Bổ sung những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho các chức

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 90)

đoạn pháp triển của nền kinh tế. Vì vậy việc xây dựng, hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP phải được xác định là một quá trình liên tục, với những bước đi và giải pháp phù hợp. Việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP một mặt nhằm khác phục kịp thời những khó khăn cho việc tổ chức, vận hành NHTMCP, mặt khác phải hướng tới việc tạo dựng một hành lang pháp lý đầy đủ và phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định lâu dài của loại hình NHTMCP. Với cách tiếp cận như vậy, từ những cơ sở lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, chúng tôi cho rằng việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP cần được thực hiện theo những định hướng sau đây.

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam NHTMCP ở Việt Nam

Xuất phát từ những định hướng nêu trên, đồng thời với mục tiêu khắc phục những bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật hiện hành về quản trị điều hành NHTMCP thì việc đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khúc mắc trong vấn đề này ở Việt Nam hiện nay là cần thiết.

3.2.1. Bổ sung những quy định về điều kiện, tiêu chuẩn cho các chức danh quản trị, điều hành quản trị, điều hành

Những điều kiện, tiêu chuẩn đối với thành viên HĐQT, thành viên BKS, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) mang tính định tính như hiện nay cần phải được thay thế bằng những tiêu chuẩn được cụ thể hóa. Chủ thể quản trị, điều hành NHTMCP là những người xác định các mục tiêu phát triển của NHTMCP và đưa ra được những chính sách

85

để cụ thể hóa mục tiêu đã đề ra. Điều đó đòi hỏi chủ thể quản trị, điều hành phải có chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, quản trị kinh doanh, phải am hiểu pháp luật và có năng lực tổ chức, quản lý. Những yêu cầu này phải được tiêu chuẩn hóa bằng các văn bằng, chứng chỉ, kinh nghiệm làm việc thực tế và kết quả của những công việc trước đây. Những tiêu chuẩn về bằng cấp, kinh nghiệm làm việc cụ thể cho các chức danh quản lý, điều hành (có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật; có một thời gian nhất định làm việc trực tiếp trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính… tùy theo từng chức danh) nhằm đảm bảo năng lực chuyên môn quản trị, điều hành loại doanh nghiệp đặc biệt là NHTMCP.

Yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp là cần thiết nhưng yêu cầu này cũng phải được cụ thể hóa theo những điều kiện cụ thể. Đạo đức nghề nghiệp ở đây nên hiểu là trách nhiệm của người quản trị, điều hành thực hiện các nghĩa vụ với NHTMCP, đảm bảo đặt lợi ích của ngân hàng lên hàng đầu.

Những quy định rõ ràng về trách nhiệm, nghĩa vụ của các chủ thể quản trị, điều hành NHTMCP đảm bảo các chủ thể quản trị, điều hành không được tư lợi mà phải thực hiện các quyết định vì lợi ích của ngân hàng. Đây cũng là cơ sở để các NHTMCP ràng buộc trách nhiệm cho những người quản lý, điều hành ngân hàng.

Bên cạnh những điều kiện về chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, cần phải có quy định để đảm bảo các chủ thể quản trị, điều hành của NHTMCP có sự độc lập nhất định với nhau, đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình. Đó là những quy định về người liên quan với các chủ thể quản trị, điều hành NHTMCP như vợ, chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột.

Bên cạnh đó, cần phải quy định rõ ràng hơn điều kiện, tiêu chuẩn cũng như cách thức bố trí thành viên BKS cũng như thành viên HĐQT độc lập nhằm tránh sự thao túng hoặc những mối liên hệ không minh bạch giữa thành viên BKS,

86

thành viên HĐQT độc lập với những người khác trong ban quản trị và ban điều hành NHTMCP. Mặt khác, cần có những quy định chặt chẽ hơn nữa về chức trách, nhiệm vụ của BKS và thành viên HĐQT độc lập cũng như những chế tài

đặt ra khi những cơ quan này không hoàn thành chức trách nhiệm vụ của mình. 3.2.2. Điều chỉnh những quy định về tăng cường quyền lực cho cổ đông nhỏ

Quy định về bầu dồn phiếu tại điểm c khoản 3 Điều 104 Luật Doanh nghiệp 2005 với mục đích chính là tăng cường quyền lực cho cổ đông nhỏ nhưng để quy định này phát huy hiệu quả hơn nữa nên quy định tỷ lệ thông qua quyết định bầu thành viên HĐQT, BKS chỉ cần tuân theo quy tắc có số phiếu bầu từ cao xuống và thấp nhất phải được 25% tổng số phiếu biểu quyết của tất cả cổ đông dự họp chấp thuận. Hiện nay, tỷ lệ 65% là quá cao và Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn tiếp tục giữ tỷ lệ này. Và như vậy, cho dù bầu dồn phiếu thì cổ đông thiểu số cũng khó để mà có tiếng nói thông qua hoặc phủ quyết đối với nghị quyết của ĐHĐCĐ với tỷ lệ này.

Quyền yêu cầu BKS kiểm tra các vấn đề liên quan đến quản lý và điều hành hoạt động của công ty; được xem xét, trích lục sổ biên bản và các nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm, hàng năm và các báo cáo của BKS. Quyền thông tin này thì pháp luật cần quy định cụ thể và chi tiết hơn không chỉ là cung cấp các thông tin trong quá khứ mà cả thông tin trong tương lai như về thay đổi thị trường sản phẩm, thị trường vốn và những yếu tố khác hoặc nhóm thông tin về HĐQT như: thành viên HĐQT sở hữu bao nhiêu phần trăm trong ngân hàng và những công ty khác, năng lực kinh nghiệm của HĐQT, ai giới thiệu vào HĐQT.

3.2.3. Bổ sung những quy định pháp luật về chế độ công khai hóa, mức độ minh bạch thông tin trong quản trị, điều hành NHTMCP minh bạch thông tin trong quản trị, điều hành NHTMCP

Trong giai đoạn hiện nay, việc minh bạch hóa thông tin đang trở thành xu hướng của quản lý nhà nước và xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế và đặc biệt

87

là tài chính, công khai hóa thông tin nhất là minh bạch hóa quản trị NHTMCP có ý nghĩa không chỉ đối với việc phát triển của ngân hàng mà còn có ý nghĩa đối với cả nền tài chính. Do đó, việc bổ sung những quy định pháp luật về chế độ công khai hóa, mức độ minh bạch thông tin trong quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam hiện nay là hết sức cần thiết.

Có một thực tế hiện nay là việc công khai hóa các giao dịch và lợi ích liên quan phần nhiều mang tính hình thức. Đây là một lỗ hổng trong quản trị NHTMCP ở nước ta hiện nay, tạo cơ hội cho những người quản lý, những cổ đông lớn lạm dụng quyền và vị thế của mình để chiếm đoạt giá trị tài sản của ngân hàng một cách hợp pháp. Vì vậy, thu hẹp dần lỗ hổng này là việc làm cần thiết đối với các NHTMCP, đặc biệt là các ngân hàng nhà nước chiếm cổ phần chi phối.

Để xây dựng và thực thi được một chế độ công khai thông tin và minh bạch hóa quản trị ngân hàng, đòi hỏi có sự nỗ lực từ cả hai phía là doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước mà cụ thể ở đây là NHTMCP và NHNN. Về phía NHNN, những quy định về minh bạch hóa thông tin cần phải được xây dựng rõ ràng, hợp lý và phải được thực hiện một cách nhất quán, thường xuyên. NHNN cần có cơ chế kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý đối với những NHTMCP chưa thực hiện nghiêm chỉnh cơ chế này như công bố thiếu, hoặc sai lệch về thực trạng hoạt động của mình.

Về phía các NHTMCP cần ý thức được những thay đổi của điều kiện và môi trường kinh doanh. Cần thấy được xu thế tất yếu của việc phải công khai hóa và minh bạch thông tin trong hoạt động của mình, có như thế mới làm lành mạnh hóa mọi hoạt động của ngân hàng, tạo được sự tin tưởng, đoàn kết trong nội bộ, từ đó thu hút được các nguồn lực vào chung tay đưa hoạt động kinh doanh ngân hàng phát triển đi lên.

88

3.2.4. Bổ sung, hoàn thiện quy định pháp luật nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng của những cổ đông lớn, của HĐQT và người quản lý trong quản trị, dụng của những cổ đông lớn, của HĐQT và người quản lý trong quản trị, điều hành NHTMCP

Như đã phân tích, việc tìm cách tối ưu hóa lợi ích khi tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nói chung luôn là một mục tiêu tất yếu của mỗi cá nhân, tổ chức. NHTMCP là loại hình doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phức tạp do tính chất đối vốn và số lượng cổ đông lớn, quy mô hoạt động lớn. Chính điều này quyết định đến cơ cấu tổ chức của ngân hàng. Tuy được thành lập bởi các sáng lập viên, song sau khi cổ phần được phát hành, các sáng lập viên đó phải chia sẻ quyền lực với các cổ đông khác. Mặc dù vậy, sự khác nhau về phân chia cổ phần trong ngân hàng đã đưa đến vai trò, địa vị, quyền lợi của mỗi cổ đông là khác nhau. Từ đó có cổ đông lớn và cổ đông nhỏ (hay còn gọi là cổ đông thiểu số). Đã xuất hiện xu hướng những cổ đông lớn, người quản lý lạm dụng quyền lực của mình để tìm cách trục lợi cá nhân mà không quan tâm đến hoạt động chung của ngân hàng hoặc phớt lờ lợi ích của cổ đông khác. Thậm chí trên thực tế đã có trường hợp lợi dụng ảnh hưởng của mình để chi phối hoạt động của ngân hàng, thực hiện hành vi vi phạm pháp luật để thu lời bất chính mà điển hình nhất là trường hợp của Nguyễn Đức Kiên và NHTMCP Á Châu (ACB) năm 2013.

Chính vì vậy, ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực của cổ đông lớn và người quản lý là vấn đề cần phải được coi trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của những cổ đông nhỏ, qua đó làm lành mạnh hóa các hoạt động quản trị, điều hành kinh doanh của ngân hàng. Để thực hiện được điều đó, pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP cần có những quy định chặt chẽ hơn. Cụ thể là:

Một là, cần nâng cao tính độc lập, và vai trò của BKS hoặc thành viên HĐQT độc lập. Đây là cơ quan có chức năng kiểm soát quản trị nội bộ của NHTMCP. Việc nâng cao tính độc lập, tính chuyên nghiệp và hiệu lực của

89

BKS và thành viên HĐQT độc lập là một trong những giải pháp cơ bản và chủ yếu để ngăn ngừa sự lạm quyền của HĐQT, cổ đông lớn hoặc người quản lý ngân hàng. Pháp luật hiện hành cũng đã chú ý đến vấn đề này song còn chưa triệt để. Cụ thể, Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Các tổ chức tín dụng 2010 và mới nhất là Luật Doanh nghiệp 2014 đã quy định về quyền hạn và nghĩa vụ của BKS, song lại chưa quy định về cơ chế, chế tài khi những cơ quan khác không chấp hành khi BKS thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Mặt khác, xét về mặt pháp lý thì thành viên BKS do chính ĐHĐCĐ bầu và miễn nhiệm; nhưng trên thực tế BKS thường do chính các thành viên HĐQT chỉ định, mà thành viên HĐQT thường cũng chính là những cổ đông lớn; và họ tự bầu cho mình làm thành viên HĐQT và đồng thời có ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn và bầu thành viên BKS. Và như vậy, thành viên BKS là không hoàn toàn độc lập, họ sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định từ HĐQT hoặc người điều hành. Họ cũng không phải là người có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm nghề nghiệp; không chuyên trách kiểm soát nội bộ ngân hàng. Có thể nói, trong nội bộ ngân hàng họ sẽ có vị thế và cả uy tín thấp hơn so với thành viên HĐQT và người điều hành. Vì vậy, BKS trên thực tế khó hoàn thành được chức năng, nhiệm vụ như luật định và trở nên hình thức.

Hai là, tăng cường vai trò giám sát của cổ đông. Pháp luật có thể xem xét để quy định bổ sung quyền chất vấn của cổ đông cũng như cơ chế đảm bảo thực thi quyền đó. Điều này được thực hiện sẽ góp phần làm tăng khả năng giám sát điều hành của cổ đông, giúp ngăn chặn sớm hành vi gây thiệt hại cho ngân hàng của người quản lý. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện quy định trách nhiệm đối với người quản lý thông tin khi người này ngăn cản việc thực thi quyền tiếp cận thông tin của cổ đông cũng như quy định thêm quyền khởi kiện của cổ đông khi họ bị vi phạm quyền tiếp cận thông tin.

90 KẾT LUẬN

Hệ thống ngân hàng Việt Nam nói chung và các NHTMCP nói riêng đang dần hội nhập sâu vào cộng đồng tài chính, ngân hàng quốc tế và đã vượt qua những biến động bất thường từ bên ngoài, điển hình là khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và suy thoái toàn cầu hiện nay, đóng góp tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Những hạn chế về quản trị ngân hàng hiện nay là một tất yếu, phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng trong nước và bảo đảm sự an toàn cho hệ thống tài chính, ngân hàng. Tuy nhiên, những hạn chế này chỉ là tạm thời và chắc chắn sẽ được khắc phục trong tương lai cùng với sự phát triển của nền tài chính và hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng như yêu cầu hội nhập vào thị trường tài chính quốc tế. Những nghiên cứu đóng góp về vấn đề quản trị, điều hành ngân hàng rất có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn cho công tác giảng dạy, hoạt động kinh doanh của các NHTM cũng như các nhà hoạch định chính sách phát triển hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về quản trị, điều hành NHTMCP theo hướng phù hợp các chuẩn mục quốc tế, dự liệu tình hình phát triển của các NHTMCP và thị trường tài chính sẽ tạo ra một hành lang pháp lý bền vững, an toàn cho hoạt động của NHTMCP Việt Nam, góp phần nâng cao nặng lực cạnh tranh của các NHTMCP VIệt Nam trên thị trường tài chính – ngân hàng. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), một trong những điểm yếu lớn nhất của hệ thống NHTMCP Việt Nam là năng lực quản trị, điều hành. Nguyên nhân là do các ngân hàng chưa có kinh nghiệm, hơn nữa pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP còn yếu, chưa thống nhất. Vì vậy, pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP cần sớm được hoàn thiện trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo ra một hành lang pháp lý ổn định cho

91

hoạt động của các NHTMCP, định hướng và giúp các NHTMCP xây dựng bộ máy hiệu quả, nâng cao năng lực quản trị, điều hành của mình. Bằng việc khảo sát thực trạng về pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam, Luận văn đã phân tích, đánh giá, luận giải những ưu điểm cũng như một số bất cập, hạn chế của các quy định pháp luật trong lĩnh vực này; làm cơ sở để đề xuất những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật về quản trị, điều hành NHTMCP ở Việt Nam trong thời gian tới.

92

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Ngọc Bích (2007), Mô hình quản trị trong công ty đại chúng,

Bài tham luận tại buổi hội thảo Chuyển đổi mô hình quản trị trong công ty đại chúng do Thời báo kinh tế Sài Gòn và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu phối hợp tổ chức, ngày 06/3/2007, Hà Nội.

2. Bộ Tài Chính (2012), Thông tư số 121/2012/TT-BTC ngày 26/07/2012 quy định về quản trị công ty áp dụng cho công ty đại chúng. Hà Nội.

3. Chính phủ (2006), Nghị định số 101/2006/NĐ-CP ngày 21/09/2006 về

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản trị, điều hành ngân hàng thương mại cổ phần ở việt nam (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)