà nước
28. Trương Thị Nam Thắng (2008), Một số điều chỉnh khuôn khổ thể chế về quản trị công ty tại bốn nước Đông Nam Á sau khủng hoảng, Tạp chí
những vấn đề kinh tế và Chính trị thế giới, số 1 năm 2008.
29. Nguyễn Văn Thuận (2012), Đi tìm thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Thời báo kinh doanh
30. Thủ tướng Chính phủ (2012), Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015 (Ban hành kèm theo Quyết định 254/QĐ-
TTg ngày 01/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ).
31. Nguyễn Thị Phong Thủy (2009), Pháp luật về quản trị ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học
95
ngân hàng, Nxb Thống kê, Hà Nội.
33. Vũ Xuân Tiền (2007), Bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số - Những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn, Tạp chí Nhà quản lý, số 51 tháng 9/2007
34. Nguyễn Hoàng Thuỳ Trang (2008), “Bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần – So sánh giữa pháp luật Anh và pháp luật Việt Nam”,
Luận văn Thạc sỹ Luật học;
35. Cao Thị Kim Trinh (2004), Tổ chức quản lý nội bộ công ty cổ phần – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học
Luật Hà Nội.
36. Đậu Anh Tuấn (2004), Quản lý, điều hành trong công ty cổ phần ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Hà Nội.
37. Bành Quốc Tuấn & Lê Hữu Linh (2012), Khoa Luật – Đại học kinh tế -
Luật ĐHQG TP.Hồ Chí Minh, Hoàn thiện cơ chế bảo vệ cổ đông thiểu số trong công ty cổ phần, Tạp chí phát triển và hội nhập
38. Lê Văn Tư (2004), Quản trịngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính.
39. Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2010), Các nguyên tắc tăng cường quản trị công ty đối với các tổ chức ngân hàng
40. Võ Tấn Hoàng Văn (2012), Quản trị ngân hàng, các vấn đề cần khắc phục, http://kiemtoan.com.vn/
41. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2003), Quản trị công ty: Nâng cao năng lực cạnh tranh và tiếp cận nguồn vốn trên thị trường toàn cầu, (Sách do CIEM dịch với sự tài trợ của GTZ), Nxb Giáo thông
vận tải, Hà Nội. TIẾNG ANH
42. Henrry Hansman & Reinier Kraakman, The Essential Role of Organizational Law, Berkeley Program in Law and Economics, 1999. 43. OECD (2004), OECD Principle of Corporate Governance, 2004 Edition.
96 WEBSITES 44. http://cafef.vn/ 45. http://investor.bidv.com.vn 46. http://m.doanhnhansaigon.vn 47. http://ocd.vn/ 48. http://thoibaonganhang.vn 49. http://thongtinphapluatdansu.edu.vn 50. http://vbsp.org.vn 51. http://vi.wikipedia.org/wiki 52. http://vietstock.vn/ 53. http://vneconomy.vn/ 54. http://www.baomoi.com/ 55. http://www.ciem.org.vn 56. http://www.fetp.edu.vn 57. http://www.mof.gov.vn 58. http://www.msb.com.vn 59. http://www.oecd.org 60. http://www.sacombank.com.vn 61. http://www.saga.vn/ 62. http://www.sbv.gov.vn 63. http:// www.techcombank.com.vn/ 64. http://www.vcci.com.vn 65. http:// www.vietcombank.com.vn/ 66. http:// www.vietinbank.vn/ 67. http://www.vnba.org.vn